Địa [Địa 6] Hướng dẫn giải bài tập

N

naruto2001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI TẬP ĐỊA LÝ LỚP 6

BÀI 7: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH TRỤC

Câu 1 : Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh

hoạt và đời sống?

Trả lời

- Trước hết, trên bề mặt Trái Đất, giờ ở mỗi kinh tuyến đều khác nhau thì trong sinh hoạt

quá phức tạp . Ngay trong khu vực nhỏ củng có giờ khác nhau .

- Nếu chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi hơn là tiện việc đi lại, giao

dịch…phát triển kinh tế, xã hội của một nước và các quốc gia trên Thế giới.

Câu 2: Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng trên Trái Đất?

- Trái Đất có dạng hình cầu nên Măt Trời chỉ chiêú sáng được một nửa Trái Đất

- Một nửa Trái Đất được chiếu sáng là ban ngày còn nửa kia không được chiếu sáng là

ban đêm

- Vì Trái đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái Đất luân phiên

được chiếu sáng và lần lượt có ngày và đêm

Câu 3: Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ , vậy mỗi khu vực giờ rộng
150 kinh tuyến ( 360: 24 = 15)

Cùng một lúc trên Trái Đất có 24 giờ khác nhau. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 khu

vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng thống nhất

Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua được coi là khu vực giờ gốc ( giờ GMT) và đánh số 0

( còn gọi là giờ quốc tế ). Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây.
Câu 4: Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7 ( Từ kinh tuyến 97,5 0 kinh Đông đến 112,5 0 kinh

Đông)

Câu 5: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Hướng tự quay: Từ Tây sang Đông.

h
- Thời gian tự quay 24 /vòng. (1 ngày đêm)

- Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng thống

nhất gọi là giò khu vực.

- Khu vực kinh tuyến gốc đi qua gọi là khu vực giờ gốc.
Chú ý cách đặt tiêu đề
[Địa lí + lớp] Lĩnh vực
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
N

naruto2001

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK 1MÔN: ĐỊA LÝ 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1: ( 3 điểm)Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
Câu 2: ( 3 điểm)Kí hiệu bản đồ là gì? Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta thường dùng những loại kí hiệu nào?
____________________________________
Đáp án:
Câu 1:Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế.-Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết khoảng cách trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa
Câu 2:Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta dung 3 loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm
+ Kí hiệu đường
+ Kí hiệu diện tích
 
N

naruto2001

Giải bài tập trắc nghiệm(bài 3)

:khi (4):1,
Bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết, chính xác cao và đầy đủ là:
Câu trả lời của bạn:
A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000.
B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50 000.
C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250 000.
D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150 000.
2,
Tỉ lệ bản đồ càng lớn, thì mức độ chi tiết của nội dung trên bản đồ càng:
Câu trả lời của bạn:
A. Rất thấp.
B. Cao.
C. Thấp.
D. Rất cao.
3,
Bản đồ tỉ lệ 1: 1 500 000 thì 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Câu trả lời của bạn:
A. 15 km.(2)
B. 1,5 km.(3)
C. Đáp án 1, 2 và 3 đều sai.
D. 150 km.(1)
4,
Muốn đo khoảng cách trên bản đồ, người ta dùng:
Câu trả lời của bạn:
A. Lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ.(3)
B. Đáp án 1, 2 và 3 đúng.
C. Tỉ lệ ghi số trên bản đồ.(2)
D. Thước tỉ lệ trên bản đồ.(1)
5,
Tỉ lệ bản đồ 1:200 000 nghĩa là:
Câu trả lời của bạn:
A. 1cm trên bản đồ ứng với 200 m ngoài thực địa.
B. 1cm trên bản đồ ứng với 2 km ngoài thực địa.
C. 1cm trên bản đồ ứng với 20 km ngoài thực địa.
D. 1 cm trên bản đồ ứng với 2000 m ngoài thực địa.
6,
1 cm trên bản đồ tỉ lệ 1: 15 000 000 tương ứng với ngoài thực địa là:
Câu trả lời của bạn:
A. 150 km.
B. 350 km.
C. 100 km.
D. 250 km.
7,
Bản đồ có tỉ lệ 1: 5 000 000, cho biết 4 cm trên bản đồ tương ứng với ngoài thực địa là:
Câu trả lời của bạn:
A. 150 km.
B. 250 km.
C. 300 km.
D. 200 km.
8,
Trong các bản đồ có tỉ lệ số sau đây, bản đồ nào thể hiện các chi tiết rõ hơn cả?
Câu trả lời của bạn:
A. 1: 1 500 000.
B. 1: 900 000.
C. 1: 750 000.
D. 1: 1 000 000.
9,
Bản đồ tỉ lệ lớn là bản đồ có tỉ lệ:
Câu trả lời của bạn:
A. 1:1 000 000.
B. Trên 1:200 000.
C. 1:2 000 000.
D. 1:200 000 đến 1:1 000 000.
10,
Tỉ lệ bản đồ cho biết:
Câu trả lời của bạn:
A. Số lần thu nhỏ trên bản đồ so với ngoài thực địa.
B. Số lần thu nhỏ ngoài thực địa so với bản đồ.
C. Số lần phóng to trên bản đồ so với ngoài thực địa.
D. Số lần phòng to ngoài thực địa so với bản đồ.
:khi (88):
 
