Địa 12 Địa 12

N

ndha

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lạm phát ở mức "3 con số/ 1 con số..."?
giải thích giùm mình vấn đề này với.
đọc sách gk viết vậy mà ko hiểu. :(
Lạm phát ở mức "3 con số"- tình hình nước ta
sau chiến tranh: những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của TK XX
.............................................
 
A

aqnacm

3 con số tức là trên 100% dưới 1000%
1 con số là lạm phát dưới 10%

trên thế giới thì lạm phát 4-5 con số cũng có
 
A

arxenlupin

Lạm phát ở mức "3 con số/ 1 con số..."?
giải thích giùm mình vấn đề này với.
đọc sách gk viết vậy mà ko hiểu. :(
Lạm phát ở mức "3 con số"- tình hình nước ta
sau chiến tranh: những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của TK XX
.............................................

đây là sự thể hiện mức lạm phát của các nền kinh tế

mức lạm phát 3 con số tức là nó từ 100 % cho đến 999 % thôi, cái này đã đc gọi là siêu lạm phát rồi ấy nhỉ :D, còn 1 con số thì tức là hơn 0 và dưói 10

trên thế giới có những nc lạm phát lên đến hàng 7, 8 con số ấy chứ, như một nc châu phi nào đó thời sự mới đưa tin mấy hôm trc, lạm phát lên đến hàng triệu .... gì gì đó phần trăm, phải phát hành đồng tiền trị giá tới 1 tỷ $-) ( hình như thế ) mà chả mua đc một ổ bánh mỳ L-)
 
A

aqnacm

Lạm phát thì nổi tiếng nhất là giai đoạn cuối những năm 80 của thế kỉ trước, đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Việt Nam giai đoạn đó cũng phải đổi tiền
 
A

arxenlupin

Lạm phát thì nổi tiếng nhất là giai đoạn cuối những năm 80 của thế kỉ trước, đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Việt Nam giai đoạn đó cũng phải đổi tiền

nhớ lại hồi thập kỷ 70, với 80 hình như vn ta bị đổi tiền trên 2 lần thì phải, ko rõ :-SS
 
1

123konica

Hí hí, lại nhớ đến bài kiểm tra KTCT, tính tính toán toán 1 lúc ra lạm phát 200% đã thấy choáng váng, định ngất giữa phòng thi, chợt nhớ ra năm 86 lạm phát nhà mình hình như cũng 714%, thế là lại dậy làm bài tiếp, hí hí.

Lạm phát khoảng bao nhiêu % thì lý tưởng nhể, các nhà địa lý học? ;))
 
L

ladyfirst

Hiện nay Zimbabwe là nc có mức lạm phát cao nhất thế giới
Lạm phát của nước này đã lên tới 2.200.000%, nhưng các chuyên gia kinh tế tin rằng con số thực tế còn cao hơn thế nhiều lần


đây là 1 bài viết trên viet-numis

Zimbabwe phát hành đồng 100 tỷ đôla 21/07/2008 Với tờ bạc 100 tỷ đôla mà chính phủ Zimbabwe phát hành hôm nay, người dân địa phương chỉ mua được một ổ bánh mì.


Tờ bạc mới này được coi như một loại séc đặc biệt, nhưng với những người dân bản địa, nó còn không đủ cho một bữa ăn trưa.
“Mỗi ngày tôi tiêu dè xẻn cũng phải mất 500 tỷ đôla. Để về đến nhà, tôi cần 250 tỷ đôla. Còn với tờ bạc 100 tỷ đôla, cũng chẳng làm được gì cả”, một người dân than phiền.
Trong tháng một, tờ bạc 10 triệu đôla của Zimbabwe đã được lưu hành, không lâu sau đó tờ 50 triệu đôla ra đời, và đến tháng 6 vừa rồi, tờ bạc 10 tỷ đôla cũng được in ra.
Ngân hàng trung ương nước này thông báo tờ bạc 100 tỷ đôla chính thức được lưu hành vào ngày hôm nay.
Lạm phát của nước này đã lên tới 2.200.000%, nhưng các chuyên gia kinh tế tin rằng con số thực tế còn cao hơn thế nhiều lần.
80% dân số nước này rơi vào nghèo đói dù tất cả đều tiêu tiền tỷ. Nhờ đó Zimbabwe được coi là một trong những nước "giàu nhất" châu Phi.
Kinh tế nước này lâm vào khủng hoảng trầm trọng trong vài năm trở lại đây. Những chính sách của Tổng thống Robert Mugabe liên tục bị chê trách nhưng chưa ai tìm ra được giải pháp.
Tham nhũng, nhu cầu tích trữ ngoại tệ của người dân ngày một cao, lạm phát phi mã, khiến đồng tiền của nước này liên tục mất giá.
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2008/07/3BA04A5E/
 
