[Địa 11] Thảo luận Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu EU !

D

duynhan1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nguyên nhân Hoa Kỳ vươn lên thành nền kinh tế số 1 thế giới. Nguyên nhân Hoa Kỳ giữ được vị trí nền kinh tế số 1 thế giới cho đến nay.

2.Vì sao Công nghiệp Hoa kỳ có xu hướng chuyển dần xuống phía Nam và sang phía Tây.

3. Vì sao phía Đông Bắc Hoa Kỳ chủ yếu phát triển công nghiệp truyền thống

4. Người Anh điêng chủ yếu phân bố ở đâu? Vì sao? Tình trạng hiện nay.

5. Dân nhập cư chủ yếu phân bố ở đâu? Vì sao?

6. Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với phát triển kinh tế Hoa Kỳ.

Các bạn có câu hỏi khác chúng ta cùng đăng lên để thảo luận.
Chú ý: Hoa Kỳ và Châu Âu
 
L

linhphoebe

tiện thể cho mình hỏi câu này luôn : phân tích những thuận lợi của vtđl và tntn đối với sự phát triển nông-công nghiệp ở Hoa Kì ??
 
D

duynhana1

tiện thể cho mình hỏi câu này luôn : phân tích những thuận lợi của vtđl và tntn đối với sự phát triển nông-công nghiệp ở Hoa Kì ??

Vị trí địa lý:
-Nằm ở bán cầu Tây nên tránh được các cuộc chiến tranh thế giới
-Tiếp giáp với Canada và Mỹ La trinh -----> NGuồn nguyên liệu và thị truờng tiêu thụ rộng lớn.
-Nằm ở vị độ 25-49 có khí hậu ôn hoà thuận lợi cho phát triển kinh tế.


Tài nguyên thiên nhiên:Nhiều khoáng sản :

-Nhiều kim loại màu như vàng, đồng, chì,...
-Dầu mỏ, khí đốt ở ven vịnh Mehico và bang Techdat
-Than đá, quặng sắt ở các dãy núi phía tây và phía Bắc.
-Nguồn thuỷ năng phong phú, lượng mưa tương đối lớn.
-Có các đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho trồng trọt
-Có các đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho chăn nuôi.
 
T

thuyhoa17

Giúp mình câu này nhé: Hãy nêu các đặc điểm về kinh tế Hoa Kỳ. Thanks!
Đặc điểm:
- Về quy mô của nền kinh tế: Là một cường quốc trên thế giới, chiếm 28,5 % GDP của Thế giới. Luôn giữ vị trí đứng đầu về kinh tế từ năm 1980 đến nay.

- Nền kinh tế của Hoa Kỳ là nền kinh tế Thị trường.
+ Mức tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dích vụ trong nước mạnh.
+ Hình thành hàng triệu tổ chức hợp tác với hình thức rất đa dạng => tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.
+ Hàng hóa trong nền KT thị trường rất đa dạng.

- Tính chuyên mộn hóa của nền kinh tế rất cao.
+ Thể hiện rõ trong các ngành chế tạo máy bay, ô tô, chế biến thực phẩm.
+ Sản xuất đa canh, phức tạp.
 
H

hotgirlthoiacong

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới.[3] Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006.[60] Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương.[3] Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.[61] Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng.[62] Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới.[63] Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.[64]

Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa.[65] Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm.[66] Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.[67] Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.[68] Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.[69] Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.[70]
Phố Wall là nơi có Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)

Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1 phần trăm giao dịch.[71] Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới.[72] So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn.[73] Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.

Năm 2005, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần trăm làm việc toàn thời gian.[74] Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong ngành cung cấp dịch vụ.[1] Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn người hàng đầu.[75] Khoảng 12 phần trăm công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn, so với 30 phần trăm tại Tây Âu.[76] Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới.[72] Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc một năm cho một người Mỹ trung bình tăng 199 giờ.[77] Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động cao hơn.[78]
[theo wikipedia]
 
H

hotgirlthoiacong

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới.[3] Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006.[60] Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương.[3] Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.[61] Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng.[62] Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới.[63] Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.[64]

Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa.[65] Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm.[66] Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.[67] Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.[68] Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.[69] Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.[70]
Phố Wall là nơi có Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)

Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1 phần trăm giao dịch.[71] Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới.[72] So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn.[73] Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.

