[Địa 11] Đông nam á

G

greenstar131

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊA LÝ HỌC KÌ II
{ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
1. Vị trí, địa lí và lãnh thổ.
[FONT=&quot]- [/FONT]Nằm ở khu vực đông nam châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
[FONT=&quot]- [/FONT]­Là vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ôxtraylia.
[FONT=&quot]- [/FONT]Bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp
[FONT=&quot]- [/FONT]Có vị trí địa – chính trị rất quan trọng.
[FONT=&quot]- [/FONT]Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn,và cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
A Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ ĐNA:
* Thuận lợi:
[FONT=&quot]- [/FONT]Các nước ĐNA đều giáp biển (trừ Lào) à thuận lợi cho giao lưu KT-XH giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và phát triển các ngành KT biển (du lịch biển, khai thác dầu khí, nuôi trồng và đánh bắt hải sản..)
* Khó khăn;
[FONT=&quot]- [/FONT]Thiên tai thường xảy ra(bão , sóng thần…).
[FONT=&quot]- [/FONT]Nằm gần các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản à khó khăn trong việc cạnh tranh thu hút vốn nước ngoài.
2. : Hãy nêu những đặc điểm chính về tự nhiên và đánh giá điều kiện tự nhiên Đông Nam châu Á?
Đặc điểm tự nhiên​
Đông Nam Á lục địa​
Đông Nam Á biển đảo​
Địa hình
- Địa hình chia cắt mạnh. Nhiều núi hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam như núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…
- Nhiều cao nguyên như San, Hứa Phan,…
- Nhiều đồng bằng phù sa như đòng bằng sông Mê Công, ĐB Sông Hồng,…
- Ít đồng bằng, nhiều động đất, núi lửa.
- Núi thường có đọ cao dưới 3000m.
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng rất màu mỡ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tơ-ra,…
Khí hậu
* Chủ yếu diện tích có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ cao quanh năm song có giao động khá lớn.
- Mưa theo mùa, có một mùa mưa nhiều và có một mùa mưa ít.
* Một phần Bắc Việt Nam và Mi-an-ma có xen một mùa đông lạnh.
* Phần nam bán đảo Malắca có khí hậu xích đạo.
* Chủ yếu có khí hậu xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều và điều hòa quanh năm.
* Phần lớn bán đảo Philipin có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đánh giá ĐKTN
a) Thuận lơi cho phát triển:
- Nông nghiệp nhiệt đới nhờ khí hậu nóng ẩm, đất feralit đồi núi, đất đỏ badan, đất phù sa màu mỡ, mạng lước sông ngòi dày đặc.
- Giao lưu thương mại, các ngành kinh tế biển ( trừ Lào )
- Công nghiệp, do vị trí nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản, thèm lục địa nhiều dầu khí.
- Lâm nghiệp với rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm quanh năm.

b) Khó khăn:
- Nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…
- Rừng đang có nguy cơ thu hẹp do khai thác không hợp lý và do cháy rừng.
=> Cần tích cực phòng chống, khăc phục thiên tai; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
3. Phân tích các trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế của khu vực ĐNÁ?
[FONT=&quot]- [/FONT]ĐNÁ có số dân đông, mật độ dân số cao dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập.
[FONT=&quot]- [/FONT]Lao động có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, thì khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghệ đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
[FONT=&quot]- [/FONT]Phân bố dân cư không đều làm cho việc khai thác tài nguyên nguồn lực ở các tỉnh miền núi găoj nhiều khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều trở ngại.
[FONT=&quot]- [/FONT]Đa dân tôcj, đa tôn giáo thì dễ nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ quyền lợi, định kiến về phong tục tập quán văn hóaà dễ mất ổn định về an ninh chính trị.. từ đó ảnh hưởng, làm chậm tốc độ phát triển KT.
4. Biểu đồ 11.5 (sgk/102), nhận xét xu hướng thay đổi cơ cấu GDP một số quốc gia ĐNÁ?
[FONT=&quot]- [/FONT]Cơ cấu KT của khu vực ĐNÁ có sự chuyển dịch theo hướng: GDP khu vực I giảm và giảm rõ rệt ở Việt Nam, Campuchia), khu vực II tăng (tăng mạnh ở Việt Nam, Campuchia) và khu vực III tăng đều ở tất cả các nước.
[FONT=&quot]- [/FONT]Thể hiện sự chuyển đổi từ nền KT thuần nông lạc hậu sang nền KT công nghiệp và dịch vụ phát triển.
[FONT=&quot]- [/FONT]Do có thờ điểm phát triển chậm hơn nên sự dịch chuyển cơ cấu KT của các quốc gia thuộc ĐNÁ lục địa (Việt Nam, Campuchia) thể hiện rõ nét hơn so với các quốc gia thuộc ĐNÁ biển đảo( Inđônêxia, Philipin).
[FONT=&quot]- [/FONT]Tuy đã có sự dịch chuyển cơ cấu KT rõ rệt, nhưng các quốc gia ĐNÁ vẫn có GDP khu vực I cao, thể hiện vai trò quan trọng của nền nông nghiệp nhiệt đới của các quốc gia khu vực ĐNÁ.
5. Công nghiệp
[FONT=&quot]- [/FONT]Công nghiệp ĐNA đang phát triển theo hướng: tăng cường liên doanh, lien kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người LĐ, chú trọng phát triển sx các mặt hàng xuất khẩu.
[FONT=&quot]- [/FONT]Các ngành công nghiệp chính:
+ sx và lắp ráp ô tô, xe máy.--> sp có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều quốc gia (xingapo,
malaisia,Thái lan, Indonexia , Việt Nam,….)
+ khai thác khoáng sản: dầu khí , than,…(Bru-nây, Indonexia, Việt Nam,…)
+ dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm …. Nhằm phục vụ xuất khẩu.
+ Công nghiệp điện.
6. Dịch vụ
[FONT=&quot]- [/FONT]là ngành sx chính ở các nước Xingapo, malaixia, Thái lan,…
[FONT=&quot]- [/FONT]cở sở hạ tầng của các nước ĐNA đang từng bước được hiện đại hóa: hệ thống giao thong được mở rộng và tăng thêm, thông tin lien lạc được cải thiện và nâng cấp.
[FONT=&quot]- [/FONT]hệ thống ngân hang, tín dụng … cũng được phát triển và hiện đại nhằm phục vụ sx, đời sống của nhân dân trong mỗi nước, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
 
