Địa [Địa 6] Hội Thiên Văn Học Mãi

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tuananh1203

Sao Kim là hành tinh thứ hai từ Mặt Trời, quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất Tên tiếng Việt của sao Kim được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 金星. Trong tiếng Anh hành tinh được đặt tên theo thần Venus (tiếng Việt là Vệ nữ), vị nữ thần của sắc đẹp và của tình yêu trong thần thoại La Mã. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo lên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim có độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh
 
T

tuananh1203

Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được phân loại thành hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Cùng với nhau, bốn hành tinh này hoặc những hành tinh ngoại hệ khác đôi khi được gọi thành những hành tinh kiểu Mộc Tinh. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này từ lâu, và được gán cho những thần thoại và niềm tin trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần.Tên Việt Nam của hành tinh này được đặt dựa vào nguyên tố mộc của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 木星 (Mộc Tinh). Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc có cấp sao biểu kiến −2,94, và là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt Trăng và Sao Kim. (Sao Hỏa thỉnh thoảng sáng hơn Sao Mộc ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất.)
 
T

tuananh1203

Các nhà thiên văn gọi Sao Mộc là cỗ máy hút bụi của Hệ Mặt Trời, bởi vì lực hấp dẫn mạnh và vị trí của nó gần nhóm bốn hành tinh phía trong. Gần đây hành tinh đã nhận một số vụ va chạm với các sao chổi. Hành tinh khổng lồ này là một lá chắn bảo vệ các hành tinh phía trong khỏi những trận bắn phá của thiên thạch. Những mô phỏng máy tính gần đây lại cho thấy Sao Mộc không làm giảm số lượng sao chổi đi vào phía các hành tinh bên trong, do hấp dẫn của nó gây nhiễu loạn quỹ đạo các sao chổi đi vào trong xấp xỉ bằng số sao chổi hút về phía nó. Vấn đề này vẫn còn gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà thiên văn học, khi một số tin rằng Sao Mộc đã hút các sao chổi từ vành đai Kuiper về phía quỹ đạo Trái Đất trong khi một số khác nghĩ rằng hành tinh này có vai trò bảo vệ Trái Đất khỏi những thiên thạch từ đám mây Oort.
 
T

tuananh1203

Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (107) đến nghìn tỷ (1012) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
 
T

tuananh1203

Trong tháng 4 có nhiều hiện tượng thiên văn thú vị như nguyệt thực ngày 26/4, mưa sao băng vào ngày 21 - 22/4, sao Thổ gần Trái Đất nhất trong năm ngày 28/4.

Chiêm ngưỡng ánh sáng đỏ kỳ bí
Nguyệt thực lần này sẽ được quan sát trong một vùng rộng lớn bao phủ một nửa địa cầu gồm châu Phi, châu Âu, châu Á, Ấn Độ Dương và Australia. Người dân Việt Nam có thể quan sát được toàn bộ hiện tượng này. Nguyệt thực không phải là hiếm xảy ra, nhưng không phải lúc nào Việt Nam cũng có thể quan sát được nguyệt thực, vì thế đây cũng là một dịp tốt để người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng ánh sáng đỏ kỳ bí của Mặt Trăng.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường thẳng, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất nên chỉ nhận được một phần ánh sáng Mặt Trời. Vì lí do này Mặt Trăng có màu đỏ nhạt khi nguyệt thực nửa tối và đỏ sẫm khi nguyệt thực toàn phần hoặc một phần. Trong hiện tượng nguyệt thực một phần trong tháng 4 này, một phần nhỏ của Mặt Trăng sẽ có màu đỏ sẫm, phần còn lại nằm trong vùng nửa tối và có màu đỏ nhạt.
 
C

chibao123hcm

Họ Và Tên: Bùi Lê Chí Bảo
Ngày Sinh: 6/10/2002
Quê quán: An Giang
Yahoo: chibao_600@yahoo.com.vn
Lí do đến với hội: ( không bất buộc ) : khám phá thiên văn học, địa lí
Chức vụ tham gia: Thành viên

À mà cho mình hỏi là khi có hiện tượng sao băng, nhật thực v.v tới thì hệ thống có cập nhật online và hiện lên không ?
 
D

depvazoi

Một số hiện tượng thiên văn kì thú đã và sẽ diễn ra trong năm 2013 này:
1. Mưa sao băng Quadrantids:
Trận mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ tối đa vào lúc cực điểm khoảng 30-40 sao băng/giờ diễn ra vào đêm mồng 3 và 4/1 (thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là sau nửa đêm mồng 3, rạng sáng mồng 4).

Trận mưa sao băng này có vùng trung tâm quan chòm sao Bootes (Mục phu/Thợ săn gấu). Một lưu ý là trăng cuối tháng sẽ là tác nhân che khuất khá nhiều sao băng của hiện tượng này.

2. Mưa sao băng Lyrids:
Trận mưa sao băng cỡ trung bình/nhỏ với mật độ không quá 20 sao băng/giờ diễn ra trong khoảng từ ngày 16-25/4. Cực điểm của nó sẽ rơi vào đêm 21 và 22. Mặt trăng sẽ làm mờ nhiều sao băng của trận mưa sao băng này, do đó con người chỉ có thể quan sát được hiện tượng này ở các khu vực thời tiết lý tưởng và mức độ ô nhiễm khí quyển thấp.

Mưa sao băng Lyrids có vùng trung tâm là chòm sao Lyra (Thiên cầm/cây đàn Lire).

3. Nguyệt thực một phần:
Hiện tượng này diễn ra vào tối ngày 25/4, có thể được quan sát thấy tại một dải rộng lớn gồm toàn bộ châu Âu, châu Phi, phần lớn châu Á và châu Đại Dương. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong khu vực có thể quan sát trọn vẹn lần nguyệt thực này.

