Địa [Địa 10] Hiệu ứng nhà kính

T

trifolium

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

« Hiệu ứng nhà kính » và « Hâm nóng tòan cầu » là hai thuật ngữ được nhắc đến nhiều mỗi khi đề cập đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Đó là hai hiện tượng tách biệt nhưng thực tế lại có có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trước tiên, chúng ta cần phải xác định được rằng HWNK đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất !!!
Thật vậy, đó là một hiện tượng tự nhiên có tác dụng duy trì nhiệt độ trên bề mặt trái đất. Nếu như không có hiệu ứng nhà kính hẳn khí hậu trái đất sẽ trở lên lạnh lẽo hơn. Còn hiện tượng toàn cầu ấm lên, như trong hoàn cảnh hiện nay, là để chỉ việc nhiệt độ tòan cầu bị tăng lên bởi các họat động do con người gây ra như : sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cách sinh họat v.v …ngược lại chính những hoạt động này lại tác động hiệu ứng nhà kính làm trầm trọng thêm quá trình biến đổi khí hậu.
Cũng giống như nguồn gốc của loài người, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên. Thế nhưng, được tích tụ trong bầu khí quyền, các lọai khí đó hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai phát ra từ bề mặt trái đất, sau đó các đám mây khí đó tạo thành một lớp vỏ bọc quanh trái đất cản các tia bức xạ đó và giữ nhiệt lượng trong bầu khí quyển.

Định nghĩa: "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".




Hieu%20ung%20nha%20kinh.jpg




Sự tăng lên của khí thải



Việc tập trung các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đều có biến động qua hàng triệu năm, hiện tượng này liên quan đến những chu kỳ hoặc biến động của tự nhiên. Thế nhưng từ khi xuất hiện nền công nghiệp trên trái đất, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng hơn một thế kỷ, các hoạt động của con người đã phát thải vào bầu khí quyển một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính đột ngột cao.


Việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng từ đầu kỷ nguyên công nghiệp chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên tòan cầu như giờ đây đang thấy.
Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Những họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các họ hàng nhà khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Tất cả các lọai khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất lên không gian.
Phần lớn khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, một số lại chỉ bắt nguồn từ những họat động của con người. Việc tập trung các lọai khí đó trong bầu khí quyển là do chính các họat động đó gây ra. Cụ thể là trường hợp của các chất khí như Ô-zôn, Dioxit các bon và Mê-tan hay khí CFC.
green_idea_carbon_cap.jpg


Ô-zôn có thể tìm thấy rất nhiều trong các chất tẩy rửa công nghiệp ngày nay. Các chất khí trong họ CFC thì ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong các bình khí nén của máy lạnh, máy điều hòa không khí hay các loại bình xịt, đây là chất khí gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động công nghiệp của con người. Còn khí mê-tan hay ô-xít ni tơ được phát thải vào không khí qua các hoạt động nông nghiệp, khai thác hầm mỏ.



Dioxit các bon (CO2) vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa từ những hoạt động công nghiệp đồng thời là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong bầu khí quyển chỉ sau CFC. Ngoài ra, cho dù CFC chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nó không đóng góp nhiều vào hiệu ứng nhà kính mà chủ yếu gây phá hủy tầng ô-zon mà thôi. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi ngày nay người ta tập trung quy trách nhiệm chính cho loại khí thải này đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Điều đáng quan ngại là các hoạt động con người càng ngày càng làm tăng mức độ tích tụ khí CO2 trong bầu khí quyển. Mặc dù Nghị định thư Kyoto đã đưa ra con số yêu cầu cắt giảm, nhưng phát thải khí CO2 vẫn liên tục tăng. Theo cơ quan Năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2050, phát thải khí CO2 sẽ còn tăng 130%. Với, mục tiêu đề ra cho thế giới cắt giảm 50% phát thải dioxit các bon thì lượng khí gây hiệu ứng phát thải vào bầu khí quyển vẫn còn rất cao.



Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2.


Hậu quả


Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất:

  • Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
0namcuc22209.jpg


  • Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
  • Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.
 
T

trifolium

Cụ thể hơn, đây là 10 trong rất nhiều ảnh hưởng của HƯNK lên Trái Đất:


Con người hắt hơi nhiều hơn

alergies1.JPG


Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân bỗng xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây? Nếu đúng thế, thủ phạm có thể là hiệu ứng nhà kính. Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên.
Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng định một nguyên nhân khác nữa: Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu.



Động vật di cư lên đồi núi
1267659182.img.jpg


Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị trí sống là chuột, sóc chuột và sóc.
Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng cực, chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần đi.



Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực

noaa1-2009-0410-222826.jpg

Tình trạng tan chảy băng ở Bắc Cực có thể gây ra vô số vấn đề với động vật và thực vật ở vĩ độ thấp; nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sống ở vĩ độ cao, ngay cả tại vùng cực. Cây cối ở Bắc Cực thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Ngày nay, băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng.
Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, nồng độ của sắc tố chlorophyll - được tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật - ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước kia. Điều này cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên.


Sự biến mất của các hồ

1270609795-ho-5.jpg

125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Điều này càng khiến người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính đã tác động tới hai địa cực của Trái Đất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hồ biến mất vì tầng băng vĩnh cửu bên dưới chúng đã tan chảy. Khi lớp băng dưới hồ - vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm - tan chảy, nước sẽ thấm qua đất, khiến hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo.