G

greenstar131

7. Nông nghiệp * Trồng lúa gạo
[FONT=&quot]- [/FONT]là cây lương thực truyền thống của cả khu vực.
[FONT=&quot]- [/FONT]khu vực đã giải quyết cơ bản được vấn đề lương thực.
[FONT=&quot]- [/FONT]sản lượng lương thực ngày càng tăng nhưng tỉ lệ tăng tưởng dân số cũng tăng và diện tích gieo trồng ngày càng bị thu hẹp
F Vấn đề an ninh lương thực vẫn cần được đặt ra.
F Biện pháp:
[FONT=&quot]- [/FONT]quy hoạch ổn định diện tích gieo trồng
[FONT=&quot]- [/FONT]giảm tỉ lệ gia tăng dân số
[FONT=&quot]- [/FONT]đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KH-KT và công nghệ trong nông nghiệp
* Trồng cây CN, cây ăn quả
- Các loại cây CN:
[FONT=&quot]- [/FONT]cao su: Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam…
[FONT=&quot]- [/FONT]cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan…
[FONT=&quot]- [/FONT]các loại cây đậu, lấy sợi,…
à ĐNÁ là nguồn cung cấp chính trên thế giới về cao su, cà phê, hô tiêu. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.
- Cây ăn quả:được trông hầu hết ở các nước à nếu tăng cường chế biến thì sẽ trở thành nguồn xuất
khẩu lớn
* Chăn nuôi, đánh bắt và nuồi trồng thủy hải sản
- Chăn nuôi
[FONT=&quot]- [/FONT]số lượng đàn gia súc khá lớn, nhưng chăn nuôi vãn chưa trở thành ngành chính.
[FONT=&quot]- [/FONT]Các sp chính:
+ trâu, bò: Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam,..
+ lợn: Việt Nam,Philipin,Thái Lan, Inđônêxia,..
+ gia cầm
- Đánh bắt và nuôi trông thủy sản hải sản
[FONT=&quot]- [/FONT]ĐNÁ là 1 trong những khu vực đánh bắt cá lớn nhưng còn chưa tận dụng hết tiềm năng
[FONT=&quot]- [/FONT]Nuôi trồng thủy hải sản gần đây đã phát triển mạnh.
8.Trình bày sự ra đời, phát triển, mục tiêu và cơ chế hợp tác của các nước ASEAN?

Sự ra đời và phát triển
1. Được thành lập năm 1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sin-ga-po.
2. Các nước lần lượt gia nhập thêm là:
- Bru-nây: năm 1984
- Việt Nam: năm 1995
- Mi-an-ma và Lào: năm 1997
- Cam-pu-chia: năm 1999
Mục tiêu
1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nứơc thành viên.
2. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hộ phát triển.
3. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nứơc hoặc các tổ chức kinh tế khác.
mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác của các nước trong ASEAN
- Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN ”.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao khu vực
 
