- 1 Tháng chín 2017
- 382
- 337
- 76
- 23
- TP Hồ Chí Minh
- Cheonan Girls' High School


TÌM HIỂU VỀ: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, có diện tích là 3.447.000 km2. Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Brunây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia. Phần biển thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển Đông, nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo, các đảo xa về phía đông Việt nam thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về cả hai mặt phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
* Đối với phát triển kinh tế:
Biển Đông được đánh giá là biển giàu có về tài nguyên:
+ Tài nguyên sinh vật: biển Đông có hơn 1000 loài có giá trị kinh tế cao. Biển Đông là khu vực có năng suất cao về đánh bắt hải sản, chiếm 10% tổng sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của toàn Thế giới
+ Về khoáng sản: biển Đông có nguồn khoáng biển phong phú: than, thiếc, titan, silicat, … đặc biệt là có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt
+ Về giao thông: biển Đông có nhiều eo biển thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông là đường giao thông huyết mạch nối Châu Á – Thái Bình Dương với Châu Âu, Châu Phi
Trong những nước có chung biển Đông, Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi hơn so với các quốc gia khác: Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km; Việt Nam sở hữu 1 triệu km2 biển Đông – rộng gấp 3 lần diện tích đất liền; Việt Nam có chủ quyền khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
Tài nguyên vùng biển và ven biển của nước ta được đánh giá rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp trên các dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và vùng biển khơi. Trên cơ sở đó, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển
Với trên 50% dân số nước ta sống ven biển, vùng ven biển nước ta đang được xây dựng với nhịp độ phát triển nhanh và sôi động. Hiện nay, kinh tế biển đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Chỉ có đẩy mạnh kinh tế biển, chúng ta mới đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực.
* Đối với an ninh quốc phòng:
_ Trong lịch sử, đã nhiều lần kẻ thù tiến hành xâm lược nước ta từ hướng biển:
+ Thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tạo dựng nên truyền thống “giỏi dùng thuyền, thạo thuỷ chiến”, nhiều chiến công vang dội đã đi vào lịch sử dân tộc
+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khi Pháp và Mỹ đều dựa vào biển để vận chuyển quân đội, vũ khí, vật chất phục vụ cho chiến tranh, thì nhân dân ta bằng nhiều thế trận rộng khắp trên biển đã đánh chìm hàng ngàn tàu địch
Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, biển Đông trở thành cánh cửa lớn để giao lưu với các nước bên ngoài, các thế lực thù địch đã lợi dụng để xâm nhập nước ta, tiến hành các hoạt động phá hoại về chính trị, kinh tế gây mất ổn định, tác động tiêu cực tới quốc phòng và an ninh ở nước ta
Điển hình nhất, hiện nay Trung Quốc đang âm mưu thực hiện lộ trình 3 bước “kiểm soát biển Đông – làm chủ biển Đông – độc chiếm biển Đông”. Để thực hiện lộ trình đó, Trung Quốc đã có nhiều hành động ngoan cố, khiêu khích trắng trợn như:
+ Nhiều lần thuê tàu nước ngoài tiến hành thăm dò, nghiên cứu, khai thác dầu khí ở vịnh Bắc Bộ (thuộc khu vực biển của Việt Nam)
+ Cho tàu thuyền đi từng tốp ngang nhiên vào đánh bắt trộm hải sản trong vùng biển nước ta
+ Tự vẽ đường lưỡi bò, mà nếu theo đường lưỡi bò này, Trung Quốc tự hoạch định cho mình tới 3/4 diện tích biển Đông
+ Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để khẳng định chủ quyền của họ ở biển Đông, làm cho nhân dân thế giới lầm tưởng về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông - trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta
+ Đặc biệt, Trung Quốc còn ngang nhiên thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý khoảng hơn 2 triệu km2 bao gồm 260 đảo và bãi đá ngầm nằm rải rác trên biển Đông. Theo Trung Quốc, thành phố Tam Sa sẽ là nơi phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, giao lưu hàng hoá, mở tuyến du lịch tham quan đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa dẫn tới sự quan tâm của thế giới. Dư luận cho rằng, việc làm của Trung Quốc đã đi trái Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc và bị các nước phản đối, nhất là Việt Nam
* Về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng: Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định huyện Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về mặt pháp lý. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ quyết định này.
Tóm lại, biển Đông đang tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó khăn, hợp tác và chống đối, bạn bè và thù địch … tất cả nhưng điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển của nước ta. Tuy nhiên cần khẳng định một lần nữa , theo công ước và luật biển quốc tế cùng với những bằng chứng lịch sử , Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ không thể tách rời của nước CHXHCN Việt Nam./.
TỪ THÔNG TIN TRÊN MÀ CÁC BN GIÚP MINK TRẢ LỜI DÙM MẤY CÂU HỎI NHA.
