[địa 9] 1 số cau hỏi

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ tại sao nền công nghiệp VN kém phát triển? nêu biện pháp phát triển công nghiệp?
2/ đặc điểm các trung tâm kinh tế (nói cách khác: tại sao 2 trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và ĐBSH)?
3/ đặc điểm công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện?
4/ vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp?
những câu hỏi này mình làm ko được hoàn chỉnh. mọi người giúp mình với! gấp nhé
 
B

byakura

2.
hai trung tâm lớn là TP.HCM và đồng bằng sông Hồng vì
-Vị trí địa lí thuận lợi ( là 2 vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc và miền Nam).
- Điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc phát triển (đất, khí hậu, nguồn nước,...)
-Dân số đông, trình độ tiếp thu kiến thức cao
-Cơ sở hạ tầng phát triển, hiện đại. Là 2 đầu mối giao thông vận tải và thông tin liên lạc lớn nhất cả nước
- Lịch sử khai thác lâu đời
-Tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, lớn hàng đầu. Là 2 trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất nước.
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nhiều điều kiện phát triển du lịch
- Được sự quan tâm của nhà nước và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
 
B

byakura

Công nghiệp chế biến lương thực chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta vì:
- Nước ta là nước chuyên phát triển nông nghiệp
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển cây nông nghiệp
- Hầu hết các đồng bằng trên cả nước đều trồng cây lương thực
- Người dân có n` kinh nghiệm trong sản xuất
- Nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực
Nông nghiệp phát triển => công nghiệp chế biến lương thực theo đó mà phát triển
 
B

byakura

-Công nghiệp nguyên liệu và điện là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Có nhiều điều kiện để phát triển:
+ Nguồn nước dồi dào, nhiều sông có độ dốc lớn => phát triển thuỷ điện
+ Nguồn nguyên liệu chất đốt như dầu khí, than phong phú => phát triển nhiệt điện
+ Vị trí địa lí và khí hậu tạo ta nhiều điều khiện thuận lợi để phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
+ Công nghiệp năng lượng và điện phân bố gần như rộng khắp cả nước, tập trung nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ
-Mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
 
K

kute2linh

4

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao vì:

* Có thế mạnh lâu dài:
- Có nguồn nhiên liệu tại chổ phong phú
+ Từ ngành trồng trọt:
Lương thực: diện tích cây lương thực 8,4 triệu ha, trong đó 7,3 triệu ha trồng lúa. Sản lượng lương thực 39,5 triệu tấn, trong đó lúa chiếm 35,8 triệu tấn. Sản lượng ngô 3,8 triệu tấn. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xây xát.
Cây công nghiệp hàng năm: diện tích mía 266 nghìn ha và trên 14,7 triệu tấn, lạc 270 nghìn ha và 485 nghìn tấn, đậu tương 203 nghìn ha và 292 vạn tấn.
Cây công nghiệp lâu năm: chè búp 118 nghìn ha và 534 nghìn tấn, cà phê 491 nghìn ha và 768 nghìn tấn cà phê nhân, điều 328 nghìn ha và 332 nghìn tấn, dừa 132 nghìn ha và 972 nghìn tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm (chè, đường, cà phê, dầu thực vật,…)
Rau và cây ăn quả: nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp rau quả,….
+ Từ ngành chăn nuôi:
Đàn gia súc và gia cầm khó đông: đàn lợn 27,4 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con, đàn bò 5,5 triệu con, gia cầm 220 triệu con (2005).
Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thịt, sữa, pho mát, bơ,….
+ Từ ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản:
Nước ta có tiềm năng lớn: vùng biển rộng trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, phong phú về số loài cá tôm.
Là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho CNCB thủy hải sản.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
+ Trong nước: đông dân, mức sống ngày càng tăng, là thị trường rộng lớn, tạo động lực cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh.
+ Xuất khẩu: nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, điều, chè, cá ba sa, tôm đông lạnh,….Xuất khẩu sang thị trương khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật Bản,…
- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển:
+ Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản đã xuất hiện với công nghệ hiện đại.
+ Phân bố tập trung tại các thành phố lớn, đông dân hoặc các vùng nguyên liệu.
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Kinh tế:
+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước, góp phần tích lũy cho xã hội.
+ Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng.
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.
 
B

byakura

1.
- Khí hậu thất thường, hay xảy ra n` thiên tai
- Nguồn nguyên liệu khoáng sản cung cấp cho công nghiệp dần bị cạn kiệt
- Thiếu lao động có trình độ cao, thể lực kém
- Đường lối chính sách cải tổ chưa được áp dụng hiệu quả
- Chiến tranh kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển
- Phát triển công nghiệp không đồng đều giữa các vùng.
- Hiệu quả đầu tư và trình độ khoa học kĩ thuật thấp
-Sự hợp tác, liên kết trong phát triển công nghiệp còn yếu.
Giải pháp
- Tăng cường dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cai
Khai thác triệt để lợi thế trong nước và cơ hội quốc tế; Tham gia chủ động và hiệu quả vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và quốc tế; Thu hút đầu tư có chọn lọc; Huy động tối ta mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; Phát triển các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, quy trình công nghệ hiện đại; Làm nền tảng quan trọng cho hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia; Gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
 
Top Bottom