Nhiều công trình biến dạng

vetnut1.jpg


Hiệu ứng nhà kính không chỉ làm tan chảy băng ở địa cực, mà dường như còn làm biến mất lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất. Tình trạng này khiến cho hiện tượng co rút của mặt đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi.



Nhịp sinh học của động vật thay đổi

3337250588_a283e360fe.jpg


Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.



Vệ tinh quay nhanh hơn


images1513490_satellite.jpg

Những tác động của khí carbon dioxide - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính - đã bắt đầu vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất. Không khí ở tầng ngoài cùng hành tinh xanh rất mỏng, nhưng những phân tử khí vẫn tạo ra lực cản khiến cho các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ. Tình trạng đó khiến các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo ban đầu.
Nhưng lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển đang tăng lên từng ngày, khiến cho không khí trở nên lạnh hơn và ổn định hơn. Khi khí quyển ổn định hơn thì lực cản mà chúng tạo ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn.


Chiều cao của các dãy núi tăng lên
xichdao1040909.jpg


Những người leo núi có thể không để ý, nhưng dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần lên trong suốt một thập kỷ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh của chúng. Trong suốt 4.000 năm qua, sức nặng của những lớp băng này tác động xuống bề mặt Trái Đất, khiến các dãy núi lún xuống. Khi chúng tan chảy, sức nặng đó được dỡ bỏ, và vùng đất bên dưới đã nhô lên. Sự ấm lên của khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của những lớp băng trên đỉnh, nên các dãy núi cũng đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn.



Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt

a8a.jpg

Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp.
Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan.


Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn


image

Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm cho tình trạng khô hanh ở các khu rừng ngày càng trầm trọng, khiến chúng dễ bắt lửa hơn.

Biện pháp giảm thiểu

Với tư cách là một công dân Trái Đất, bạn hãy:

• Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là bạn đã góp phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất.

• Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!

• Hãy cho những cái bếp than hay bến dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.

• Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.

• Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.

• Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà, nó không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho ngôi nhà của bạn nữa.

Tóm lại

Hiện tượng ấm lên tòan cầu, biến đổi khí hậu là vấn đề phức tạp. Tham dự vào quá trình này có nhiều bộ phận trong hệ thống trái đất. Nó phức tạp bởi vì không dễ gì tách bạch được ảnh hưởng của tự nhiên và ảnh hưởng từ các họat động của con người. Hơn thế nữa những nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên quan đến các họat động của con người rất khó lọai bỏ. Thế nhưng, chúng ta vẫn có nhưng biện pháp để ngăn không cho quá trình này xảy ra quá nhanh, quá mạnh. Và chúng ta phải làm thế, bởi nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất có thể quay trở lại kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Sự sinh tồn hay bị huỷ diệt, điều đó phụ thuộc vào nỗ lực chung của cả loài người...
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

Tác hại của biến đổi khí hậu sẽ khủng khiếp hơn những gì người ta nghĩ

(Cadn.com.vn) - Môi trường sống của hàng tỷ người đã và đang chịu sự tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu (BĐKH) bởi tác nhân trái đất nóng lên vì lượng khí thải. Những cảnh báo của các nhà khoa học, các nhà môi trường cùng nhiều nhà lãnh đạo, nhất là các quốc gia ven biển Thái Bình Dương lâu nay dường như vẫn chưa đánh thức được trách nhiệm của các nước phát triển và các quốc gia có lượng khí thải chiếm tỷ trọng cao chung tay góp sức để đối phó với hiểm họa này.

Lời báo động của giới bảo vệ môi trường càng ngày càng được chứng minh qua các sự kiện cụ thể. Ngày 23- 11, tin từ Sydney (Australia) cho biết hơn 100 tảng băng sơn từ Nam cực trôi dần về New Zealand chỉ cách bờ biển phía nam 450km. Ảnh được vệ tinh cung cấp cho thấy các tảng băng sơn khổng lồ với diện tích 30km2 tách rời khỏi khối băng đá Nam cực mà nguyên nhân chính là nhiệt độ địa cầu bị hâm nóng. Theo chuyên gia Australia , Neal Young, rất hiếm khi băng sơn trôi đến vùng biển nam New Zealand. Nhưng nếu nhiệt độ tăng thì hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn và đe dọa thuyền bè nhiều hơn.

Chỉ vài tuần trước khi diễn ra một hội nghị quan trọng của LHQ về BĐKH tại Copenhaghen (Đan Mạch), Tổ chức Khí tượng học Thế giới (WMO) ngày 23-11 lên tiếng cảnh báo: “Mức thải của hầu hết các loại khí gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục gia tăng. Năm 2008, mật độ tập trung khí CO2, CH4, N2O , những khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính và tồn tại lâu trong khí quyển, đã đạt đến các mức cao nhất kể từ thời kỳ tiền công nghiệp”. Tổng Giám đốc WMO Michel Jarraud lưu ý các số liệu đã xác nhận mật độ tập trung khí thải nhà kính có “xu hướng tăng theo cấp số mũ”.

