Địa [Địa 8] Địa hình, khí hậu, cảnh quan, sông ngòi Châu Á.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

1. Vị trí địa lí, kích thước Châu Á
- Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng 44,4 triệu km2.
- Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với Châu Âu, Châu Phi và ba đại dương lớn.
- Là châu lục lớn nhất thế giới.

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
*Đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam
- Địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

*Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu.

Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
1. Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng
- Thay đổi từ bắc xuống nam.
- Thay đổi theo độ cao.
- Thay đổi từ duyên hải vào nội địa
- Phân hóa thành nhiều đới khác nhau:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới
+ Đới khí hậu cận nhiệt
+ Đới khí hậu nhiệt đới
+ Đới khí hậu Xích đạo
- Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiêu kiểu khí hậu:
+ Đới khí hậu ôn đới (ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương)
+ Đới khí hậu cận nhiệt (cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa,cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao)
+ Đới khí hậu nhiệt đới (nhiệt đới khô, nhiệt đới gió mùa)
*Nguyên nhân:
- Lãnh thổ trải dải từ cực bắc đến Xích đạo.
- Ảnh hưởng của các dãy núi.
2. Khí hậu châu Á phổ biến khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa
- Khí hậu gió mùa: 1 năm có 2 mùa gió, mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm,mưa nhiều.
+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam Á, Đông Nam Á.
+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt, ôn đới: Đông Á.
- Khí hậu lục địa: Mùa đông lạnh, khô; mùa hạ nóng, khô; lượng mưa trung bình 200-500mm; độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp; hoang mạc, bán hoang mạc phát triển. Phân bố chủ yếu ở các vùng nội địa và Tây Nam Á.


Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
1. Sông ngòi
*Đặc điểm:
- Có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều, có chế độ nước phức tạp.
- Bắc Á:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn.
+ Hướng nam - bắc.Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.
+ Chế độ nước: Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh, gây lũ lớn.
- Đông Á, Nam Á:
+ Mạng lưới sông dày đặc, nhiều sông lớn.
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, cạn vào cuối đông đầu xuân.
- Tây Nam Á, Trung Á:
+ Mạng lưới sông ngòi thưa, sông ngòi kém phát triển.
+ Chế độ nước: nguồn cung cấp nước là băng tuyết từ núi cao nên lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm.
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất....

2. Các đới cảnh quan tự nhiên
*Cảnh quan tự nhiên phân hóa đa dạng:
+ Rừng lá kim có diện tích rộng phân bố: đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia...
+ Rừng cận nhiệt: Đông Á.
+ Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á, Nam Á.
+ Hoang mạc, bán hoang mạc: Tây Nam Á, một phần Trung Á.
+ Đài nguyên: Bắc Á

3. Thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á
- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Khó khăn: Địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai.
 
Top Bottom