-Nêu hỉu bít của e, về lãnh thổ Việt Nam.
-Nêu hỉu bít về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, có diện tích là 3.447.000 km2. Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Brunây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia. Phần biển thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển Đông, nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo, các đảo xa về phía đông Việt nam thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về cả hai mặt phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
* Đối với phát triển kinh tế:
Biển Đông được đánh giá là biển giàu có về tài nguyên:
+ Tài nguyên sinh vật: biển Đông có hơn 1000 loài có giá trị kinh tế cao. Biển Đông là khu vực có năng suất cao về đánh bắt hải sản, chiếm 10% tổng sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của toàn Thế giới
+ Về khoáng sản: biển Đông có nguồn khoáng biển phong phú: than, thiếc, titan, silicat, … đặc biệt là có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt
+ Về giao thông: biển Đông có nhiều eo biển thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông là đường giao thông huyết mạch nối Châu Á – Thái Bình Dương với Châu Âu, Châu Phi
Trong những nước có chung biển Đông, Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi hơn so với các quốc gia khác: Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km; Việt Nam sở hữu 1 triệu km2 biển Đông – rộng gấp 3 lần diện tích đất liền; Việt Nam có chủ quyền khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
Tài nguyên vùng biển và ven biển của nước ta được đánh giá rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp trên các dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và vùng biển khơi. Trên cơ sở đó, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển
Với trên 50% dân số nước ta sống ven biển, vùng ven biển nước ta đang được xây dựng với nhịp độ phát triển nhanh và sôi động. Hiện nay, kinh tế biển đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Chỉ có đẩy mạnh kinh tế biển, chúng ta mới đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực.
* Đối với an ninh quốc phòng:
_ Trong lịch sử, đã nhiều lần kẻ thù tiến hành xâm lược nước ta từ hướng biển:
+ Thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tạo dựng nên truyền thống “giỏi dùng thuyền, thạo thuỷ chiến”, nhiều chiến công vang dội đã đi vào lịch sử dân tộc
+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khi Pháp và Mỹ đều dựa vào biển để vận chuyển quân đội, vũ khí, vật chất phục vụ cho chiến tranh, thì nhân dân ta bằng nhiều thế trận rộng khắp trên biển đã đánh chìm hàng ngàn tàu địch
Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, biển Đông trở thành cánh cửa lớn để giao lưu với các nước bên ngoài, các thế lực thù địch đã lợi dụng để xâm nhập nước ta, tiến hành các hoạt động phá hoại về chính trị, kinh tế gây mất ổn định, tác động tiêu cực tới quốc phòng và an ninh ở nước ta
Điển hình nhất, hiện nay Trung Quốc đang âm mưu thực hiện lộ trình 3 bước “kiểm soát biển Đông – làm chủ biển Đông – độc chiếm biển Đông”. Để thực hiện lộ trình đó, Trung Quốc đã có nhiều hành động ngoan cố, khiêu khích trắng trợn như:
+ Nhiều lần thuê tàu nước ngoài tiến hành thăm dò, nghiên cứu, khai thác dầu khí ở vịnh Bắc Bộ (thuộc khu vực biển của Việt Nam)
+ Cho tàu thuyền đi từng tốp ngang nhiên vào đánh bắt trộm hải sản trong vùng biển nước ta
+ Tự vẽ đường lưỡi bò, mà nếu theo đường lưỡi bò này, Trung Quốc tự hoạch định cho mình tới 3/4 diện tích biển Đông
+ Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để khẳng định chủ quyền của họ ở biển Đông, làm cho nhân dân thế giới lầm tưởng về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông - trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta
+ Đặc biệt, Trung Quốc còn ngang nhiên thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý khoảng hơn 2 triệu km2 bao gồm 260 đảo và bãi đá ngầm nằm rải rác trên biển Đông. Theo Trung Quốc, thành phố Tam Sa sẽ là nơi phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, giao lưu hàng hoá, mở tuyến du lịch tham quan đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa dẫn tới sự quan tâm của thế giới. Dư luận cho rằng, việc làm của Trung Quốc đã đi trái Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc và bị các nước phản đối, nhất là Việt Nam
* Về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng: Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định huyện Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về mặt pháp lý. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ quyết định này.
Tóm lại, biển Đông đang tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó khăn, hợp tác và chống đối, bạn bè và thù địch … tất cả nhưng điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển của nước ta. Tuy nhiên cần khẳng định một lần nữa , theo công ước và luật biển quốc tế cùng với những bằng chứng lịch sử , Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ không thể tách rời của nước CHXHCN Việt Nam./.
TỪ THÔNG TIN TRÊN MÀ CÁC BN GIÚP MINK TRẢ LỜI DÙM MẤY CÂU HỎI NHA.
-Nêu hỉu bít của e, về lãnh thổ Việt Nam.
-Nêu hỉu bít về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.