Địa Địa 7 - Kì II

tuananh982

Á quân kiên cường WC 2018
Thành viên
5 Tháng tư 2017
2,897
7,032
694
Quảng Trị
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NHẰM PHỤC VỤ NHU CẦU CỦA CÁC BẠN HS KHỐI 7, Đ/C MÌNH MỚI SOẠN SHARE LUÔN CHO MN THAM KHẢO:

I ~ Châu Mĩ:

1) Đặc điểm khí hậu:

a) Đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ:

- Đặc điểm:

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Giải thích:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

b) Đặc điểm khí hậu Trung và Nam Mĩ:

- Đặc điểm:

+ Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía Bắc xích đạo đến tận vòng cực Nam nên có gần như tất cả các đới khí hậu trên Trái Đất: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

+ Trong mỗi đới khí hậu do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa

- Giải thích:

+ Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam.

+ Có hệ thống núi đồ sộ từ phía Tây.

+ Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.

2) Đô thị hóa Bắc Mĩ và Nam Mĩ:

a. Giống nhau:

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

b. Khác nhau:

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

II ~ Châu Nam Cực:

1) Đặc điểm tự nhiên:

- Khí hậu, rất giá lạnh, khắc nghiệt, là châu lục lạnh nhất thế giới.

+ Nhiệt độ quanh năm dưới 0 độ C.

+ Nhiều gió bão nhất thế giới.

- Địa hình: là 1 cao nguyên băng khổng lồ, thể tích khoảng 35 triệu km3, chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới. Cao trung bình 2600m.

- Sinh vật:

+ Thực vật: không có.

+ Động vật: là những loài có khả năng chịu rét giỏi như hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi xanh.

+ Cá voi xanh là 1 trong những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Phản đối việc săn bắn các động vật quý hiếm ở châu Nam Cực.

- Khoáng sản: giàu than đá, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

2) Nguyên nhân:

- Khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt quanh năm vì:

+ Vị trí nằm ở vùng cực nên cách xa Mặt Trời.

+ Do nằm ở vùng cực nên về mùa đông buổi đêm địa cực kéo dài.

+ Mùa hạ tuy có ngày kéo dài song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyến khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể.

=> Thực vật nghèo nàn, động vật thưa thớt.

III ~ Châu Đại Dương:

1) Khí hậu lục địa Australia:

Giải thích:

Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.

IV ~ Châu Âu:

1) Đặc điểm tự nhiên:

a) Vị trí:

- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu.

- Diện tích: trên 10 triệu km2.

- Giới hạn: 36oB → 71oN.

+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.

+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương.

+ Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải.

+ Phía Đông giáp Châu Á.

- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nên nhiều vịnh và bán đảo.

b) Địa hình:

- Đồng bằng chiếm diện tích kéo dài từ Tây sang Đông gôm đồng bằng Tây Trung Âu và Đông Âu.

- Núi già nằm ở phía Bắc của châu Âu và vùng trung tâm.

- Núi trẻ: nằm ở phía Nam, điển hình như dãy An-pơ.

- Đồng bằng lớn đồng bằng Đông Âu.

2) Khí hậu, sông ngòi, thực vật:

a) Khí hậu:

- Đại bộ phận Châu Âu có khí hậu ôn đới.

- Vùng ven biển Tây Âu và phía Bắc Tây âu có khí hậu ôn đới hải dương.

- Vùng Trung và Tây Âu, phía Đông dã Scandinavia có khí hậu ôn đới lục địa (là kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất châu Âu)

- Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.

- Một diện tích nhỏ ở phái bắc vùng cực có khí hậu hàn đới.

b) Sông ngòi:

- Sông ngòi, lượng nước dày đặc.
- Các sông lớn như Đa-nuýp, Rai-nơ, Vôn-ga…

- Các con sông chủ yếu đổ ra Bắc Băng Dương, mùa đông đóng băng lâu.

c) Thực vật:

- Thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

- Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương phát triển rừng lá rộng như sồi, dẻ.

- Vùng nội địa có khi hậu ôn đới lục địa, phát triển rừng lá kim như cây thông, cây tùng.

- Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải phát triển rừng cây bụi gai.

- Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa, phát triển thảo nguyên.

3) Nguyên nhân (P1 & P2):

+ Địa hình: chủ yếu là vùng đồng bằng. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh.
+ Khí hậu: Phần lớn diện tích là ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. Do hầu hêt diện tích nằm trong môi trường ôn đới.
+ Sông ngòi: có mạng lưới sông ngòi dàu đặc, chằng chịt do yếu tố địa hình.
+ Thực, động vật: thay đổi từ Tây sang Đông, Bắc xuống Nam theo sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.

4) Khí hậu Tây Âu:

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
- Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: khí hậu ôn đới hải dương.
- Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Scandinavia: khí hậu ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: khí hậu Địa Trung Hải.

- Phần diện tích nhỏ ở phía Bắc có khí hậu hàn đới.

5) Nguyên nhân:

Tây Âu có gió biển Đại Tây Dương đưa hơi ẩm và ấm vào thì nhận được luân, khi gió biển đi sâu vào phía đông hết ẩm và ấm. Sát bờ biển Đại Tây Dương Tây Âu có dòng biển nóng điều hòa khí hậu. Nước biển giữ được nhiệt lượng tốt, khi gió sang Đông còn bị dãy Uran chặn hết hơi ẩm, đi sâu trong lục địa Đông Âu đất thu và trả nhiệt rất nhanh nên sẽ lạnh và khô hơn.
--------------------CHÚC CÁC BẠN THI TỐT----------------------
 
Top Bottom