Theo ông, điều này củng cố một sự thực rằng trên thực tế, chúng ta đang tiến gần hơn đến kịch bản bi quan mà các nhà khoa học thuộc Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH dự báo. WMO cho biết từ năm 1750, lượng CO2 trong khí quyển đã tăng 38%. Trong năm 2008, hàm lượng CO2 đạt 385,2/triệu, tăng 2/triệu so với 1 năm trước đó. Hàm lượng CH4 giữ nguyên trong giai đoạn 1999-2006 nhưng đã “tăng đáng kể” trong hai năm 2007 và 2008.

Cùng ngày, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) công bố báo cáo cho biết khoảng 136 thành phố cảng trên thế giới sẽ bị ngập lụt. TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng của Việt Nam và Thượng Hải của Trung Quốc sẽ bị nhấn chìm. Thiệt hại ước tính lên đến 28.000 tỷ USD vào năm 2050. Trong báo cáo, được công bố tại Geneva hai tuần trước khi Hội nghị thượng đỉnh khí hậu khai mạc tại Copenhaghen, WWF nhận định “nếu nhiệt độ tăng thêm từ 0,5 - 20C từ nay đến năm 2050, mực nước biển có thể sẽ dâng cao 0,5m, và hệ quả là gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính”.

Về quy mô thiệt hại nếu dự báo này thành hiện thực, Tập đoàn bảo hiểm Allianz của Đức đã đưa ra con số 28.000 tỷ USD chỉ riêng cho 136 thành phố cảng quan trọng nhất trên thế giới. Trong số đó, bờ biển Đông Bắc của Mỹ là vùng duyên hải bị thiệt hại nặng hơn cả, do mực nước sẽ tăng cao hơn tỷ lệ trung bình đến 15cm. Một hệ quả khác, bên cạnh tình trạng các thành phố cảng bị ngập nước, là thiên tai bão tố, cuồng phong xảy ra nhiều hơn và dữ dội hơn. Một trận bão cấp 4 thổi qua New York (Mỹ) sẽ gây tổn hại đến 5.000 tỷ USD vào giữa thế kỷ, gấp 5 lần thiệt hại do bão với cường độ hiện nay gây ra. Châu Á cũng đã nhận được những lời báo động tương tự hồi năm 2008. Trong kịch bản này, hai thành phố lớn của Việt Nam là TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng sẽ biến mất. Thượng Hải lộng lẫy của Trung Quốc sẽ cùng chung số phận.

Trong khi đó, chỉ còn gần hai tuần nữa sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về BĐKH tại thủ đô Copenhaghen của Đan Mạch, nhưng cho đến nay nhiều nội dung vẫn chưa đạt được sự đồng thuận khiến cho nhiều người nghi ngờ về kết quả hội nghị. Với nghi vấn “Liệu Hội nghị Copenhaghen có thất bại do thiếu thiện chí chính trị?”, nhiều nhà quan sát cho rằng câu trả lời rất mập mờ.

Vấn đề then chốt của hội nghị này là các nước đang phát triển đề nghị các nước phát triển, vốn là nhân tố lịch sử gây ô nhiễm môi trường, giúp họ đối phó với những tác động của tình trạng khí hậu nóng lên toàn cầu. Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã ấn định khoản đóng góp tài chính là 100 tỷ EUR mỗi năm để giúp các nước nghèo nhất trong giai đoạn 2013-2020, nhưng cho đến nay, không một quốc gia giàu có nào chịu đặt tiền lên bàn.
h10a.jpg

Một tảng băng trôi dạt từ Nam cực về vùng biển New Zealand. Ảnh: AFP

Ngoài ra, trước khi tiến hành các biện pháp giảm mức độ gây ô nhiễm, nhiều nước đang phát triển muốn rằng đến năm 2020 các nước giàu phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của họ xuống ít nhất 40% so với mức năm 1990, một đòi hỏi chưa được chấp nhận vì nó cao hơn hẳn mức cam kết hiện tại của các nước này. Ngày 21-11, trở về từ chuyến công du Châu Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ mong muốn giải quyết tình trạng bất đồng này. Đặc biệt, ông khẳng định rằng Trung Quốc và Mỹ đã “đồng ý hợp tác vì sự thành công của Hội nghị Copenhaghen”, tạo điều kiện cho việc triển khai ngay sau hội nghị các hành động chống ô nhiễm từ khí CO2.

Là một trong những nước tiên phong, tuần qua Pháp đã cùng với Brazil thông qua một thỏa thuận chung vì thành công của Hội nghị Copenhaghen. Brazil “dự định sẽ là cầu nối giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển”, như tuyên bố của Bộ trưởng Môi trường Carlos Minc hồi tháng 9 vừa qua. Hiện nay, Brazil là nước thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ tư trên thế giới, chủ yếu là do nạn phá rừng ở lưu vực sông Amazon.

Để chuẩn bị cho Hội nghị Copenhaghen, Brazil sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc khu vực Amazon vào ngày hôm nay (26-11) để thảo luận về quan điểm chung của các nước này. Mặc dù lãnh đạo một số nước chủ chốt đã tuyên bố một cách thiện chí như vậy, nhiều người vẫn tỏ ra bi quan về kết quả hội nghị sắp tới. Tại “Diễn đàn về sáng kiến sinh thái Châu Âu” do Đảng Xanh của Pháp tổ chức ngày 21- 11 tại Paris, cựu Thủ tướng Pháp Michel Rocard (đảng Xã hội) dự đoán “Hội nghị Copenhaghen sẽ chỉ đi đến một thỏa thuận mang tính thỏa hiệp”. Daniel Cohn-Bendit, lãnh đạo Châu Âu phụ trách về Môi trường, nhận định “để có được thỏa hiệp không đến nỗi quá tệ, thì các nước tham gia cũng phải có thiện chí và quyết tâm”. Còn Thứ trưởng phụ trách Môi trường sinh thái Pháp Chantal Jouanno thì cho rằng cần có “một kế hoạch B để đề phòng trường hợp Hội nghị Copenhaghen thất bại”.

Trước đó , Đan Mạch thông báo sẽ có 65 lãnh đạo nhà nước và chính phủ tham dự Hội nghị Copenhaghen, trong đó có Đức, Brazil, Pháp, Indonesia, Nhật Bản và Anh. Còn Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố ông sẽ tham dự và Tổng thống Barack Obama cũng cam kết tham dự, nếu sự có mặt của ông sẽ là “động lực thức đẩy hội nghị đạt được thỏa thuận”. Cho đến nay, các nước giàu nói chung đã chấp nhận cam kết từ nay đến năm 2020 giảm từ 11-15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 1990.

EU hứa sẽ đơn phương giảm 20% lượng khí thải trong khu vực, thậm chí giảm 30% nếu những nước khác theo gương họ. Một dự luật đã được trình lên Thượng viện Mỹ trong đó đề xuất giảm 7% lượng khí thải của nước này vào năm 2020 so với mức năm 1990. Brazil cũng đã cam kết giảm 80% nạn phá rừng Amazon trong 10 năm tới. Tổ chức WWF thúc giục các quốc gia công nghiệp nhân Hội nghị Copenhaghen vào thượng tuần tháng 12 tỏ ra có nhiều tham vọng và nghị lực chính trị, sớm đạt được một hiệp ước mới thay thế nghị định thư Kyoto, hết hạn vào năm 2012.

Song các nhà quan sát cho rằng lời kêu gọi chung chung, lời hứa vẫn chỉ là lời hứa. Để lời kêu gọi và lời hứa trở thành hiện thực, cần phải chờ xem thái độ của các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh Copenhaghen sắp tới, cũng như hành động của họ sau sự kiện quan trọng này ra sao. Cộng đồng quốc tế cũng đã từng nghe các nước giàu hứa viện trợ hàng chục tỷ USD cho các nước nghèo để chống chọi với nạn đói và bệnh tật đang đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người, nhưng mấy năm qua họ vẫn chưa mở hầu bao huống chi là vấn đề BĐKH còn là chuyện ở phía trước!
 
