Địa địa 8

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
trình bày hiểu biết về 1 cơn bão việt nam
a) Hoạt động của bão ở Việt Nam:

-Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.

- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.

-Trung binh mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.

b)Hậu quả của bão ở Việt Nam

- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một cơn bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới lên 500 - 600mm.

-Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể làm lật úp tàu thuyền.

- Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng nước biển. Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...

c)Biện pháp phòng chổng

- Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

- Khi có bão, các tàu thuyền trốn biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.

- Vùng ven biển cần cũng cố công trình đê biển.

- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.



Nguon: loigiaihay Hay nhớ like!
 
  • Like
Reactions: Toshiro Koyoshi

huubay

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
404
65
74
20
Hải Dương
trường học
1 cơn bão cụ thể chứ còn chung chung thế này mình tìm ở google có nhiều
 

Cù Chuầy

Học sinh
Thành viên
9 Tháng mười 2017
107
62
21
20
Hà Tĩnh
trình bày hiểu biết về 1 cơn bão việt nam

Bão hình thành như thế nào?
Bão chỉ hình thành ở khu vực đại dương nhiệt đới ấm áp, nơi nhiệt độ nước ít nhất là 26 độ C. Chính không khí ấm áp, ẩm và gió hội tụ gần xích đạo là “nhiên liệu” để bão hoạt động. Một cơn bão hình thành bao giờ cũng xuất hiện những cơn mưa dông và những trận gió lốc rất mạnh do sự chênh lệch áp suất không khí giữa áp cao lạnh giữa những đám mây mưa và bầu không khí nóng xung quanh. Và khi hai cơn mưa dông gặp nhau những luồng gió khí luân chuyển lên xuống không ngừng làm khí lạnh bị đẩy xuống thấp và khí nóng bị đẩy lên cao. Nước càng nóng, quy trình này càng nhanh và gió tăng tốc. Khi đó, ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ. Khi lực xoay đủ lớn thì một cơn bão sẽ hình thành
Bão hoạt động như thế nào?
Khi đã hình thành, một cơn bão sẽ được tiếp năng lượng khi nó di chuyển qua đại dương, hút không khí nóng, ẩm nhiệt đới từ bề mặt và nhả ra không khí lạnh ở trên cao như đang “thở”. Nhưng ngay khi đổ bộ vào đất liền, hay gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất động lượng. Đồng thời sự ma sát với địa hình gồ ghề của mặt đất làm giảm tốc độ gió và giảm độ chênh lệch áp suất khiến cơn bão làm nó suy yếu rồi dần tan.
Bão thường đến vào mùa nào và tháng nào ?
Bão thường đến vào mùa cuối thu và mùa đông .... và đến vào các tháng 7,8,9,10
 

CHÂU PHẠM

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng một 2018
3
0
1
19
Hưng Yên
THCS DỊ CHẾ
So sánh bão ở 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam xem có điểm gì giống và khác nhau? Giải thích tại sao lại có sự khác , giống nhau đó?
 

duthichuc04@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng chín 2017
150
52
41
20
Hà Nội
trường trung cơ sở chu văn an
là sao mình không hiểu bão thì có nhiều bão mà mỗi cơn bão mỗi kiểu sao biết nói để giải thích
 

