Địa [Địa 8]

Dương Hà Bảo Ngọc

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng chín 2017
382
337
76
22
TP Hồ Chí Minh
Cheonan Girls' High School
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TÌM HIỂU VỀ: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, có diện tích là 3.447.000 km2. Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Brunây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia. Phần biển thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển Đông, nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo, các đảo xa về phía đông Việt nam thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về cả hai mặt phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
* Đối với phát triển kinh tế:

Biển Đông được đánh giá là biển giàu có về tài nguyên:

+ Tài nguyên sinh vật: biển Đông có hơn 1000 loài có giá trị kinh tế cao. Biển Đông là khu vực có năng suất cao về đánh bắt hải sản, chiếm 10% tổng sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của toàn Thế giới

+ Về khoáng sản: biển Đông có nguồn khoáng biển phong phú: than, thiếc, titan, silicat, … đặc biệt là có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt

+ Về giao thông: biển Đông có nhiều eo biển thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông là đường giao thông huyết mạch nối Châu Á – Thái Bình Dương với Châu Âu, Châu Phi

Trong những nước có chung biển Đông, Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi hơn so với các quốc gia khác: Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km; Việt Nam sở hữu 1 triệu km2 biển Đông – rộng gấp 3 lần diện tích đất liền; Việt Nam có chủ quyền khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa

Tài nguyên vùng biển và ven biển của nước ta được đánh giá rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp trên các dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và vùng biển khơi. Trên cơ sở đó, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển

Với trên 50% dân số nước ta sống ven biển, vùng ven biển nước ta đang được xây dựng với nhịp độ phát triển nhanh và sôi động. Hiện nay, kinh tế biển đóng vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Chỉ có đẩy mạnh kinh tế biển, chúng ta mới đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực.

* Đối với an ninh quốc phòng:

_ Trong lịch sử, đã nhiều lần kẻ thù tiến hành xâm lược nước ta từ hướng biển:

+ Thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tạo dựng nên truyền thống “giỏi dùng thuyền, thạo thuỷ chiến”, nhiều chiến công vang dội đã đi vào lịch sử dân tộc

+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khi Pháp và Mỹ đều dựa vào biển để vận chuyển quân đội, vũ khí, vật chất phục vụ cho chiến tranh, thì nhân dân ta bằng nhiều thế trận rộng khắp trên biển đã đánh chìm hàng ngàn tàu địch

Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, biển Đông trở thành cánh cửa lớn để giao lưu với các nước bên ngoài, các thế lực thù địch đã lợi dụng để xâm nhập nước ta, tiến hành các hoạt động phá hoại về chính trị, kinh tế gây mất ổn định, tác động tiêu cực tới quốc phòng và an ninh ở nước ta

Điển hình nhất, hiện nay Trung Quốc đang âm mưu thực hiện lộ trình 3 bước “kiểm soát biển Đông – làm chủ biển Đông – độc chiếm biển Đông”. Để thực hiện lộ trình đó, Trung Quốc đã có nhiều hành động ngoan cố, khiêu khích trắng trợn như:

+ Nhiều lần thuê tàu nước ngoài tiến hành thăm dò, nghiên cứu, khai thác dầu khí ở vịnh Bắc Bộ (thuộc khu vực biển của Việt Nam)

+ Cho tàu thuyền đi từng tốp ngang nhiên vào đánh bắt trộm hải sản trong vùng biển nước ta

+ Tự vẽ đường lưỡi bò, mà nếu theo đường lưỡi bò này, Trung Quốc tự hoạch định cho mình tới 3/4 diện tích biển Đông

+ Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để khẳng định chủ quyền của họ ở biển Đông, làm cho nhân dân thế giới lầm tưởng về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông - trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta

+ Đặc biệt, Trung Quốc còn ngang nhiên thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý khoảng hơn 2 triệu km2 bao gồm 260 đảo và bãi đá ngầm nằm rải rác trên biển Đông. Theo Trung Quốc, thành phố Tam Sa sẽ là nơi phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, giao lưu hàng hoá, mở tuyến du lịch tham quan đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa dẫn tới sự quan tâm của thế giới. Dư luận cho rằng, việc làm của Trung Quốc đã đi trái Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc và bị các nước phản đối, nhất là Việt Nam

* Về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng: Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định huyện Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về mặt pháp lý. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ quyết định này.

Tóm lại, biển Đông đang tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó khăn, hợp tác và chống đối, bạn bè và thù địch … tất cả nhưng điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển của nước ta. Tuy nhiên cần khẳng định một lần nữa , theo công ước và luật biển quốc tế cùng với những bằng chứng lịch sử , Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ không thể tách rời của nước CHXHCN Việt Nam./.
TỪ THÔNG TIN TRÊN MÀ CÁC BN GIÚP MINK TRẢ LỜI DÙM MẤY CÂU HỎI NHA.

-Nêu hỉu bít của e, về lãnh thổ Việt Nam.
-Nêu hỉu bít về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: JinMin Young

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
-Nêu hỉu bít của e, về lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
-Nêu hỉu bít về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thường thì cái này viết theo bài văn nhé!
Việt Nam là quốc gia đầu tiên, duy nhất xác lập chủ quyền và quản lý liên tục, hòa bình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Việt Nam có vùng biển rộng, với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển có vị trí từ 15o45’ đến 17o15’ độ vĩ Bắc và 111o đến 113o độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý; Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển ở vị trí từ 6o50’ đến 12o độ vĩ Bắc và 111o30’ đến 117o20’ độ kinh Đông, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý. Đây là hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc; là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Theo nhiều cứ liệu lịch sử, đến đầu thế kỷ XVII, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là hai quần đảo vô chủ. Đến nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn đã tổ chức “đội Hoàng Sa” (lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (với khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng mỗi năm) để thu lượm hàng hóa trôi dạt trên biển, đánh bắt hải sản quý hiếm; đồng thời, đo vẽ sơ đồ, hải trình, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo. Cũng với nhiệm vụ này, vào nửa đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn tổ chức thêm “đội Bắc Hải” (lấy người thôn Tứ Chính và xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận) để tiến ra quần đảo Trường Sa. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, địa danh quần đảo Hoàng Sa liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
Thực tế này đã được các tài liệu của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lưu giữ dưới dạng: tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước cùng các bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điển hình là Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư(năm 1686) của Đỗ Bá; Phủ biên tạp lục (năm 1776) của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí (năm 1821) của Phan Huy Chú; Hải ngoại ký sự (năm 1696) của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán và An Nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Lu-ít Ta-bơ,… Đặc biệt, Việt Nam còn có các Châu bản triều Nguyễn mà các quốc gia khác không thể có được. Đó là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII) về cử các đội thuyền của Việt Nam đi khảo sát, đo đạc, khai thác và tuần phòng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các văn bản này dưới dạng chỉ dụ, đều có bút phê và đóng dấu son của nhà Vua. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định, từ thế kỷ XVII, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền cần thiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884), Chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động cụ thể củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1925 đến năm 1927, Pháp đã tổ chức điều tra về khí hậu, thổ nhưỡng, nghiên cứu mỏ và duy trì tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa. Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đã đưa quân đội ra đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Để tiện quản lý, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938). Cũng trong thời gian này, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.
Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang,… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo.
Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện trong Luật Biên giới quốc gia (năm 2003); Luật Biển Việt Nam (năm 2012); Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1994) phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 cùng các tuyên bố chính thức khác của Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
 
Top Bottom