Năm 2005, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần trăm làm việc toàn thời gian.[74] Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong ngành cung cấp dịch vụ.[1] Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn người hàng đầu.[75] Khoảng 12 phần trăm công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn, so với 30 phần trăm tại Tây Âu.[76] Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới.[72] Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc một năm cho một người Mỹ trung bình tăng 199 giờ.[77] Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động cao hơn.[78]
[theo wikipedia]
 
B

beng0c_haykh0cnhe17

Câu 1:

- Vị trí địa lí:
+ Nằm giữa 2 đại dương Thái Bình Dương - Đại Tay Dương, phía Nam giáp vịnh Mêhicô, nhờ kênh đào Panama rút ngắn giao thông từ Tây sang Đông, thuận lợi cho phát triển hàng hải và ngoại thương, khai thác tiềm năng biển.
+ Vị trí này tạo cho Hoa Kì có kiểu khí hậu ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên công nghiệp
. Khoáng sản phong phú: Than đá, dầu mỏ, kim loại...
. Tiềm năng thuỷ điện phong phú: sông Colombia, Colorado...
+ Tài nguyên nông nghiệp:
. Diện tích đất rộng lớn: ĐB chaâ thổ sông Missisipi - Misouri rất rộng lớn, đất đai màu mỡ. Hai ĐBDH Thái Bình Dương, Đại Tây Dương giúp cho Hoa Kì có lượng sản xuất lương thực lớn...
. Cao nguyên phía Tây có nhiều đồng cỏ tốt để chăn nuôi gia súc lớn và điều kiện này giúp cho Hoa Kì tiến hành nền nông nghiệp hiện đại.
+ Tài nguyên thuỷ sản:
. Hệ thống Missisipi có nhiều cá và các loại thuỷ sản khác.
. Duyên hải Thái Bình Dương: cá biển...
. Duyên hải Đại Tây Dương: ngư trường lớn (nơi gặp nhau của 2 dương lưu nóng Gơnxtrim và lạnh Labrađo).
- Nguồn nhân lực: Thừa hưởng đội ngũ lao động có trình độ KH-KT từ châu Âu sang, đội ngũ LĐ dồi dào từ châu Phi sang.
- Những thuận lợi khác:
+ Nhờ vị trí tách biệt, Hoa Kỳ tránh được sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh thế giới và đẩy mạnh phát triển sx năng lượng, vũ khí, lương thực để cung cấp cho các nước tham chiến thu đc nhiều lợi nhuận.
+ Khi chiến tranh kết thúc, lợi dụng sự kiệt quệ của các nước tham chiến, Hoa Kỳ đã chiếm lĩnh thị trường của các nước này đồng thời cho vay vốn, bán máy móc, thiết bị để thu nhiều ngoại tệ.
+ Hoa Kỳ có hệ thống ngân hàng tài chính quốc tế lớn, đồng đô la thống soái trên thị trường thế giới, nhiều công ty xuyên lục địa, nên CN, NN hiện đại với trình độ KHKT cao, sx hàng hoá và xk đứng nhất thế giới.
+ Không ngừng nâng cao chất xám, nghiên cứu KHKT, thu nhận chất xám từ các nước trên thế giới để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu KHKT hiện đại.

Câu 2: Vì sao Công nghiệp Hoa kỳ có xu hướng chuyển dần xuống phía Nam và sang phía Tây?
- Vành đai Đông Bắc bị giảm dần (về giá trị sản lượng, tỉ lệ lao động và vốn đầu tư).
- Xuất hiện vành đai công nghiệp mới "vành đai mặt trời" ở phía Tây và Đông Nam với các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, tin học, vũ trụ...
=> Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp (công nghiệp truyền thống - công nghiệp hiện đại).
- Nền công nghiệp Hoa Kì đang bị cạnh tranh nên phải định hướng lại sản xuất, tạo những lĩnh vực mới có ưu thế về kĩ thuật cao và thị trường tiêu thụ.
- Sự xuống cấp của vành đai Đông Bắc về máy móc công nghệ lạc hậu, chất lượng kém, về môi trường...
- Chủ trương tìm kiếm nguồn năng lượng, nguyên liệu mới ở phía Tây Nam, Đông Nam.
- Sự hấp dẫn của khí hậu nắng ấm đối với ngành du lịch ở phía Đông Nam.
.....................................
 
Top Bottom