Đây có thể coi là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2013 đối với người quan sát tại Việt Nam.
Nguyệt thực một phần

Có thể nguyệt thực một phần hôm 25/5 sẽ là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2013 đối với người quan sát tại Việt Nam.
nguyet-thuc-0-1357106704_500x0.jpg

4. Mưa sao băng Eta Aquarids:
Trận mưa sao băng cỡ nhỏ với mật độ lúc cực điểm chỉ khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Thời gian lý tưởng nhất để quan sát trận mưa sao băng này là sau nửa đêm mồng 5, rạng sáng mồng 6/5.

Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm ao Aquarius (Bảo bình/người vác bình).

5. Sao Kim và Sao Mộc gặp nhau trên bầu trời:
Tuy không phải một hiện tượng thiên văn đặc biệt, nhưng việc Sao Kim và Sao Mộc gặp nhau cũng là một điều thú vị với những người yêu thích việc quan sát khi hai đốm sáng đẹp nhất gặp nhau trên bầu rời, chỉ cách nhau chừng 1 độ.

Để quan sát, người yêu thiên văn hãy hướng ánh mắt về bầu trời phía Tây lúc hoàng hôn buông xuống, ngày 28/5.

6. Mưa sao băng Nam Delta Aquarids:
Đây là trận mưa sao băng với tâm điểm là chòm sao Aquarius với mật độ cỡ trung bình/nhỏ, khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Thời điểm lý tưởng để quan sát hiện tượng này sẽ là đêm 28 và 29 tháng 7.

7. Mưa sao băng Perseids:
Đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với mật độ khoảng 60 sao băng mỗi giờ (hoặc hơn) trong đó có rất nhiều sao băng rất sáng và dài.

Trận mưa sao băng kéo dài từ 22 /7 – 23/8 hàng năm, nhưng thời gian cực điểm rơi vào ngày 12, 13/8.

Ở thời điểm này, Mặt Trăng đầu tháng sẽ lặn trước nửa đêm, do đó vào thời điểm rạng sáng 13/8 sẽ là lý tưởng để quan sát hiện tượng này. Để quan sát, hãy nhìn về bầu trời phía Đông, nơi có chòm sao Perseus (Anh Tiên/dũng sĩ Persée).

8. Nguyệt thực nửa tối:
Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nửa tối của bóng Trái Đất, chuyển sang màu đỏ nhạt trong hiện tượng này.

Đây là nguyệt thực nửa tối duy nhất trong năm 2013 và người quan sát tại Việt Nam có thể thấy nó vào lúc hoàng hôn ngày 18 /10.

9. Mưa sao băng Orionids:
Trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm với mật độ 20-30 sao băng/giờ với nhiều sao băng khá sáng, có vùng trung tâm là chòm sao Orion (thợ săn/dũng sĩ Orion).

Thời điểm lý tưởng để quan sát trận mưa sao băng này là đêm 21 và 22/10. Trong năm nay, việc quan sát trận mưa sao băng này sẽ gặp khó khăn do sự cản trở của ánh Trăng.

10. Mưa sao băng Leonids:
Trận mưa sao băng lớn có tâm điểm ở chòm sao Leo (Sư Tử) có mật độ trung bình lên tới 40 sao băng/giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này sẽ là đêm 17, rạng sáng 18/11.

Mặc dù vậy, việc quan sát trận mưa sao băng này trong năm 2013 sẽ không được như mong muốn vì nó rơi vào đúng ngày Trăng tròn. Khi đó, ánh Trăng sẽ che mờ một lượng lớn các sao băng của hiện tượng.

11. Mưa sao băng Geminids:
Đây là một trong số hai trận mưa sao băng lớn nhất (cùng với Perseids). Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm sao Gemini (Song tử) với mật độ trên 60 sao băng mỗi giờ.

Năm 2013, Mặt Trăng sẽ gây một số cản trở trong việc quan sát hiện tượng này. Tuy vậy, đây vẫn có thể là một trận mưa sao băng đáng theo dõi. Thời điểm lý tưởng nhất cho người quan sát sẽ là rạng sáng 14/12, khi đó hãy tìm chòm sao Gemini khi đó nằm rất cao trên bầu trời. Đây cũng là hiện tượng thiên văn cuối cùng của năm 2013.

*Nguồn: net

 
C

chibao123hcm

Lịch nguyệt thực đã qua và sắp tới :
28/11/2012 Nguyệt thực nửa tối. (Có thể nhìn thấy ở Đông Á và Châu Úc).

25/4/2013 Nguyệt thực 1 phần ( Châu Âu, Á, Phi và Úc )

25/5/2013 Nguyệt thực nửa tối. (Châu Mỹ và Phi)

18/10/2013 Nguyệt thực nửa tối (châu Mỹ, Âu, Phi và Á)

15/4/2014 Nguyệt thực toàn phần (Châu Mỹ, Úc và ngoài Thái bình dương)

8/10/2014 Nguyệt thực toàn phần (Châu Mỹ, Á, Úc, Thái bình dương)

Nguồn : Internet
 
P

phuongloveminki

Họ Và Tên: Trần Lê Uyên Phương
Ngày Sinh:14-9-2000
Quê quán:Vũng Tàu
Yahoo:cute_totoro149@yahoo.com
Lí do đến với hội: ( không bất buộc )yêu thích môn địa lí và thiên văn học
Chức vụ tham gia:Hành tinh
 
T

teeiulem9x

Họ Và Tên: Đặng Thị Vân Anh
Ngày Sinh: 28-2
Quê quán: Thanh Hóa
Yahoo: không
Lí do đến với hội: ( không bất buộc )
Chức vụ tham gia: thanh viên
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom