Địa [ Địa 10] Gió.

J

jelly_nguy3n96tn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy bác giúp em câu hỏi này với ạ, hem bít trả lời, tks trước ạ:
- Trình bày sự hình thành và hoạt động của gió biển và gió đất.
_ Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu độ/1000m , khi xuống thấp nhiệt độ k2 tăng bao nhiêu độ/1000m. Cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?
-----------------------------
mong các bác giúp nhanh cho ạ, em cảm ơn trước:p
 
H

hardyboywwe

Gió biển và gió đất được tạo ra do sự chênh lệch áp suất giữa đất liền và mặt biển.

Ban ngày, cả mặt đất và mặt biển hấp thụ năng lượng mặt Trời như nhau. Nhưng do khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất nhanh hơn, và nhiệt dung riêng của đất cũng thấp hơn nên nhiệt độ mặt đất cao hơn nhiệt độ mặt biển.
Như vậy, áp suất không khí trên mặt đất sẽ thấp hơn (do nhiệt độ cao, không khí nở ra nhiều hơn). Do đó áp suất khí trên mặt biển cao hơn. Từ đó hình thành luồng khí thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển.

Ban đêm thì ngược lại, cả mặt biển và mặt đất đều tỏa nhiệt ra môi trường. lúc này do khả năng tỏa nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lại thấp nên mặt đất lại giảm nhiệt độ nhiều hơn, nhiệt độ thấp hơn mặt biển.
Như vậy ban đêm, không khí ở đất liền lạnh hơn (áp cao) so với không khí mặt biển (áp thấp). Lại hình thành luồng khí ngược lại, thổi từ đất liền ra ngoài biển, gọi là gió đất
 
H

hardyboywwe

Gió biển và gió đất được tạo ra do sự chênh lệch áp suất giữa đất liền và mặt biển.

Ban ngày, cả mặt đất và mặt biển hấp thụ năng lượng mặt Trời như nhau. Nhưng do khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất nhanh hơn, và nhiệt dung riêng của đất cũng thấp hơn nên nhiệt độ mặt đất cao hơn nhiệt độ mặt biển.
Như vậy, áp suất không khí trên mặt đất sẽ thấp hơn (do nhiệt độ cao, không khí nở ra nhiều hơn). Do đó áp suất khí trên mặt biển cao hơn. Từ đó hình thành luồng khí thổi từ biển vào đất liền, gọi là gió biển.

Ban đêm thì ngược lại, cả mặt biển và mặt đất đều tỏa nhiệt ra môi trường. lúc này do khả năng tỏa nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lại thấp nên mặt đất lại giảm nhiệt độ nhiều hơn, nhiệt độ thấp hơn mặt biển.
Như vậy ban đêm, không khí ở đất liền lạnh hơn (áp cao) so với không khí mặt biển (áp thấp). Lại hình thành luồng khí ngược lại, thổi từ đất liền ra ngoài biển, gọi là gió đất
 
V

volongkhung

_ Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu độ/1000m , khi xuống thấp nhiệt độ k2 tăng bao nhiêu độ/1000m. Cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?
-----------------------------
mong các bác giúp nhanh cho ạ, em cảm ơn trước:p
- Sườn Tây có gió ẩm thổi tới, lên cao tạo mây, gây mưa nhiệt độ không cao.
- Sườn Đông gió đã bị khô sau khi gây mưa, vượt qua đỉnh núi trườn xuống thấp, nhiệt độ không khí tăng.
- Lên cao 1000m nhiệt độ không khí ẩm giảm 6 độ, xuống thấp nhiệt độ không khí khô tăng lên 10 độ/1000m
 
N

ngovantoan1997

ngovantoan1997

-gió là sự chuyển dộng của kk từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Gio biển: ban ngày ven luc địa, đất hấp thụ nhiệt mạnh,nóng hơn mặt nước biển,nên ven luc địa hình thành hạ áp, còn ven bờ biển mát hơn hình thành áp cao. Gio thổi từ áp cao ven biển về áp thấp đất liền nên gọi là gió biển.
- Gio đất: Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn, mát hơn nên hình thành áp cao ở ven đất liền, còn vùng biển tỏa nhiệt chậm hơn hình thành áp thấp. Gio thổi tứ áp cao đất liền về áp thấpven biển nên gọi là gió đất.
- Gio phơn: Khi mát, ẩm thổi đến gặp dãy núi chắn lại, kk ẩm được đẩy lên cao, gặp lạnh ngưng tụ gây mưa ở sườn Tây. Không khí còn lại khô và nóng sẽ thổi xuống qua sườn Đông .
- Lêncao 1000m giảm 6độC , xuống 1000m tăng 10đôC.
;);););)
 
Top Bottom