A

arxenlupin

Hí hí, lại nhớ đến bài kiểm tra KTCT, tính tính toán toán 1 lúc ra lạm phát 200% đã thấy choáng váng, định ngất giữa phòng thi, chợt nhớ ra năm 86 lạm phát nhà mình hình như cũng 714%, thế là lại dậy làm bài tiếp, hí hí.

Lạm phát khoảng bao nhiêu % thì lý tưởng nhể, các nhà địa lý học? ;))

lý tưởng hiểu theo nghĩa nào

6666666666666666666666666666
 
A

aqnacm

theo 1 số quan điểm về kinh tế vĩ mô thì lạm phát ở mức 2% là đẹp

Vấn đề lạm phát có quan hệ mật thiết với các vấn đề điều chỉnh đường cung đường cầu cũng như các vấn đề về tiền lương. duy trì một mức lạm phát ổn định và thấp hơn tăng trưởng là mục tiêu của mọi nền kinh tế


mà thôi ko dám chém gió về kinh tế nhiều ở đây ;))
 
1

123konica

Thôi thì cứ thôi, cười gian một phát làm gì? ;))

Nhưng mà sao có 2% nhỉ? Tớ lại nhớ nhầm chăng? 8-}
Lạm phát, hay ho lắm đây, khựa khựa
 
A

aqnacm

Thực ra thì 2% 1 năm không hẳn là một con số lý tưởng tuy nhiên đó là mức lạm phát kì vọng của các nền kinh tế lớn trên thế giới như EU US UK

Lạm phát là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề khá chuyên sâu về kinh tế như sự tăng trưởng tiền tệ danh nghĩa, tăng trưởng cầu tiền thực tế, thuế, thâm hụt hay thất nghiệp

trình độ của tớ chưa đủ để bàn về lạm phát với đầy những cao thủ học kinh tế ngoại thương hay ngân hàng ở đây :D
 
1

123konica

À há, lần này thì cười hiền lành hơn rồi đấy ;))

US, UK, EU, tốc độ tăng trưởng KT của họ khoảng 4-5% gì đấy, nên mức lạm phát 2% là lý tưởng. Nhưng ví dụ như Sing khoảng 9.5%, Trung Quốc trên 10% chẳng lẽ mức lạm phát 2% cũng là lý tưởng?

Ở đây chẳng có cao thủ nào cả, NT Ngân Hàng hay HUS thì cũng mù mờ kinh tế như nhau cả thôi. Thế thì mình mới nghèo thế này chứ ;))
 
A

aqnacm

Tốc độ lạm phát còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xét về cơ bản lạm phát là tốc độ tăng giá, điều này có ảnh hưởng đến ảo giác lạm phát của người dân, dù kinh tế tăng trưởng 20% những giá lên 17% thì người ta sẽ nhận thức được giá tăng 17% sớm hơn việc thu nhập của họ tăng 20% và điều đó ảnh hưởng không tốt đến tâm lý => những ảnh hưởng tiêp cực về tiêu dùng => gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế
 
A

aqnacm

hay một ví dụ khác nếu một nền kinh tế ổn định và lạm phát ổn định thì không còn gì để nói
một nền kinh tế với lạm phát không ổn định và tăng quá nhanhh sẽ ảnh hưởng nhiều mặt khác
giả sử việt nam trong 1 số năm gần đây lạm phát ở mức khoảng 8-10%, tớ gửi tiền tiết kiệm với lãi suất 12% như vậy lãi suất kì vọng của tớ là 2-4% . Nhưng trong năm vừa rồi dù kinh tế tăng truởng 20% nhưng lạm phát 15% như vậy tớ bị lỗ khi gửi tiết kiệm tớ sẽ rút tiền và người khác cũng thế , điều này dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho hệ thống ngân hàng ... ( hình như đây là thực tế ở việt nam chỉ khác con số hay sao ấy ;)) )
 
A

aqnacm

Ở đây chẳng có cao thủ nào cả, NT Ngân Hàng hay HUS thì cũng mù mờ kinh tế như nhau cả thôi. Thế thì mình mới nghèo thế này chứ ;))

theo tớ nghèo không phải ví NT, NH hay HUS kém mà là chả ai nghe và làm theo các ý kiến của chuyên gia thực sự cả =))

các nhà khoa học cứ nghiên cứu, cứ qui hoạch, quyết định thế nào thì phải xem cái qui hoạch đó đem lại lợi ích cho các sếp đến đâu =))
 
1

123konica

;)) À thì, đa số là bất tài, một số ít có tài thì lại thiếu lương tâm nghề nghiệp, chả trách... ;)) Những người có cả tài cả tâm thì lại bị số bất tài hoặc vô (lương) tâm vùi dập. Luẩn quẩn như thế đâm ra...