N

naruto2001

Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học môn Địa Lí lớp 6
Hiện nay, đa số học sinh (HS) lớp 6 học tập Địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc. Thông thường để học thuộc một bài, HS thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thức cho đến khi nhớ. Cách học này thật vất vả mà hiệu quả không cao. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm HS không hứng thú học tập môn Địa lí.
Bản đồ tư duy – Mind map do Tony Buzan sáng lập là hình thức ghi chép để mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...
Khi HS lớp 6 biết cách vẽ bản đồ tư duy (BĐTD), các em sẽ phát huy tối đa khả năng tư duy của cả 2 bán cầu não (bán cầu não trái xử lí các thông tin logic, con số, đường nét, từ ngữ, phân tích… Bán cầu não phải xử lí thông tin về tưởng tượng, màu sắc, không gian, cấu trúc, nhịp điệu,… của đối tượng). Nhờ đó, các em sẽ nhớ nhanh được những kiến thức trọng tâm, những kĩ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú trong học tập và sáng tạo không ngừng.
Bài viết này trình bày những kinh nghiệm hướng dẫn HS sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học Địa lí lớp 6.
1. Ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập Địa lí
- Sử dụng BĐTD giúp HS dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học.
- Khi vẽ BĐTD, HS phải sử dụng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải để suy nghĩ vì vậy các em sẽ phát huy được tối đa khả năng tư duy của bản thân và luôn hứng thú trong học tập.
- Sử dụng BĐTD để tổng kết nội dung đã học, HS có thể vẽ thêm các nhánh mới (phát triển ý tưởng mới) theo cách hiểu của mình. Như vậy, vẽ BĐTD để tổng kết bài học giúp các em bước đầu tập nghiên cứu khoa học.
- BĐTD giúp GV và HS dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp HS nắm bắt được kiến thức qua một bản đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
- Ở cùng một nội dung kiến thức khi vẽ BĐTD mỗi HS sẽ dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt theo cách riêng của mình vì vậy vẽ BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của HS, tăng tính độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho HS.
2. Hướng dẫn HS vẽ bản đồ tư duy
Để giới thiệu BĐTD tới HS, GV có thể đưa ra một BĐTD vẽ sẵn. Ví dụ : BĐTD tổng kết bài 13 - Địa hình bề mặt Trái Đất (Địa lí lớp 6).

GV giới thiệu về bản đồ tư duy và hướng dẫn HS các bước để vẽ BĐTD như sau :
Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên hoặc vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đề của bản đồ tư duy. (Tên của chủ đề có thể là tên 1 đề mục, tên bài học).

Từ trung tâm của bản đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nội dung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ các nội dung bài học).

Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánh chính.

Sau khi giới thiệu về BĐTD, GV yêu cầu HS trình bày các kiến thức được thể hiện trên bản đồ tư duy bằng lời cho cả lớp cùng nghe.
Trong những giờ dạy tiếp theo, GV sử dụng phương pháp đàm thoại để HS cùng tham gia vẽ BĐTD. Lúc đầu có thể dùng các cụm từ ngắn để mô tả đặc điểm, ví dụ : phân loại núi theo tuổi thì có 2 loại núi là núi già và núi trẻ. Núi già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.


