Địa 12 Địa 12

T

trinhdethuong12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các anh chị giúp em làm câu địa này hòan chỉnh đi, em cần gấp lắm:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (Bản đồ công nghiệp chung, bản đồ công nghiệp năng lượng) và kiến thức đã học, hãy:
1/ Xác định quy mô và kể tên các nghành của từng trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
2/ Kể tên các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trong vùng Đông Nam Bộ (ghi rõ nhà mấy đó thuộc tỉnh nào)
3/ So sánh sự giống nhau và khác nhau về quy mô, cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Giải thích về sự khác nhau đó.
 
T

tiendatsc

Đây là tài liệu em tìm đc có thể có ích cho anh(chị) :
Giao thông vận tải
Đường hành không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 7 triệu khách năm hiện nay lên 15 triệu khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng hành không lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Đến năm 2010, Sân bay Quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80-100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế.
Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước. Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu Sông Đồng Nai và Sông Thị Vải. Trong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là 1 trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước.
Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông cản trở sự phát triển của Vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai: Đường cao tốc Tp HCM - Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đướng vành đai 1, 2, 3; Đại lộ Đông - Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Dây; Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu...
Đường sắt: Hiện tại chỉ có Đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực này. Để đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, một số dự án đường sắt đang được lập dự án như: Đường sắt cao tốc Tp HCM - Vũng Tàu; Các tuyến tàu điện ngầm từ Bến Thành đi An Sương, Bến xe Miền Tây, Biên Hòa đang được các công ty lớn của Đức, Pháp, Nga, Nhật khảo sát.
Khu công nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn của cả nước. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp khác như : Biên Hòa, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương,Tân Tạo... Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép...Ngoai ra cac co so cong nghiep con tap trung o Long An ( Ben Luc, Can Giuoc, Can Duoc, Thu Thua, Duc Hoa va Tan An ), Tp My Tho ( Tien Giang )
Trung tâm năng lượng
Trung tâm điện lực Phú Mỹ (BRVT) và Nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước có tổng công suất điện năng trên 30% tổng công suất điện năng cả nước, công trình khí -điện-đạm Cà Mau đang được gấp rút xây dựng để tận dụng nguồn khí đốt từ bể Nam Côn Sơn nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho vùng này Trong tương lai gần, cùng với Trung tâm điện lực Nhơn Trạch (2600 MW), Vùng này vẫn là trung tâm năng lượng quan trọng của cả nước.
Dịch vụ và thương mại
Hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng nhộn nhịp nhất nước. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung các siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.
2)Nhà máy thủy điện Trị An ở Đồng Nai,thủy điện Thác Mơ ở Bình Phước,thủy điện Cần Đơn ở Bình Phước.
Nhà máy điện Bà Rịa ở TP.Hồ Chí Minh,nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ở Vũng Tàu.
1)Có 4 trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ là :
+ TP.Hồ Chí Minh:chế biến thực phẩm,luyện kim,sân bay quốc tế,nhiệt điện,cơ khí,điện tử,đóng tàu,chế biến lâm sảncos điểm du lịch,sản xuất hàng tiêu dùng,hóa chất và vật liệu xây dựngvới quy mô rất lớn.
+ Biên Hòa:luyện kim,chế biến thực phẩm,điện tử,vật liệu xây dựng,cơ khí,chế biến lâm sản,sản xuất hàng tiêu dùng và hóa chất với quy mô lớn.
+ VũngTàu:sân bay nội địa,điểm du lịch,cơ khí,luyện kim đen,chế biến TP,sản xuất hàng tiêu dùng,hải cảng,vật liêụ xây dựng với quy mô lớn.
+ Thủ Dầu Một:điện tử,hóa chất,cơ khí,chế biến TP,vật liệu xây dựng,chế biến lâm sản,sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô lớn.
 
L

linhthitran

câu 1 :
Nhìn vào Alat :
TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp nhất ở Đông Nam Bộ gồm các ngành: sàn xuất ô tô. nhà máy nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng táu, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất.
tiếp đến là các điểm công nghiệp vừa nằm quang TP Hồ Chí Mình như Biên Hòa, Vũng tàu và cuối cùng là Bình Dương.​
Câu 2:
Thủy điện: trị An - thuộc tỉnh Đồng Nai - 400MW
Nhiệt điện:
+ Phú Mĩ - TP Hồ Chí Minh - 1090 MW
+ Ba Rịa - Bà Rịa Vũng Tàu - 328 KW
+ Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh - 165 MW
( Còn một nhà máy nhiệt điện nữa nhưng tớ không thấy trong bản đồ vì thế bạn không cần nói ra nhưng mình chỉ nói thêm thui nha Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh - 375 MW)
Câu 3
Câu này tớ hờ chẳng biết trả lời như thế nào :D
 
Top Bottom