T

trifolium

~~~ Mưa axit - nguyên nhân và tác hại ~~~

Bài này tuy nó không liên quan gì đến chủ đề nhưng lại ngại lập pic mới quá =)), Mod đổi cái tiêu đề giùm nhé :D

Định nghĩa: Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Quá trình tạo nên mưa axít
ei76cdgbli5dsc71cd.jpg

Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như :lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:

* Lưu huỳnh:

S + O2 → SO2;

Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.

SO2 + OH· → HOSO2·;

Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl.

HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;

Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít).

SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);

Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.


* Nitơ:

N2 + O2 → 2NO;

2NO + O2 → 2NO2;

3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);

Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.

Tác hại và... ích lợi

Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử...
hzkm2dfaaqq3db09unpr.jpg

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ tăng lên, lượng nước trong ao hồ sẽ giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình.
20704030_images1331607_muaaxit01.jpg


Sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa axit. Chúng làm cơ quan hô hấp của con người dễ bị thương tổn hơn, gây ra các bệnh về phổi, và khiến bệnh tình của các bệnh nhân ngày càng trầm trọng hơn.

Mưa axit gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy(Đầm lầy là nơi sản ra lượng lớn khí methane), nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên.

Một cuộc điều tra toàn cầu mới đây đã cho thấy thành phần sunphua trong các cơn mưa này có thể ngăn cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy.Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm hydro và axetat) trong than bùn, rồi giải phóng methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane, còn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphua, đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý được dành cho vi khuẩn sinh methane. Do vậy, các vi khuẩn sinh methane bị "đói" và sản xuất ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần sunphua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%.

Biện pháp:

Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn.
0nhakinh271008.jpg

Khí thải từ các nhà máy - nguyên nhân chính gây mưa axit :

Để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020, trước năm 2005, 80% các nhà máy nhiệt điện phải lắp đặt thiết bị khử sunphua. Đây cũng là một trong những giải pháp hạn chế mưa axít mà nhà nước Trung Quốc đã đề ra năm ngoái. Các nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết bị này sẽ được bán điện với giá cao hơn. Tuy nhiên, quy định này không dễ thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện lâu đời. Rất ít trong số nhà máy này lắp đặt thiết bị khử sunphua bởi vì để lắp đặt được hệ thống khử sunphua hiệu quả phải chi khoản tiền trị giá 1/3 tổng đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện. Họ thà bị phạt còn hơn phải lắp đặt hệ thống khử sunphua. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc tăng lượng phạt khí thải SO2 từ 210 NDT (Nhân dân tệ-đơn vị tiền tệ của Trung Quốc) lên 420 NDT/tấn, năm tới mức phạt sẽ là 630 NDT. Ở tỉnh Quý Châu, chỉ có 2 trong số 9 nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết bị này. Các chuyên gia cho rằng, chính phủ nên rót thêm tiền để nâng cấp nhà máy lâu đời.

Nguồn: chủ yếu là http://www.thptgiadinh.com/forum/showthread.php?t=24561
 
B

beng0c_haykh0cnhe17

Giảm hiệu ứng nhà kính bằng màu trắng

Nếu màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá của 100 thành phố lớn nhất thế giới, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm tới 44 tỷ tấn.


Theo báo các chuyên gia tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), con số này lớn hơn lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà toàn nhân loại thải ra trong một năm. Biện pháp nói trên cũng làm giảm tốc độ tăng lượng khí carbon dioxide (CO2), hiện chiếm khoảng 75% trong tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.


Lý do khiến màu trắng làm giảm tình trạng nóng lên của khí hậu rất đơn giản: màu trắng phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhiều hơn màu đen và các màu sẫm. Hashem Akbari, một nhà vật lý tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, giải thích rằng một mái nhà màu trắng có diện tích 10 m vuông có thể làm giảm 1 tấn CO2. Ở những nước có khí hậu nóng ẩm, mái nhà màu trắng còn giúp làm giảm tới 20% chi phí sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong những tháng nóng nực.


Trên toàn thế giới, mái nhà chiếm khoảng 25% diện tích của đa số thành phố, còn vỉa hè chiếm khoảng 35%. Ngay cả khi lượng khí thải do nền công nghiệp thải ra hiện nay không giảm, việc phủ màu trắng cho mái nhà và vỉa hè có thể làm giảm một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại đã thải ra trong 10 năm.


Về mặt kinh tế, các nhà khoa học ước tính mái nhà và đường xá màu trắng có thể giảm hàng trăm tỷ USD mỗi năm dành cho nỗ lực giảm khí thải CO2. Ngoài việc giảm hiệu ứng nhà kính và chi phí sử dụng máy điều hòa, mái nhà và đường xá màu trắng còn mang đến lợi ích thứ ba: chúng có thể làm giảm nhiệt độ của bầu không khí đi vài độ C. Điều này sẽ làm giảm đáng kể sương khói.

ST
 
T

trifolium

10 giải pháp hạ nhiệt trái đất


Trái đất đang ngày càng nóng lên do lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển ngày nhiều, cộng với khả năng phản xạ tự nhiên của Trái đất ngày càng kém đi do băng bị tan chảy ở Bắc cực. Để đối phó với sự ấm lên toàn cầu này, các nhà khoa học đã đưa ra một số giải pháp dựa trên những tiến bộ khoa học hiện nay.