Sau khi HS dùng lời để mô tả đặc điểm của đối tượng, GV khuyến khích các em sử dụng hình ảnh để thể hiện đặc điểm của đối tượng, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của HS và giúp các em dễ nhớ bài học, ví dụ :

GV nên dùng phấn màu (bút màu) trong quá trình vẽ BĐTD để hình thành cho các em thói quen dùng màu sắc để thể hiện các nội dung khác nhau.
3. Hướng dẫn HS sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học Địa lí lớp 6
Tùy theo mức độ làm quen với bản đồ tư duy, mục tiêu bài học, trình độ của HS và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học bằng nhiều cách khác nhau.
3.1. Hướng dẫn HS sử dụng BĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học
Để rèn luyện kĩ năng vẽ BĐTD khi HS vẽ chưa thật sự thành thạo, GV nên sử dụng các BĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học và yêu cầu HS trình bày lại toàn bộ nội dung của bài học. Ví dụ BĐTD tổng kết bài 13. Địa hình bề mặt Trái Đất.
GV hướng dẫn HS trình tự thuyết trình BĐTD như sau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm của BĐTD. Các ý trình bày được phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá của BĐTD. HS chọn thứ tự các ý để trình bày theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Trong quá trình HS trình bày, GV nên khích lệ HS đề xuất để mở rộng nội dung của BĐTD.
Với đối tượng HS giỏi, GV có thể dùng BĐTD có những nội dung chưa hợp lí (thiếu nội dung chính, diễn đạt quá dài dòng, vẽ hình minh họa quá phức tạp hoặc không liên quan tới nội dung cần thể hiện,...) và yêu cầu HS phát hiện lỗi và chỉnh sửa lại cho hợp lí.
Dùng BĐTD vẽ sẵn giúp HS nhanh chóng nhớ được cách vẽ BĐTD và nâng cao khả năng thuyết trình nội dung đã học trước cả lớp.
3.2. Hướng dẫn HS hoàn thành BĐTD khuyết thiếu để tổng kết bài học
Khi HS đã có kĩ năng vẽ BĐTD, GV thiết kế các BĐTD khuyết thiếu để yêu cầu HS tổng kết bài học, ví dụ : BĐTD tổng kết bài 22 - Các đới khí hậu trên Trái Đất (Địa lí lớp 6).


Hoạt động dạy học sẽ được thực hiện như sau :
- GV giao nhiệm vụ cho HS : Dùng các cụm từ ngắn gọn để điền các thông tin còn thiếu và vẽ thêm hình ảnh liên tưởng cho BĐTD, sau đó trình bày trước cả lớp nội dung của BĐTD.
- Trong quá trình HS trình bày, GV có thể yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các hình vẽ liên tưởng để các HS khác có thể học tập cách sử dụng hình ảnh của bạn trong một không khí học tập vui vẻ, củng cố sự tự tin và nâng cao hiệu quả vẽ BĐTD cho HS.
Dùng BĐTD khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của HS sau bài học sẽ giúp cho GV tiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được chính xác cả phần hiểu và phần nhớ của HS đối với nội dung bài học, tránh được tình trạng học vẹt của HS.
3.3. Tổ chức HS làm việc theo cặp, nhóm để vẽ BĐTD tổng kết bài học
Để HS có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ BĐTD và tiết kiệm thời gian khi tổ chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học GV nên tổ chức vẽ BĐTD theo cặp, nhóm theo các bước sau:
Bước 1: GV chia nhóm HS (HS trong cùng nhóm có thể khác nhau về trình độ, về tính cách và năng khiếu hội họa...) và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: HS trao đổi trong nhóm để vẽ BĐTD. GV yêu cầu các HS trong nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tin với nhau. GV giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề còn gây tranh luận ở mỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung BĐTD của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét đúng sai hoặc đề xuất quan điểm của nhóm mình. GV tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày của các BĐTD.
Ví dụ : Bản đồ tư duy của HS lớp 6A5 trường THCS Nguyễn Tất Thành về đặc điểm của đồng bằng - bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất.