G

greenstar131

9. Nêu các thành tựu của ASEAN
[FONT=&quot]- [/FONT]Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển , thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được đó là có 10/11 quốc gia trở thành thành vieen cuả ASEAN
[FONT=&quot]- [/FONT]Năm 2004:
+ GDP của ASEAN đạt 799,9 tỉ USD
+ Gía trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD
+ Gía trị nhập khẩu đạt gần 492 tỉ USD
+Cán cân xuất khẩu của toàn khối luôn dương
[FONT=&quot]- [/FONT]Tốc độ tăng trưởng KT của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc .
[FONT=&quot]- [/FONT]Đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được nâng cao
[FONT=&quot]- [/FONT]Tạo dựng được một moi trường hòa bình, ổn định trong khu vực
10. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
- Thời cơ: Tạo điều kiên cho Việt Nam hòa nhập vào công đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ… để phát triển.
- Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội.
11. Vì sao nói việc xây dựng các dự án phát triển giao thong theo hương Đông Tây, thê hiện sự nổ lực và hợp tác của các nước ĐNÁ, đặc biệt là các nước ĐNÁ lục địa?
[FONT=&quot]- [/FONT]Địa hình các nước ĐNÁ bị chia cắt mạnh, đặc biệt là khu vực ĐNÁ lục địa, các dáy núi cao chủ yếu chạy theo hướng TB-ĐN nhiều khi ăn lan ra biển, do dố việc gaio lưu KT giữa các quốc gia gặp nhiều khó khăn.
[FONT=&quot]- [/FONT]Trong sự hội nhập nền KT, vấn đề giao lưu văn hóa kinh tế giữa các quốc gia là hết sức cần thiết. Các nước ĐNÁ lục địa muồn giao lưu với nhau chủ yếu thông qua đường bộ .Việc xây dựng dự án mới có thể huy động được nguồn vốn, khoa học công nghệ và nhân lực.Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các quốc gia này cùng hợp tác với nhau. Mặt khác việc xây dựng các hệ thông đó thể hiện sự đoàn kết hợp tác vì mục tiêu cùng phát triển của ASEAN
12. Vì sao chăn nuôi không phải là thế mạnh của các nước ĐNÁ?
[FONT=&quot]- [/FONT]Các nước ĐNÁ chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, còn chăn nuôi theo kiểu công nghiệp còn chưa nhiều.
[FONT=&quot]- [/FONT]Chăn nuôi gia súc lớn ở đây để lấy sức kéo, sp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp còn hạn chế vì thiếu cơ sở, thiếu thức ăn.
[FONT=&quot]- [/FONT]Số gia súc của khu vực nhiều, chủ yếu là số lượng gia súc nhỏ, đàn lợn có số lượng nhiều vì hầu hết các ĐNÁ đều có ngành trồng cây lương thực và công nghiệp chế biến để cung cấp thức ăn.Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn cũng chủ yếu cung cấp thực phẩm cho số dân đông của khu vực, sản phẩm dung cho CN chế biến và xuất khẩu còn hạn chế.
13.Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấm mạnh đến sự ổn định?
[FONT=&quot]- [/FONT]Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khu vực nào thường xuyên căng thẳng do tranh chấp xung đột… thì tốc độ phát triển kinh tế bị suy giảm.Khu vực ASEAN còn nhiều tranh chấp về lãnh thổ, về quyền lợi chưa được giải quyết thỏa đáng.
[FONT=&quot]- [/FONT]Mõi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo và các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để đối thoại,đàm phán giải quyết một cách hòa bình.
[FONT=&quot]- [/FONT]Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng thông qua sử dụng vũ lực.
14. Những thuân lợi và khó khăn của yếu tố tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực ĐNÁ.

Yếu tố tự nhiên​
Thuận lợi​
Khó khăn​
Địa hình
[FONT=&quot]- [/FONT]Có nhiều đồng bằng rộng thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại cây nhiệt đới.
[FONT=&quot]- [/FONT]Nhiều núi nên có nhiều thảm thực vật rừng phong phú.
[FONT=&quot]- [/FONT]Địa hình bị chia cắt mạnh (ĐNÁ lục địa) nên giao thông, đi lại gặp nhiều khó khăn.
[FONT=&quot]- [/FONT]ĐNÁ biển đảo có nhiều núi lửa, thiên tai.
Khí hậu
[FONT=&quot]- [/FONT]Khí hậu xchs đạo, nhiệt đới ẩm nhiều nắng, mưa và mưa theo mùa phù hợp với canh tác lúa nước, trồng các loại cây CN, cây ăn quả.
[FONT=&quot]- [/FONT]Do mưa nhiều nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho làm thủy lợi, thủy điện, giao thông đường sông và cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt.
[FONT=&quot]- [/FONT]Chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới (tàn phá mùa màng, nhà cửa, đuuwơngf giao thông, gây ngập lụt…) làm ảnh hưởng đến đời sống, sx.
[FONT=&quot]- [/FONT]Nhiều nắng, nóng đôi khi thất thường, gây hạn hán cục bộ hoặc trên diện rộng.
Khoáng sản
Khoáng sản phong phú, đa dạng
Trữ lượng hầu hết là thấp nên khai thác quy mô CN gặp nhiều khó khăn
Biển
Rộng lớn, thuận lợi cho đánh bắt hải sản, phát triển các đội thương thuyền
Nhiều bão tố nên tiềm ẩn nguy cơ đối với giao thông, ngư nghiệp
Rừng
Phong phú, đa dạng về các loài động – thực vật
Tiểm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa khô
 
Top Bottom