Địa [Địa 11] Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới (phần 2)

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
*Biểu hiện:

- Dân số thế giới tăng nhanh.
- Chủ yếu ở các nước đang phát triển.
*Nguyên nhân: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
*Hậu quả: Gây sức ép lớn đối với KT - XH, tài nguyên môi trường.
*Giải pháp: Kìm hãm dân số, áp dụng chính sách dân số....
2. Già hóa dân số
*Biểu hiện

- Dân số thế giới đang già đi: Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
- Tuổi thọ của dân số thế giới tăng
- Chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
*Nguyên nhân: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.
* Hậu quả: Thiếu hụt lao động, giảm dân số. Chi phí phúc lợi cho người già lớn.
* Giải pháp: Khuyến khích sinh đẻ, lao động nhập cư…

II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ozon.
*Biểu hiện

- Nhiệt độ trái đất tăng
- Mưa axit
- Tầng ozon mỏng dần, lỗ thủng ngày càng lớn.
*Nguyên nhân: Con người thải khối lượng lớn khí thải CO2, CFCs…trong sản xuất và sinh hoạt vào khí quyển.
* Hậu quả
- Băng tan ở các vùng cực, mực nước biển dâng.
- Biến đổi khí hậu, thiên tai thường xuyên.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mùa màng, sinh vật.
* Giải pháp:
- Hạn chế khí thải trong sản xuất và sinh hoạt
- Phát triển, sử dụng nguồn năng lượng sạch
- Đổi mới công nghệ sản xuất, xử lí nguồn khí thải….
2. Ô nhiễm nước ngọt, biển, đại dương.
*Biểu hiện

- Nguồn nước ngọt, nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
*Nguyên nhân
- Do chất thải công nghiệp, sinh hoạt.
- Do sự cố đắm tàu, tràn dầu…
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức dẫn đến sinh vật bị tuyệt chủng.
- Mất nhiều loài sinh vật, nguồn gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất...

III. Một số vấn đề khác
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
- Nạn khủng bố.
- Hoạt động kinh tế ngầm.



Bài 4: Cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
*Cơ hội và thách thức:
- Mở rộng tự do hóa thương mại, giảm thuế.... => Tăng tính cạnh tranh và tăng nguy cơ buôn lậu.
- Phát triển khoa học, công nghệ, các ngành công nghiệp hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất. => Cần vốn lớn, người lao động phải có trình độ.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại, đồng nhất về văn hóa giữa các nước. => Các siêu cường kinh tế áp đặt lối sống, nền văn hóa lên các nước khác, giá trị đạo đức nhân loại có nguy cơ bị xói mòn.
- Toàn cầu hóa, đổi mới công nghệ. => Gây sức ép lên môi trường tự nhiên.
- Đón đầu công nghệ hiện đại, áp dụng vào phát triển KT-XH. => Khó khăn trong quản lí và nâng cao trình độ người lao động.
- Đa phương hóa quan hệ quốc tế. => Dễ lệ thuộc vào các nước phát triển.

Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. Vấn đề tự nhiên
*Biểu hiện

- Khí hậu khô nóng, khắc nghiệt.
- Tài nguyên:
+ Giàu khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốtpho…
+ Rừng chiếm diện tích khá lớn phân bố ở nhiều nơi với nhiều loại.
- Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa.

II. Một số vấn đề dân cư, xã hội
*Biểu hiện

- Tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Dịch bệnh HIV.
- Trình độ dân trí thấp.
- Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

III. Một số vấn đề kinh tế
*Biểu hiện

- Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển.
- Qui mô nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu.
*Nguyên nhân
- Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân .
- Xung đột, chính phủ yếu kém,….
- Trình độ dân trí thấp


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. Vấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội
1. Tự nhiên
* Thuận lợi

- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn
quả nhiệt đới.
* Khó khăn
- Khai thác quá mức, suy giảm tài nguyên.
2. Dân cư và xã hội
*Biểu hiện

- Dân cư còn nghèo đói.
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch lớn.
- Đô thị hóa tự phát.

II. Một số vấn đề kinh tế
*Biểu hiện

- Tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm thiếu ổn định.
- Nợ nước ngoài lớn.
*Nguyên nhân
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Các thế lực bảo thủ cản trở.
- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế, xã hội độc lập, tự chủ.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. Đặc điểm
1. Tây Nam Á
*Vị trí địa lý

- Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi.
- Án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu.
- Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số: 313 triệu người.
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
- Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
- Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
*Đặc điểm xã hội
- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
- Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.
2. Trung Á
*Vị trí địa lí

- Diện tích: 5,6 triệu km2
- Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ
lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
- Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
- Khí hậu khô hạn => trồng bông và cây công nghiệp.
- Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
*Đặc điểm xã hội
- Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
- Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
- Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.
3. Nét tương đồng giữa hai khu vực
- Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
- Khí hậu khô hạn.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc
xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
II. Một số vấn đề của khu vực
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới.
- Nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
*Biểu hiện:
xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái.
*Nguyên nhân
- Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
- Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
*Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.
 
Top Bottom