091212012310-428-387.jpg


1. Cây nhân tạo có thể giúp hấp thụ khí CO2 nhanh gấp 1.000 lần so với cây tự nhiên. Được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Columbia (Mỹ), cây nhân tạo có khả năng hút khí CO2 như cây thật, sau đó khí CO2 sẽ được đưa vào một bình chứa. Theo các nhà nghiên cứu, một cây nhân tạo có thể hấp thụ khoảng 1 tấn CO2/ngày, tương đương với lượng khí của 20 chiếc xe hơi thải ra. Tuy nhiên, chi phí để sản xuất một cây nhân tạo như thế này còn khá đắt, vào khoảng 15.000 bảng.

2. Phun vào không khí những hạt phân tử nhỏ có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời. Giải pháp khả thi nhất là phun các phân tử khí sulphat vào tầng trên của bầu khí quyển để phản xạ lại ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề axit hóa các đại dương gây ra do lượng khí CO2 thải vào khí quyển quá nhiều, thì rất có thể giải pháp phun khí sulphat sẽ tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn như mưa axit.

091212012330-74-586.jpg


3. Mây nhân tạo. Tạo ra những đám mây ở tầng thấp trên các đại dương hay tăng khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời cho Trái đất bằng cách bơm hơi nước vào trong không khí nhằm thúc đẩy quá trình tạo mây trên biển. Quá trình diễn ra nhờ những con thuyền được điều khiển bằng vi tính làm việc chăm chỉ ở các vùng biển xa xôi, phun làn sương nước biển vào không khí, từ đó hình thành những đám mây trắng dày giúp phản chiếu ánh mặt trời vào không gian.

4. Hòa trộn nước biển bằng cách sử dụng các đường ống lớn được đặt ở các đại dương để luân chuyển nước trên bề mặt có nhiều CO2 xuống tầng nước sâu hơn. Ý tưởng này của các nhà khoa học người Anh là nhằm cắt giảm lượng khí CO2 trên mặt nước bốc hơi vào khí quyển, làm tăng nhiệt độ Trái đất.
091212012330-304-327.jpg

5. Gương vũ trụ. Thay vì cố gắng chặn đứng tia sáng mặt trời ở bầu khí quyển, chúng ta còn có thể ngăn chặn từ bên ngoài vũ trụ. Một vài nhà khoa học nói rằng một tấm gương lớn hay những chiếc đĩa phản chiếu sẽ bay quanh quỹ đạo Trái đất và chặn đứng những tia sáng mặt trời.
Hiệp hội Khoa học Hoàng gia cho rằng phương pháp này khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ nào. Mặc dù vậy, nó tiêu tốn vài ngàn tỉ đô và phải cần hàng chục năm để thiết kế, xây dựng và đưa những tấm gương vào vũ trụ; nó còn đòi hòi một chương trình vũ trụ có quy mô lớn gấp nhiều lần từ trước đến nay.
091212012343-479-387.jpg

6. “Hệ thần kinh” cho Trái đất. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) và tập đoàn công nghệ Cisco đã hợp tác phát triển hệ thống Planetary Skin – được ví như “hệ thần kinh” toàn cầu – có khả năng hợp nhất dữ liệu từ các bộ cảm biến theo dõi điều kiện thực tế trên cạn, dưới biển, trên không trung và không gian, qua đó giúp các ngành quyết định về giải pháp phòng ngừa cũng như đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Dự án thí điểm, sắp triển khai vào năm 2010, sẽ giúp theo dõi lượng khí carbon đang tích trữ trong các khu rừng nhiệt đới cũng như xác định vị trí những khu rừng đó.

7. “Kính chống nắng” cho Trái đất. Roger Angel, nhà thiên văn học thuộc Trường Đại học Arizona (Mỹ) đưa ra ý tưởng sử dụng các tàu vũ trụ chạy bằng điện từ trường để bắn hàng tỷ các tinh thể silicon cực nhỏ vào không gian để phản xạ các tia bức xạ của mặt trời. Trước đây, họ đã thử nghiệm với một khoảng che phủ rộng gần 170.000km2 và kết quả cho thấy có thể giảm được 2% tia bức xạ từ mặt trời.

8. Sử dụng các bộ lọc khí CO2. Các bộ lọc khí khổng lồ sẽ được lắp đặt tại các nhà máy thải ra khí CO2, sau đó thiết bị lọc khí này sẽ chuyển khí CO2 thành soda. Các bộ lọc khí bằng nhựa đang được thử nhiệm tại các nhà máy ở Texas cho thấy thiết bị này có thể hấp thụ được 90% khí CO2 thoát ra và sau đó được chuyển thành một loại muối natri trung hòa được.
091212012354-574-850.jpg

9. Gương phản xạ ánh sáng mặt trời trên sa mạc.Trái đất có thể tự phản xạ được khoảng 30% ánh sáng mặt trời, thậm chí những vùng được bao phủ bởi tuyết hay băng có thể phản xạ được tới 90%. Tuy nhiên, băng trên Trái đất đang tan chảy với tốc độ rất nhanh khiến khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của Trái đất bị yếu đi đáng kể. Để đối phó với vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng chúng ta nên sử dụng những tấm gương khổng lồ đặt ở sa mạc Sahara để phản chiếu lại ánh sáng mặt trời. Dự án này ước tính mất khoảng 20 triệu bảng và mất 10 năm để thực hiện.
091212012354-91-875.jpg

10. Sản xuất điện từ sóng. Những đường ống có độ dài 200m và đường kính 5,5m có thể biến những con sóng trên biển thành năng lượng điện. Theo tính toán, nếu sóng có độ cao 1 mét, ở độ dài khoảng 1,8km bờ biển thì có thể tạo ra được một nguồn năng lượng bằng 35.000 mã lực; khi sóng cao 3 mét thì có thể tạo ra áp lực khoảng 29 tấn/m2 mặt biển.

*
Hà Hương (Theo Independent)
 
T

trifolium

Thủng tầng Ô zôn

Định nghĩa: là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu.

Ozon-Lothungtangozon.jpg.jpg

Tầng ôzôn

Ôzôn trong bầu khí quyển Trái Đất nói chung được tạo thành bởi tia cực tím, nó phá vỡ các phân tử O2, tạo thành ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử ôxy chưa bị phá vỡ để tạo thành O3. Trong một số trường hợp ôxy nguyên tử kết hợp với N2 để tạo thành các ôxít nitơ; sau đó nó lại bị phá vỡ bởi ánh sáng nhìn thấy để tái tạo ôzôn.

Khi tia cực tím chiếu vào ôzôn, nó chia ôzôn thành phân tử O2 và nguyên tử của ôxy nguyên tử, quá trình liên tục này được gọi là chu trình ôzôn-ôxy. Chu trình này có thể bị phá vỡ bởi sự có mặt của các nguyên tử clo, flo hay brôm trong khí quyển; các nguyên tố này tìm thấy trong những hợp chất bền vững, đặc biệt là cloroflorocacbon (CFC) là chất có thể thấy ở tầng bình lưu và được giải phóng dưới tác động của tia cực tím.

Chu trình ôxít nitơ để tạo thành ôzôn cũng có thể bị phá vỡ do sự có mặt của hơi nước trong khí quyển vì nó làm biến đổi các ôxít nitơ thành các dạng bền vững hơn.

Phân hủy ôzôn

Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím.

Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).

Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa Đông ở Nam Cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn theo mùa.

Nguyên nhân chính

Lỗ thủng ôzôn Nam Cực là phần của tầng bình lưu Nam Cực mà mức độ ôzôn hiện tại đã giảm xuống chỉ còn 33% so với các trị trước năm 1975. Lỗ thủng ôzôn xuất hiện vào mùa xuân ở Nam Cực, từ tháng 9 cho đến đầu tháng 12, khi gió tây mạnh bắt đầu thổi tuần hoàn trên lục địa và tạo thành bầu chứa khí quyển. Trong các "gió xoáy địa cực" này, hơn 50% ôzôn vùng phía dưới của tầng bình lưu bị phân hủy trong mùa xuân.

Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80 °C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn.

Hợp chất nhân tạo chlorofluorocarbons (CFCs) được sử dụng trong một số thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh… là một trong những nhân tố gây thủng tầng ozone.
Hợp chất này có thể lưu trong khí quyển từ 20 đến 120 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong quá trình tồn tại, chúng có thể phân hóa giải phóng ra khí clo dưới tác động của tia cực tím. Khí clo chính là tác nhân phá hủy tầng ozone.


Những nguy hại

a. Gây ung thư da: Lỗ thủng ở tầng ozone sẽ cho phép lượng bức xạ tia cực tím (UV) đến trái đất nhiều hơn. Theo ước tính của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, lượng tia cực tím (UVB) tăng 2% sẽ làm gia tăng 2-6% các ca ung thư da lành tính.

b. Rối loạn thị lực: Tia cực tím có thể gây viêm, bỏng giác mạc. Thêm vào đó, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể từ khi còn rất trẻ.

c. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Tia cực tím có lợi cho sức khỏe như tổng hợp vitamin D cho làn da. Tuy nhiên, dưới tác động của tia UVB trong ánh nắng mặt trời sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể con người.

d. Cuộc sống của sinh vật dưới nước. Lượng bức xạ tia cực tím đến trái đất nhiều sẽ tiêu diệt một phần phiêu sinh vật. Hậu quả là cuộc sống của nhiều loài bị ảnh hưởng, vì đây là nguồn thức ăn chính của nhiều loài sinh vật biển.

e. Ảnh hưởng đến thực vật trên cạn: Cây xanh cần ánh nắng để có thể quang hợp nhưng lượng bức xạ lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chúng sẽ làm giảm kích thước của lá, giảm diện tích hấp thụ ánh sáng để quang hợp. Chúng còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về lương thực, mùa màng, sự cân bằng sinh thái…
Quan trọng hơn là ảnh hưởng đến thời tiết. Sự suy giảm tầng ozone sẽ làm cho khí hậu ấm dần lên. Gia tăng bức xạ tia cực tím sẽ ảnh hưởng đến sự sinh ra và mất đi của CO2, khí gây hiệu ứng nhà kính.


Hành động ngay!

Chuyện vá lỗ thủng trên trời không chỉ của riêng các nhà khoa học. Những việc làm của chúng ta tuy nhỏ nhưng đóng góp rất lớn vào việc bảo vệ trái đất nếu mọi người cùng hành động.
Bạn cần phải bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động thiết thực sau:
- Không vứt lung tung các loại chất thải, đổ vào nơi quy định. Tiết kiệm từ những việc như sử dụng văn phòng phẩm, bao bì…
- Cẩn thận khi vận chuyển các chất hóa học. Hạn chế không dùng các loại chất phun như thuốc diệt trùng, chất khử mùi, sơn, keo… bởi vì chúng sẽ thải vào trong không khí những chất độc hại.
 
T

trifolium

Sự tràn dầu

Định nghĩa: là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường.
tran-dau.jpg

Thuật ngữ này thường đề cập đến các vụ dầu tràn xảy ra trong môi trường biển hoặc sông. Dầu có thể bao gồm nhiều loại khác nhau từ dầu thô, các sản phẩm lọc dầu (như xăng hoặc dầu diesel), bồn chứa dầu của các tàu, dầu thải hoặc chất thải dính dầu. Việc phát tán hoặc thậm chí hàng năm để có thể dọn sạch.

Dầu cũng được giải phóng vào môi trường do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới đáy biển. Hầu hết các vụ ô nhiễm dầu do con người đều từ hoạt động trên mặt đất, nhưng các vấn đề nổi trội đặc biệt hướng về các hoạt động vận chuyển dầu trên biển.


Tác động môi trường


Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng cách ly của lông, và vì vậy làm cho chim trở nên dễ tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm độ nổi trên mặt nước của chúng. Nó cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi, và kích thích hệ tiêu hóa. Các vấn đề này và khả năng hấp thu thức ăn bị hạn chế gây ra sự mất nước và mất cân bằng trao đổi chất. Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu. Hầu hết chim bị ảnh hưởng bởi dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người.
680px-Oiled_bird_3.jpg

Các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.

Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Khắc phục

Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các biện pháp thường được áp dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học, sinh học và hoá học. Đối với biện pháp cơ học, thực hiện quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan trên diện rộng. Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng và để thu gom xử lý. Sau khi dầu được quây lại dùng máy hớt váng dầu hút dầu lên kho chứa. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp hoá học khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài. Cụ thể, sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu - nước; các chất keo tụ và hấp thụ dầu...để xử lý. Với biện pháp sinh học là dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men... Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển.