phongtn2003@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng bảy 2017
336
528
129
21
Hà Nội
trình bày hiểu biết về 1 cơn bão việt nam
Bão hình thành như thế nào?
Bão chỉ hình thành ở khu vực đại dương nhiệt đới ấm áp, nơi nhiệt độ nước ít nhất là 26 độ C. Chính không khí ấm áp, ẩm và gió hội tụ gần xích đạo là “nhiên liệu” để bão hoạt động. Một cơn bão hình thành bao giờ cũng xuất hiện những cơn mưa dông và những trận gió lốc rất mạnh do sự chênh lệch áp suất không khí giữa áp cao lạnh giữa những đám mây mưa và bầu không khí nóng xung quanh. Và khi hai cơn mưa dông gặp nhau những luồng gió khí luân chuyển lên xuống không ngừng làm khí lạnh bị đẩy xuống thấp và khí nóng bị đẩy lên cao. Nước càng nóng, quy trình này càng nhanh và gió tăng tốc. Khi đó, ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ. Khi lực xoay đủ lớn thì một cơn bão sẽ hình thành.
Bão hoạt động như thế nào?
Khi đã hình thành, một cơn bão sẽ được tiếp năng lượng khi nó di chuyển qua đại dương, hút không khí nóng, ẩm nhiệt đới từ bề mặt và nhả ra không khí lạnh ở trên cao như đang “thở”. Nhưng ngay khi đổ bộ vào đất liền, hay gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất động lượng. Đồng thời sự ma sát với địa hình gồ ghề của mặt đất làm giảm tốc độ gió và giảm độ chênh lệch áp suất khiến cơn bão làm nó suy yếu rồi dần tan.
Mùa bão và các cấp độ bão?
Hàng năm, trên thế giới có hàng trăm cơn bão nhỏ ở các vùng nhiệt đới bao quanh xích đạo và chỉ khoảng 40 và 50 trong số các cơn bão này phát triển thành những cơn bão lớn. Ở Bắc bán cầu, mùa bão bắt đầu từ tháng 6- 11, trong khi Nam bán cầu, mùa bão bắt đầu từ tháng 1-3. Phần lớn những cơn bão hình thành trong ba vùng lớn trên trái đất: tây bắc Thái Bình Dương, nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa Đại Tây Dương và vịnh Mexico. Riêng ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam bão thường hình thành và hoạt động từ tháng 6- 10.Mỗi cơn bão rất khác nhau về kích thước vật lý. Một số cơn bão rất nhỏ chỉ có vài dải gió và mưa. Nhưng cũng có những cơn bão khác rộng hơn với hàng trăm hoặc hàng ngàn dặm. Các cấp độ của bão được chia ra làm nhiều loại tùy theo mỗi nước nhưng cơ bản được chia ra làm ba cấp độ như sau: - Áp thấp nhiệt đới: tốc độ gió nhỏ hơn 61 km/giờ.- Bão nhiệt đới: tốc độ gió của 62-118 km/giờ.- Siêu bão: tốc độ gió lớn hơn 119 km/giờ.
Một cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông (Ảnh vệ tinh)
Các thiệt hại do bão?
Các cơn bão có thể gây ra những thiệt hại kinh hoàng mà biểu hiện rõ nét nhất là các cơn mưa lớn như trút nước có thể gây ra lũ lụt tàn phá nặng nề các khu vực ở gần tâm bão. Bên cạnh đó, gió lốc rất mạnh với tốc độ cao có thể làm thiệt hại cho những công trình nhân tạo lẫn cấu trúc tự nhiên. Nếu cơn bão xảy ra trùng khớp với thủy triều cao, nó gây ra xói mòn bờ biển và gây lũ lụt nghiêm trọng cho đất liền. Ngoài ra, cơn bão cũng sinh ra các cơn lốc xoáy với tốc độ khủng khiếp nhổ bật các công trình, nhà cửa, cây cối… Đồng thời, mức độ thiệt hại bão không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của cơn bão mà còn phụ thuộc vào cách nó đổ bộ vào khu vực đó. Nếu nó tấn công ở phía bên phải sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn bên phía trái vì bên phải tốc độ gió và tốc độ của bão chuyển động bổ sung cho nhau còn ở phía bên trái, tốc độ của bão và tốc độ gió bù trừ cho nhau. Chính vì lẽ đó, sự kết hợp giữa gió, mưa và lũ lụt có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực ven biển nơi bão đổ bộ vào.
Dự báo bão như thế nào?
Ngày nay, việc dự báo bão có một vai trò vô cùng quan trọng nhằm cảnh báo người dân có thời gian để sơ tán, phòng ngừa. Để giám sát, theo dõi sự phát triển và di chuyển của bão, ngành khí tượng học sự dụng các vệ tinh viễn thám, các máy bay chuyên dụng. Trên mặt đất, có một mạng lưới các trung tâm khí tượng khu vực dưới sự chỉ đạo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), có trách nhiệm theo dõi và thông báo cho công chúng về thời tiết bất thường. Từ việc thu thập các loại thông tin về cơn bão, theo dõi tình hình mây, các mẫu không khí lưu thông, đo đạc lượng mưa, tốc độ gió , sự chênh lệch nhiệt độ…. các nhà khí tượng học dùng tất cả các dữ liệu bão mà họ nhận được để tạo ra các mô hình dự báo máy tính. Dựa dữ liệu hiện tại và thống kê dữ liệu quá khứ, những cơn bão ảo cho phép các nhà khoa học dự báo đường đi dự báo những thay đổi cường độ trước khi bão thực đổ bộ
 
  • Like
Reactions: WindyTA
Top Bottom