Địa [Địa 6] Lỗ thủng lớn nhất tầng ozon nằm ở đâu?

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sunnyboybaby

hehe. pít òi.Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA cho biết lỗ thủng tầng ôzôn tại Nam Cực đã mở rộng tới 17,6 triệu km2 - mức lớn nhất từ trước tới nay.
nhưng cũng thanks vì câu hỏi của bạn mà mình bít thêm 1 điều rất hay
 
B

beng0c_haykh0cnhe17

Lỗ thủng lớn nhất của tầng ôdôn nằm ở đâu?
:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w

Lỗ thủng lớn nhất của tầng ôzôn nằm ở Nam Cực..
Nguyên nhân là do lớp băng phản ánh sáng, lớp ôzôn ở đây hình thành mỏng hơn ở ~ nơi khác. Hoàn lưu khí quyển đa phần khí thải công nghiệp sinh hoạt con người như CFC, CO2, CH4..


Không trả lời được phải thanks nha.
;);););););););););););)

Chị trả lời được rồi, nhưng vẫn thanks cho nhóc :D Chị rất thích thanks bài của người khác :D
Post bài nhiều hơn nữa nha :D Chị sẽ thanks nhiều cho nhóc
 
Last edited by a moderator:
L

luzabu

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cơ quan Hàng không vũ trụ NASA cho biết lỗ thủng ozôn tại nam cực đã mở rộng tới 17,6 triệu km2-mức lớn nhất từ trướt tới nay\
 
T

thiennhan12

Hoan hô ! các bạn trả lời rất hay ! Nhưng chưa biết được hết tất cả đâu!
câu hỏi: Tại sao lớp ôzôn lại bị thủng? nguyên nhân nào đã gây ra? VÀ có lương kô khí đã bị chuyển hóa thành các loại khí có hại trong tầng ozôn do tac động nào tạo nên?
trả lời đầy đủ mới là giỏi!!
 
S

strikeeagles

Phân hủy ôzôn
Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím.
Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).
Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa Đông ở Nam Cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn theo mùa.
 
C

congchuateen258

nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
 
N

ngoi_sao_bang35

Lỗ thủng lớn nhất của tầng ôzôn ở Nam Cực.Nguyên nhân chủ yếu là do con người
 
Last edited by a moderator:
L

luuhuyen68

trả lời = trích

nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p<:p
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom