Địa [Địa 10] Dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới

1. Dân số thế giới

- Dân số thế giới: 6477 triệu người (2005).
- Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau (có 11 quốc gia/ 200 quốc gia với dân số trên 100 triệu người, 17 nước có số dân từ 0,01 – 0,1 triệu người).
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

2. Tình hình phát triển dân số thế giới
- Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.
=>Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX do tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe...
II. Gia tăng dân số


1. Gia tăng tự nhiên
a) Tỉ suất sinh thô

- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).
- Yếu tố tác động: sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.

b) Tỉ suất tử thô
- Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị: ‰).
- Yếu tố tác động: mức sống, môi trường sống, trình độ y học, cơ cấu dân số, chiến tranh, tệ nạn xã hội…
- Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (<1 tuổi) phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe của trẻ em.
- Liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của dân số.

c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).
d) Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Gia tăng cơ học
- Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.
- Nguyên nhân:

  • Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm.
  • Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp.
3. Gia tăng dân số
- Tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (đơn vị %).
Bài 23: Cơ cấu dân số
I. Cơ cấu sinh học

1. Cơ cấu dân số theo giới (đơn vị %)
- Khái niệm: biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: ở các nước phát triển, nữ nhiều hơn nam và ngược lại.
- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.
- Ý nghĩa: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:

  • Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
  • Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 (đến 64 tuổi).
  • Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.

  • Thuận lợi: Lao động dồi dào.
  • Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
  • Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
  • Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
- Tháp dân số (tháp tuổi)
  • Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
  • Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).
  • Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a) Nguồn lao động
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Khu vực I: Nông – Lâm – Ngư nghiệp
- Khu vực II: Công nghiệp – Xây dựng
- Khu vực III: Dịch vụ
=> Xu hướng tăng ở khu vực II và III.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Dựa vào:

  • Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
  • Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.
=> Các nước phát triển có trình độ văn hóa cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
I. PHÂN BỐ DÂN CƯ

1. Khái niệm
- Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
2. Đặc điểm
a) Phân bố dân cư không đều trong không gian
- Năm 2005 mật độ dân cư trung bình: 48 người/ km2.
b) Phân bố dân cư biến động theo thời gian
- Từ năm 1650 – 2005 có sự biến động về tỉ trọng:
  • Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng.
  • Châu Âu, châu Phi giảm.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
- Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tính chaatscuar nền kinh tế...
- Các nhân tố khác: điều kiện tự nhiên, lịch sử di cư....
III. ĐÔ THỊ HÓA

1. Khái niệm
- Là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm
a) Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

- Từ năm 1900 - 2005:
  • Tỉ lệ dân thành thị tăng
  • Tỉ lệ dân nông thôn giảm
b) Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
  • Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
  • Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, Liên bang Nga, Libi.
  • Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
c) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
- Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật…
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường
- Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh - tử và hôn nhân ở các đô thị.
- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):
  • Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất).
  • Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 
Top Bottom