Tổ chức cho HS vẽ BĐTD theo cặp, nhóm sẽ tạo ra nhiều sản phẩm BĐTD khác nhau với cùng một nội dung. Qua đó, GV có thể yêu cầu HS tìm ra các phương pháp thể hiện ưu việt để các em học tập lẫn nhau cách vẽ BĐTD và động viên những nhóm HS có sản phẩm tốt.
Tổ chức HS vẽ BĐTD theo cặp, nhóm giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác với bạn để hoàn thành yêu cầu của GV. HS có cơ hội phát huy tối đa sáng tạo của mình, lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm vẽ BĐTD với bạn cùng lớp.
3.4. Sử dụng các phần mềm để vẽ BĐTD
Khi HS đã vẽ BĐTD thành thạo, GV yêu cầu HS vẽ bản đồ tư duy độc lập để tổng kết bài học. Với đối tượng HS khá giỏi GV có thể hướng dẫn HS cách download các phần mềm vẽ bản đồ tư duy trên Internet để vẽ bản đồ tư duy trên máy tính (ví dụ phần mềm Buzan's iMindMap V5 rất dễ sử dụng và tạo ra các sản phẩm bản đồ tư duy rất đẹp mắt).
GV hướng dẫn HS lần lượt làm theo các bước sau:
- Dowload phần mềm vẽ BĐTD từ Internet.
- Mở chương trình.
-> Chọn hình ảnh trung tâm cho sơ đồ : vào Browse để chọn file ảnh làm hình ảnh trung tâm.
-> Điền nội dung cho hình ảnh trung tâm (viết vào ô Enter some text for your central idea) –> bấm chọn create để hoàn thành.
-> Lấy các nhánh nội dung : Di chuột tới hình ảnh trung tâm, thấy một chấm đỏ xuất hiện, kích chuột trái vào chấm đỏ và kéo đến vị trí mong muốn, thả chuột. Để vẽ các nhánh khác chỉ việc kéo và thả,…
-> Viết nội dung vào nhánh : Di chuột vào nhánh, kích đúp chuột trái - > Nhập nội dung cho nhánh vào ô Text box.
-> Nhập nội dung cho các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề 1 cách sâu sắc: Di chuột tới phần cuối của nhánh lớn – chấm đỏ xuất hiện -> kéo, thả,….
-> Chèn hình ảnh : Chọn nhánh cần chèn - > vào Inrert, chọn Branch Image -> vào file ảnh để chọn.
……....
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học với BĐTD, GV luôn chú ý khuyến khích, động viên HS thể hiện sự sáng tạo của bản thân và tránh mắc các lỗi sau :
+ Sử dụng những đoạn văn quá dài để diễn đạt nội dung;
+ Ghi quá nhiều ý không cần thiết;
+ Dùng các hình vẽ quá phức tạp, không liên quan trực tiếp tới chủ đề kiến thức, làm mất nhiều thời gian.
Thực tế cho thấy các em HS lớp 6 luôn hứng thú với việc sử dụng BĐTD để tổng kết và học tập Địa lí. Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD giúp HS có thể tự mình tổng kết, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học và logic, đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả học tập Địa lí của các em ở những lớp cao hơn.
Sử dụng BĐTD để tổng kết bài học giúp GV có thể tổ chức các hoạt động dạy học theo các hình thức khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhau. BĐTD không chỉ được sử dụng để tổng kết một bài học mà còn sử dụng để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì. Ngoài ra, GV Địa lí có thể dùng BĐTD để tổ chức các hoạt động dạy học tìm hiểu kiến thức mới để nâng cao hiệu quả dạy học.
 
Last edited by a moderator:
N

naruto2001

VD về: Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học môn Địa Lí lớp 6
Nếu bạn đã học bài các đới khí hậu thì để tổng kết tư duy (dễ thuộc, nắm vững kiến thức hơn,..) thì các bạn vẽ như sau:
chúng ta vẽ hình tròn ở giữa( tùy các bạn, cần chút sáng tạo,..)ghi mục cần ghi như mình sẽ ghi các đới khí hậu, rồi chúng ta vẽ ra các nhánh là các đới khí hậu: ôn đới hàn đới nhiệt đới, sau đó chia thành các nhánh nhỏ khác là các đặc điểm của các đới, vị trí,....
Chú ý khi vẽ các bạn cần sáng tạo
 
