Địa 12 [Địa 12] Bạn biết gì về địa lí tự nhiên Việt Nam

H

hocmai.diali

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn đã biết những gì về điều kiện tự nhiên của Việt Nam???
Bạn có thể kiểm tra những hiểu biết của mình qua các câu hỏi sau nhé!!!!!!!! >:D< >:D< >:D< >:D< >:D<
- Về ranh giới, giới hạn phần đất liền, và biển đảo của Việt Nam?
- Khí hậu Việt Nam?
- Đặc điểm địa hình Việt Nam?
- Hệ thống sông ngòi, mật độ sông suối của Việt Nam?
- Đất đai và sự phân bố đất Việt Nam?
- Sinh vật Việt Nam?
- Sự phân bố khoáng sản Việt Nam?
........
 
A

arxenlupin

trước tiên là về ranh giới phần đất liền và biển đảo

tổng: 329.314km²

đất liền: khoảng 324.480 km²

biển nội thuỷ: hơn 4.200 km²

các biên giới trên bộ:

tổng: 4.639 km

biên giới với các nước: campuchia (1228 km), trung quốc (1281 km), lào (2130 km)

điểm cực bắc: thuộc xã lũng cú, huyện đồng văn, tỉnh hà giang, kinh độ 105°20'Đ, vĩ độ 23°23'Đ

điểm cực nam: mũi rạch tàu, huyện năm căn, tỉnh cà mau, kinh độ 104°40'Đ, vĩ độ 8°27'B

điểm cực đông trên đất liền: mũi đôi, bán đảo hòn gốm, tỉnh khánh hoà, kinh độ 129°27'Đ, vĩ độ 12°40'B

điểm cực tây: a pa chải-tá miếu (thuộc xã sín thầu, huyện mường nhé, tỉnh điện biên)

- ngã ba biên giới việt-trung-lào có tọa độ địa lý kinh độ 102°8', vĩ độ 22°44'B.

đường bờ biển: 3.444 km (không tính các đảo)

tuyên bố lãnh hải:

vùng tiếp giáp: 24 hải lý (44 km)

thềm lục địa: 200 hải lý (370 km) hay tới cạnh rìa lục địa

vùng đặc quyền kinh tế: 200 hải lý (370 km)

lãnh hải: 12 hải lý (22 km)

hix,có 2 quần đảo đang tranh cháp với 5 nước trong khu vực

tiếp theo là về khí hậu

việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84% cả năm.

tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng.

trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển trung quốc, qua vịnh bắc bộ, mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè.

trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều.

lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây lên lũ.

gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất. sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21°C-28°C.

từng đó đã

để cho ngwoif khác post bài với chứ nhỉ
 
L

linhthitran

có mấy câu hỏi thêm vì tớ không hiểu mấy chỗ này.
Biển nội thủy, Vùng tiếp giáp là như thế nào
Sa mạc gabi nằm ở đâu.
Gió Tây Nam có phải còn gọi là gió lào không nếu phải sao không nói thế có phải dễ hiểu hơn không. ^^ :D
 
M

meo_beo

linhthitran said:
có mấy câu hỏi thêm vì tớ không hiểu mấy chỗ này.
Biển nội thủy, Vùng tiếp giáp là như thế nào
Sa mạc gabi nằm ở đâu.
Gió Tây Nam có phải còn gọi là gió lào không nếu phải sao không nói thế có phải dễ hiểu hơn không. ^^ :D
Samcj sabi nằm ở châu phi chứ còn ở đâu ;)
 
A

arxenlupin

linhthitran said:
có mấy câu hỏi thêm vì tớ không hiểu mấy chỗ này.
Biển nội thủy, Vùng tiếp giáp là như thế nào
Sa mạc gabi nằm ở đâu.
Gió Tây Nam có phải còn gọi là gió lào không nếu phải sao không nói thế có phải dễ hiểu hơn không. ^^ :D

biển nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào, nói nôm na đó là vùng biển mà 1 nước có thể hoạt động tự do và thu lợi từ vùng này được mà ko cần phải xin phép ai, còn tàu bè nước khác khi muốn vào vùng nội thủy thì phải xin phép nước chiếm vùng nội thủy này mới được đi qua

vùng tiếp giáp là vùng biển nằm kề vơi lãnh hải

sa mạc gobi bao cả 1 vùng có cả mông cổ với trung quốc, và hình như là có cả nga nữa thì phải

gió tây nam đúng là gió lào, nó thổi từ vịnh ben gan ở ấn độ đi qua lào đến việt nam nên có tên là gió lào

hix, mấy cái này ko biết có đáng tin hay ko, cứ post lên nhưng tốt nhất là đợi dồng chí aq lên đính chính cho cũng được
 
C

comet102

Để tớ!! :D :D :D :D
Về địa hình Việt Nam:
Phần lớn diện tích là Trung du, độ cao trung bình 500-700m (không biết có chính xác không nhỉ????) ;) ;) ;) ;) ;)
Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Điểm cao nhất là đỉnh Hoàng Liên Sơn cao trên 4000 m.
(để mai tớ tiếp nhé, giờ bận rùi hihihi)[/quote]
 
A

aqnacm

Một số phần của địa lý tự nhiên việt nam tớ đã post khá đầy đủ ở 1 số topic khác

việt nam ảnh hưởng nhiều bởi 2 loại gió mùa gió lào đúng là gió tây nam , 2 hướng gió chính là đông bắc và tây nam đúng theo gió tín phong thôi

việt nam làm gì có chỗ nào cao đến 4000m fan cao có hơn 3000 m núi trên 2000m việt nam đã ít

địa hình việt nam có thể tham khảo ở đây:

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=11365

địa lý tự nhiên biển Đông ở đây:

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=16737

có lẽ sắp tới sẽ đưa lên 1 ít về sinh vật việt nam, khí hậu và thủy văn việt nam
 
Top Bottom