Địa [ Địa 7 ] Địa lý 7

stellaphamvy

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tư 2017
199
241
104
18
Đồng Tháp
Trường Trung học Cơ sở Long Hậu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình bày đặc điễm khí hậu của môi trường đới ôn hoà , đới lạnh ,vùng núi.

2 Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và nước hiện nay ở đới ôn hoà như thế nào

3. Giới động thực vật thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt ở hoang mạc , đới lạnh như thế nào
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

Khánh Linh1

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười một 2017
49
20
11
21
Hà Tĩnh
THCS Phan Đình Phùng
2
Ô nhiễm không khí

Nguyên nhân

+Do sự phát triển công nghiệp

+Khí thải từ xe cộ

+Chất thải sinh hoạt

Hậu quả

+Tạo mưa axit

+lũng tầng ozôn

+Băng ở hai cực tan

Ô nhiễm nước

Nguyên nhân

Rác thải sinh hoạt

Xả nước chưa xử lý xuống sông

Hậu quả

Tạo thủy triều đen

Làm chết thực vật và động vật dưới nước

Thiếu nước sạch để xài
 

stellaphamvy

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tư 2017
199
241
104
18
Đồng Tháp
Trường Trung học Cơ sở Long Hậu
2
Ô nhiễm không khí

Nguyên nhân

+Do sự phát triển công nghiệp

+Khí thải từ xe cộ

+Chất thải sinh hoạt

Hậu quả

+Tạo mưa axit

+lũng tầng ozôn

+Băng ở hai cực tan

Ô nhiễm nước

Nguyên nhân

Rác thải sinh hoạt

Xả nước chưa xử lý xuống sông

Hậu quả

Tạo thủy triều đen

Làm chết thực vật và động vật dưới nước

Thiếu nước sạch để xài
j mà trả lời có cái v
 

Khánh Linh1

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười một 2017
49
20
11
21
Hà Tĩnh
THCS Phan Đình Phùng
3 cách thích nghi của thực vật: lá cây biến thành gai, bọc sáp. Thân cây to, hình chai hoặc thấp lùn. Rễ cây dài tỏa rộng
động vật : kiếm ăn vào ban đêm. Vùi mk trong cát, hốc đá. Di chuyển nhanh tìm thức ăn nc uống. Động vật có lớp mỡ dày, chân cao. ở đới lạnh động vật có lớp lông dày, mỡ dày, lông không thấm nước, ngủ đông
 
  • Like
Reactions: stellaphamvy

Khánh Linh1

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười một 2017
49
20
11
21
Hà Tĩnh
THCS Phan Đình Phùng
1. Đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hòa:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh với thời tiết thất thường, khó dự báo trước
- Tính đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và không gian

2 Đới lạnh
Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông dài, mưa ít chủ yếu dạng tuyết, đóng băng quanh năm
3 khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi.



 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
1.Trình bày đặc điễm khí hậu của môi trường đới ôn hoà , đới lạnh ,vùng núi.

2 Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và nước hiện nay ở đới ôn hoà như thế nào

3. Giới động thực vật thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt ở hoang mạc , đới lạnh như thế nào
Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.
- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:
+ Chông lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.
+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.
- Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.
Nguon:loptruong
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
1 -Đới lạnh:
-Nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
-Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
-Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
-Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
-ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.
-Đới ôn hòa:
-Đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hòa:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh với thời tiết thất thường, khó dự báo trước
- Tính đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và không gian
-Có 4 mùa rõ rệt:xuân,hạ,thu,đông
-mùa hạ thì nóng còn mùa đông thì không lạnh lắm
-Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
-Thời tiết thay đổi thất thường
- Vùng núi:
ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
2 * ÔNKK:

a. Hiện trạng:

Ô nhiễm nặng nề

b. Nguyên nhân:

- Do hoạt động của con người:* Khí thải khói bụi từ:

+ Phương tiện giao thông

+ Nhà máy công nghiệp

+ Chất đốt sinh hoạt

+ Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí…

c. Hậu quả:

-Tạo nên mưa axít làm chết cây cối phá hủy công thình xây dựng

- Gây bệnh về đường hô hấp.

-Tạo ra các lỗ thủng trong tầng ô dôn.

-Làm tăng hiệu ứng nhà kính.

d. Giải pháp:

- Cắt giảm khí thải

- Trồng và bảo vệ cây xanh...
*ÔNNN:
a. Hiện trạng:

Nước sông, biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

b. Nguyên nhân:

- Chất thải của công nghiệp và sinh hoạt

- Các phương tiện vận tải trên sông biển

- Rửa tàu, sự cố tàu bè chở dầu

- Tập trung đông dân cư trên một dải hẹp ven biển

- Các loại phân bón, thuốc hoá học sử dụng trong nông nghiệp

c. Hậu quả:

- Khan hiếm nước ngọt

- Gây nên hiện tượng “ thuỷ triều đen”, “ thuỷ triều đỏ ” à Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.

- Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho người và vật nuôi.


d. Biện pháp:

- Sử lý nước thải...
 
Top Bottom