N

naruto2001

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Các chí tuyến và các vòng cực trên trái đất:
Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên: VDTD.jpg
Lần xem: 1229
Kích thước: 59.8 KB


- Trên bề mặt trái đất có 2 đường chí tuyến.
+ Chí tuyến Bắc
+ Chí tuyến Nam

- Có 2 vòng cực trên trái đất.
+ Vòng cực Bắc
+ Vòng cực Nam.
Các vòng cực l và chí tuyến là gianh giới phân chia các vành đai nhiệt

2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.
Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên: DCT.jpg
Lần xem: 738
Kích thước: 81.2 KB


- Có 5 vành đai nhiệt
- Tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất.(1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

a) Đới nóng: (Nhiệt đới)
Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên: CDND.jpg
Lần xem: 561
Kích thước: 43.1 KB

-Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
-Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm

b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)
Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên: CND.jpg
Lần xem: 553
Kích thước: 55.5 KB

- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
-Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
- Lượng mưa TB: 500 -1000mm

c) Hai đới lạnh: (Hàn đới)
Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên: OD.jpg
Lần xem: 531
Kích thước: 73.9 KB

-Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa 500mm.
 
N

naruto2001

một số câu hỏi hay + đáp án

Vì sao Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong một môi trường nhưng Nam Phi có khí hậu ấm và diệu hơn Bắc Phi
Trả lời: Bắc Phi và Nam Phi đều có đướng chí tuyến đi ngang qua
- Vì tầm ảnh hưởng của chí tuyến ở Bắc Phi rộng hơn Nam Phi nên khí hậu của nó mang tính chất khí hậu nhiệt đới rõ hơn
- Bắc Phi có nhiều dòng biển lạnh đi ven bờ, mà dòng biển lạnh mang khối khí lạnh, khô vào đất liền, còn ở Nam Phi có một dòng biển nóng, mà dòng biển nóng thì có khối khí nóng, gây mưa, trong khi ở Bắc Phi không có nên khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn so với khí hậu Bắc Phi.
Vi Sao do muoi cua cac dong bien va Dai Duong lai khac nhau
Vì mỗi đại dương có lượng mưa, độ ẩm, sự bốc hơi và số sông đổ vào biển khác nhau nên độ mặn của muối cũng khác nhau.
dac diem khi hau cua nhiet doi la gi
Đới khí hâụ nhiệt đới (đới chính) gồm có 4 loại sau đây: khí hậu nhiệt đới lục địa, khí hậu nhiệt đới đại dương, khí hậu nhiệt đới ở bờ tây các lục địa và khí hậu nhiệt đới ở bờ đông các lục địa.
Loại khí hậu nhiệt đới lục địa được đặc trưng bởi hoạt động của khối khí nhiệt đới lục địa trong suốt năm. Khối khí này rất nóng và khô. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất lên tới 30 – 390C, tháng lạnh nhất không dưới 100C, cảnh quan đặc trưng của loại khí hậu này là hoang mạc và thảo nguyên khô.
Loại khí hậu nhiệt đới hải dương gần giống loại khí hậu xích đạo, nóng, ẩm và có biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Loại khí hậu này thường có bão.
Loại khí hậu nhiệt đới ở bờ tây lục địa thường có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn vì có dòng hải lưu lạnh chảy qua, nhưng cũng không bị khối khí lạnh cực địa tràn tới.
Loại khí hậu nhiệt đới ở bờ đông lục địa có đặc điểm nhiều mưa vì quanh năm có khối khí nhiệt đới đại dương tràn tới dưới dạng Tín phong. Lượng mưa phong phú nhất là ở những nơi có địa hình đón gió. Thảm thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, xavan và đồng cỏ.
cho biết các thành phần của không khí? vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí
Thành phần gồm các khí :
+ Nitơ ( 78%)
+ Ôxi ( 21%)
+ Hơi nước và các thành phần khí khác ( 1%)
- Vai trò của hơi nước: Là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương…(Hiện
tượng khí tượng là hiện tượng có liên quan đến thời tiết biểu hiện
trong lớp không khí). Không có lượng hơi nước thì không có các hiện
tượng khí tượng.
Lượng hơi nước và CO

