Địa 11 [Địa 11] Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới (phần 1)

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. Khái quát nền kinh tế thế giới.
Các thuật ngữ/từ viết tắt có trong bài viết:
- GDP (tổng sản phẩm quốc nội)
- FDI (vốn đầu tư nước ngoài)
- HDI (chỉ số phát triển con người)
- NICS (các nước công nghiệp mới)
Phần 1: Những nét chung về tình hình kinh tế thế giới
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

I. Sự phân chia nhóm nước
Căn cứ đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế chia ra 2 nhóm nước:
- Nhóm nước phát triển: Các chỉ số GDP đầu người, FDI, HDI đều cao.
- Nhóm nước đang phát triển: GDP đầu người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI thấp.
* 1 số nước/vùng lãnh thổ trải qua quá trình công nghiệp hóa đạt trình độ phát triển công nghiệp nhất định=> đó là các nước NICs.

II. Sự tương phản trình độ phát triển kinh tế xã hội.
- Có sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển KT-XH, các chỉ số GDP, FDI, HDI của các nước phát triển đều cao hơn rất nhiều so với các quốc gia còn lại.

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Thời gian: cuối thế kỉ XX-đầu thế kỉ XXI
4 công nghệ trụ cột tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến phát triển KT-XH: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin.
Tác động: Làm xuất hiện nhiều ngành mới , tạo bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.


Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
*Định nghĩa: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, có tác tác động mạnh mẽ đến nền KT-XH thế giới.
*Biểu hiện:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh (Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao, hình thành tổ chức thương mại toàn cầu...)
- Đầu tư nước ngoài tăng (tổng giá trị đầu tư tăng nhanh, chủ yếu đầu tư vào dịch vụ)
- Mở rộng thị trường tài chính quốc tế (hình thành mạng lưới liên kết tài chính, các tổ chức tài chính toàn cầu đóng vài trò to lớn trong KT-XH)
- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò lớn (nắm nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế).
* Hệ quả:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
- Gia tăng khoản cách giàu nghèo.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
*Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Là các quốc gia có nét tương đồng về nhiều mặt, chung mục tiêu, lợi ích liên kết với nhau thành tổ chức kinh tế đặc thù. (VD: NAFTA, EU,....)
*Nguyên nhân hình thành: Do phát triển kinh tế không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới.
*Hệ quả:
- Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư trong phạm vi khu vực/giữa các khu vực.
- Bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.
- Thúc đẩy mở cửa thị trường các nước, tạo thị trường khu vực rộng lớn.
- Tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
 

Attachments

  • hieuunganh.com_6130561b7371b.png
    hieuunganh.com_6130561b7371b.png
    228.4 KB · Đọc: 29
Top Bottom