Su-co-tran-dau.jpg

Ngoài ra, để việc ứng phó sự cố tràn dầu trên biển mang tính chuyên nghiệp đồng bộ, cần triển khai việc đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đầu năm 2009, Công ty Đóng tàu Bảo Tín (quận Bình Thạnh - TP.HCM) và Công ty Hải Minh đã làm lễ khởi công đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đây là tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển lớn nhất miền Nam vào thời điểm này.
 
T

trifolium

Sự hoang mạc hóa

Hoang mạc hóa


Định nghĩa: Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu.
0.798588001249980327.jpg

Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi.Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi.

Nguyên nhân

Trong các nguyên nhân gây ra nạn sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay . Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.

Đất sa mạc thường có biên giới rõ rệt với miền kế cận nhưng cũng có khi vùng sa mạc tiếp giáp một vùng chuyển tiếp rồi mới đến vùng đất ẩm nên miền ven sa mạc khó ấn định hơn. Vùng chuyển tiếp ở ven sa mạc này thường có hệ sinh thái mong manh. Đây cũng là nơi có nhiều tiểu khí hậu. Thí dụ như: cồn cát cao có thể che khuất gió cho một thửa đất trũng, và từ đó tạo điều kiện cho cây cỏ mọc xen vào. Đến khi có mưa thì vùng có thảo mộc sẽ có nhiệt độ mát hơn.
hideous_plant.jpg

Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị giao động bởi sinh hoạt con người như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa soi mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh.

Các cồn cát sa mạc cũng có thể di chuyển góp phần vào hiện tượng sa mạc hóa. Gió là động lực chính đẩy các cồn cát. Những hạt cát có thể lăn trên mặt đất hoặc tung lên trên không rồi rơi xuống. Chính động tác tung lên sẽ làm giao động thêm, khuếch đại lượng cát bị xô đẩy. Kết quả là lũ cát khi cả một cồn cát trườn vào. Khi có gió mạnh làm bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét tương tự như hiện tượng tuyết truồi (avalanche). Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuồng triền dốc bên kia, làm cồn cát tiến lên.

Hạn hán có khi bị ngộ nhận là nguyên do của tiến trình sa mạc hóa. Hạn hán phải nói là góp phần trong tiến trình đó nhưng nguyên do chính là do áp lực sinh hoạt con người trên môi trường thiên nhiên. Theo địa chất học thì trước thời kỳ văn minh nhân loại, không có bằng chứng khoa học nào để nói rằng diện tích sa mạc đang lan rộng thêm. Chỉ sau khi con người thay đổi môi sinh ta mới thấy hiện tượng sa mạc hóa.
0.745571001250127782.jpg

Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng. Chính là nạn lạm dụng đất đai làm suy thoái chất đất như trong trường hợp chăn nuôi mục súc quá tải và nạn nhân mãn đã tăng cường tốc độ sa mạc hóa ở vùng ven sa mạc. Dân du mục khi muốn thoát vùng sa mạc khô cằn thường đưa đàn mục súc đến vùng ven để sinh sống nhưng chính động tác đó đã làm sa mạc thêm rộng lớn và họ đã vô tình mang cái khô cằn của sa mạc theo với họ.
310px-Aralship2.jpg

Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được nhưng khi áp lực của con người làm hư hại lượng thảo mộc thiên nhiên thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi. Thiếu bóng rợp, nước trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ thổ diêm (soil salinity). Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi.


Hiện trạng


Vào thập niên 1930 tại Hoa Kỳ, vì quá tải chăn nuôi mục súc và canh nông ở vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ cùng với cơn hạn hán dài hạn, kết quả là trận "Dust Bowl" vĩ đại làm hư hại đất canh nông và hàng chục nghìn người phải xiêu tán. Sau đó với nhiều cải tiến về lối canh tác đất và sử dụng nước con người đã phản ứng kịp thời nên vấn nạn Dust Bowl không còn tái diễn. Tuy vậy ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn tiến hành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người.
images248336_V8B.jpg

Nạn nhân mãn và phép hỏa canh làm rẫy ở vùng nhiệt đới là nguyên do chính của nạn phá rừng. Khi đã mất thảm thực vật, hậu quả là đất đai bị soi mòn, mất chất màu và cuối cùng là biến thành sa mạc. Hiện tượng này rõ nhất ở vùng cao nguyên Madagascar nơi 7% diện tích là đất cằn đồi trọc, không còn khả năng trồng cấy được nữa.

Nạn quá tải mục súc là vấn nạn ở Phi châu như vùng núi Waterberg ở Nam Phi và dải Sahel. Sa mạc Sahara hiện nay đang tiến dần về phía nam với tốc độ 45 km/năm.

Các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Trung Hoa, Tajikistan, Afghanistan, Turkmenistan, Iran và Uzbekistan cũng bị ảnh hưởng nặng. Riêng Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng trọt đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa.

Biện pháp khắc phục

Vì nguy cơ thiệt hại đến hệ sinh thái, nhiều quốc gia có biện pháp chống sa mạc hóa như Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh thái (Biodiversity Action Plans). Các biện pháp ứng dụng thường nhắm vào giảm thiểu tốc độ sa mạc hóa và tái tạo đất màu nhưng động cơ nguyên thủy như chăn nuôi và canh tác đất quá lạm vẫn chưa khắc phục được.

Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. Những biện pháp khác phải kể việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh. Vùng Sahel ở Phi châu áp dụng cách trồng cây xanh cản gió để giảm thiểu khả năng đất bị bốc bụi và nước bốc hơi.

Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa. Một biện pháp là phổ biến loại lò bếp dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao .

Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển.
 
Top Bottom