Địa [Địa 8] Khu vực Nam Á

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 10, 11: Khu vực Nam Á.
I. Vị trí địa lí và địa hình

1. Vị trí địa lí


- Tiếp giáp:

+ khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

+ tiếp giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap, Ấn Độ Dương.

2. Địa hình

Nam Á có 3 miền địa hình:

  • Phía bắc là hệ thống dãy Himalaya cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc- đông nam.
  • Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
  • Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.
II. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

- Khí hậu: đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

  • Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.
  • Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
  • Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu nhiệt đới khô.
- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

III. Dân cư

- Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,…

- Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.

IV. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng top 10 thế giới với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ.... còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…

+ Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.

 
Top Bottom