tai sao phai du bao thoi tiet

Dự báo thời tiết là một ngành ứng dụng của khoa học và công nghệ để tiên đoán trạng thái và vị trí của bầu khí quyển trong tương lai gần. Loài người đã nỗ lực dự báo thời tiết một cách không chính thức từ nhiều thiên niên kỳ trước, và việc dự báo thời tiết một cách chính thức bắt đầu từ thế kỷ mười chín. Công tác dự báo thời tiết được thực hiện bằng cách thu thập số liệu về trạng thái hiện tại của bầu khí quyển và áp dụng những hiểu biết khoa học về các quá trình của khí quyển để tiên đoán sự tiến triển của khí quyển.

Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua ?
Nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều , còn nếu là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

giai thich vi sao o phia tay chau au co khi hau am ap va mua nhieu hon o phia dong
Ở phía tây có dòng biển nóng chạy ven bờ.Có gió Tây ôn đới thổi vào mang theo hơi ẩm nên hơi nước ngưng tụ gây mưa. Nằm ở khu áp thấp. Diện tích tiếp xúc với mặt biển lớn, đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh
 
N

naruto2001

Nội lực & Ngoại lực

Nội lực:
-Khái niệm :là những lực được sinh ra ở bên trong Trái đất.
- Tác động: tạo ra uốn nếp, đứt gãy, động đất, núi lửa.
- Kết quả: làm cho địa hình bề mặt Trái đất gồ ghề hơn.
Ngoại lực:
- Khái niệm: là những lực sinh ra từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động: gồm 2 quá trình phong hoá và xâm thực.
- Kết quả: san bằng những địa hình gồ ghề.
 
N

naruto2001

Trên thế giới có những loại gió nào?
-Gió tây ôn đới
- Gió tín phong
- gió đông cực

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi nào đến nơi nào?
Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí trên một quy mô lớn. Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió.
Sông là gì? Thế nào là hệ thống sông và lưu vực sông?
Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
Hệ thống sông gồm : sông chính, phụ lưu và chi lưu.
Lưu vực sông : vùng đất cung cấp nước cho sông
Nêu rõ sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
Giống nhau: là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển.

- Khác nhau: thời tiết là hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ), phạm vị nhỏ, ko ổn định ; khí hậu là các điều kiện không khí bình quân trong một thời gian dài, trở thành quy luật, phạm vi rộng, ổn định.

* Nhiệt độ

- nhiệt độ không khí do lượng nhiệt (nóng, lạnh) mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời và phản xạ trở lại vào không khí.
* Yếu tố:


a. Vĩ độ địa lí

- Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ
- Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ

b. Lục địa và đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn

c. địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo hướng phơi của sườn núi

- Ngoài các nhân tố trên, nhiệt độ không khí còn thay đổi do lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người…
Hơi nước ngưng tụ thành mây mưa như thế nào?
- Nước ở sông, hồ, biển, ... bay hơi vào không khí.
- Lên cao gặp lạnh, từ hơi nước lại biến thành những hạt nước nhỏ li ti.
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây
- Các đám mây tiếp tục bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp lại thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống thành mưa.
 
N

naruto2001

Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương



Nguyên nhân gây ra sóng :
+ Sóng biển : Chủ yếu ra do gió, gió càng mạnh thì sóng càng to.
+ Sóng thần : Do động đất, núi lửa hay bão lớn.
 
C

chungthuychung

bai tap dia ly 6: con người đã tác động xấu như thế nào đến thực vật, động vật..........................................................................................................................................................................................................................................................................@-):eek::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::rolleyes::khi (144)::khi (144)::khi (144)::khi (144)::khi (176)::khi (4):
 
Q

quangkhai2811

Con người đã có những tác động xấu đến thực vật, động vật là: Con người khai thác bừa bãi cây, phá hoại rừng cây làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể của loài, môi trường sống của loài
 
B

bm.stromray

Con người đã săn bắn,giết hại trái phép động vật.Khai thác rừng bừa bãi làm mất đi nơi sống của động vật.Thải các chất độc hại ra môi trường nước làm ô nhiễm nguồn nước--->làm cho sinh vật sống dưới nước chết.Thải các chất độc hại đầu độc động vật.Tàn phá rừng làm nương rẫy.............
 
Top Bottom