Sẵn cái topic lạm phát đây, ai cũng biết nhiệm vụ hàng đầu của kinh tế VN năm nay là kiềm chế lạm phát, CP cũng đưa ra 7 nhóm giải pháp (hình như mới bổ sung thêm cái thứ 8: gây dựng lòng tin trong nhân dân), dưng cơ mà các nhà địa lý có thể đưa ra những giải pháp cụ thể (và gần gũi, thiết thực với chúng ta hơn, thầy cô vẫn gọi là "liên hệ bản thân" ấy) cho việc kiềm chế lạm phát ko?
Chắc là chưa cần thiết phải đổi tiền với mức 26.7% đâu nhỉ ;))

À, với lại, tiện thể hỏi luôn, những tác động tiêu cực của lạm phát tới nền kinh tế là gì? (hí hí, sang năm học vĩ mô, đằng nào cũng phải học, h tranh thủ ;)))
 
A

aqnacm

xây dựng kiểu gì khi tuyên bố không tăng giá các mặt hàng thiết yếu đến cuối năm thì xăng tăng 30% =))

xây dựng niềm tin = niềm tin =))

giải pháp à ? cái này để cho các nhà kinh tế thì hơn, các giải pháp về lạm phát chủ yếu là các vấn đề tiền tệ tài chính ngân hàng chứ không thuộc các đối tượng mang tính không gian của địa lý :D
 
1

123konica

Sặc mùi địa lý, hợ hợ.

Xăng tăng thế là còn nhẹ đấy, căn bản tiền xuất khẩu dầu thô cũng được nhiều nên các bác vẫn chịu bù lỗ, trợ giá.
Gây dựng niềm tin bằng mấy cái phát biểu của bác Dũng trên thời sự ấy ;))

Thế còn cái câu hỏi phụ: tác động tiêu cực của lạm phát tới nền kinh tế là gì? 8-} Tưởng là địa lý ko chỉ có địa lý tự nhiên (mang tính không gian) mà còn có cả địa lý kinh tế xã hội (mang tính có gian ;))) nữa chứ?
 
A

aqnacm

Các giải pháp mang tính địa lý ( kể cả địa lý kinh tế ) có sự phân biệt với các giải pháp tài chính kinh tế đơn thuần. Vấn đề lạm phát phần nhiều liên quan đến các giải pháp về lãi suất ngân hàng, thu mua ngoại tệ, kiểm soát giá cả mặt hàng. Điều này nặng về các giải pháp kinh tế tài chính đơn thuần hơn là các giải pháp địa lý thường tập trung giải quyết các bài toán, vấn đề về phân bố không gian hoặc sự dụng lãnh thổ.

Tác động tiêu cực của lạm phát à, cái này thì ai chả cảm thấy, đài báo ti vi nói suốt ngày, tác động tích cực mới gọi là loằng văn ngoằng =))

về lý thuyết kinh tế thì chống lạm phát có 2 hướng giải quyết
Hướng thứ nhất là thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm thâm hụt, điều này thường thực hiện bằng việc cắt giảm nhân công và thay đổi chính sách tiền lương, chấp nhận giải pháp này tức là sẽ sinh ra 1 lương thất nghiệp lớn và gây biến động về lao động, tuy nhiên biện pháp này khó mà thực hiện một cách dài hạn

Hướng thứ hai: cải cách thể chế. Việc sinh ra lạm phát ở mức cao ngoài một số nguyên nhân khách quan thì chủ yếu vẫn là do hệ thống tài chính ngân hàng lỏng lẻo và các quyết định sai lầm của nhà nước. Cải cách lại hệ thống tài chính ngân hàng là một biện pháp bền vững hơn đề ổn định lạm phát nhưng cũng khó thực hiện hơn nhiều ( nhất là ở VN =)) )
 
Top Bottom