Địa [Địa 10] Bài thuyết trình

Đoàn Hoàng Lâm

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
644
354
176
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn hãy giúp mình làm một bài thuyết trình Gửi kèm hình ảnh về Các mùa trong năm bài 6 SGK địa 10 được không ạ, Mình cần gấp mai mình phải thuyết trình rồi, các bạn cố gắng giúp mình nha, mình hứa sẽ giúp lại toán 10 cho bạn nào cần và sẽ like mà:r3:r3
 

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
22
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
Các bạn hãy giúp mình làm một bài thuyết trình Gửi kèm hình ảnh về Các mùa trong năm bài 6 SGK địa 10 được không ạ, Mình cần gấp mai mình phải thuyết trình rồi, các bạn cố gắng giúp mình nha, mình hứa sẽ giúp lại toán 10 cho bạn nào cần và sẽ like mà:r3:r3
cac_mua_trong_nam.jpg

ảnh đây nhé :v
 

Huỳnh Đức Nhật

Banned
Banned
27 Tháng hai 2017
759
567
206
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
Địa Lí 10 Bài 6 – Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:

a.Về kiến thức:

-Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

-Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

b. Về kĩ năng:

-Sử dụng tranh ảnh , hình vẽ, mô hình để trình bày giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

-Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời: chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hàng năm, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất.

c.Về thái độ:

Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

a.Giáo viên: QĐC, chuẩn kiến thức, bản đồ thế giới, , SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ.

b.Học sinh: SGK , vở ghi

3.Tiến trình dạy học:

a.Kiểm tra bài cũ (2phút )

Câu hỏi:Giải thích nguyên nhân sinh ra sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất?(Do TĐ hình cầu nên một nửa luôn được MT chiếu sáng là ban ngày và một nửa không được chiếu sáng là ban đêm;Do TĐ tự quay nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối,gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.)

Định hướng bài: Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp về chuyển động xung quanh MT của Trái Đất.

b.Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

GV đưa ra ví dụ: Buổi sáng, buổi chiều Mặt Trời ta nhìn thấy có vị trí khác nhau → Mặt Trời không chuyển động, do vận động củaTrái Đất → chuyển động này là chuyển động biểu kiến . Hay khi ngồi xe ô tô nhìn ra ngoài ta cảm giác hàng cây ven đường chuyển động, nhưng thực tế là xe chuyển động.


HĐ 1:Tìm hiểu về chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời (HS làm việc cá nhân: 10phút)

Bước 1: GV yêu cầu HS cho biết:

-Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm?

-Xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

-Dựa vào hình 6.1, hoạt động quay quanh mặt trời (mô tả

Bước 2: HS nêu ý kiến, giáo viên chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ.

HĐ 2:Tìm hiểu các mùa trong năm(HS làm việc theo cặp: 15phút)

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK hình 6.2 nêu khái niệm về mùa.

– Các mùa trong năm.

– Dựa vào hình 6.2 xác định thời gian từng mùa. Các ngày 21/3 ; 22/6 ; 23/9 và 22/12.

– Vì sao sinh ra mùa ? Các mùa nóng lạnh khác nhau ? (Dựa vào hình 6.2 thảo luận).

Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ

(Nước ta và một số nước châu Á dùng âm-dương lịch nên thời gian sớm hơn 1,5 tháng(45ngày) ví dụ xuân phân là 4(5) tháng 2( SGK10)

(mùa ở hai bán cầu ngược nhau do thời điểm ngả về phía MT hoặc chếch xa MT của hai bán cầu lệch nhau; Vị trí các ngày 21/3,22/6,23/9,22/12 là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa).

HĐ 3: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ(HS làm việc theo nhóm: 15phút)

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 6.3 SGK và chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cụ thể.

Nhóm 1 và 2: cho biết hiện tượng ngày,đêm dài ngắn theo mùa? ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời ? Độ dài ngày và đêm như thế nào ở các ngày 21/3; 23/9; 22/6; 22/12

– Tương tự ngày 22/12.

– Vòng cực Bắc ngày 22/6 và ngày 22/12 độ dài ngày đêm như thế nào :

– Nêu nguyên nhân

Nhóm 3 và 4: cho biết ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ và nêu nguyên nhân.

Bước 2: Đại diện nhóm trình bày GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ.(ngày 21/3 và 23/9 không có bán cầu nào ngả về phía MT=> ngày,đêm bằng nhau; ngày 22/6 tia MT vuông góc với CTB lúc 12h trưa=> mọi đia điểm ở BBC ngày dài nhất. Còn NBC là ngày 22/12( GV sử dụng bảng phụ)

I.Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời-Khaí niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.








-Nguyên nhân : Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

– Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam(22/12) lên chí tuyến Bắc(22/6)

– Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến

– Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam

-Khu vực không có hiện tượng MT lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.





II. Các mùa trong năm:

-Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

– Mỗi năm có 4 mùa:

+Mùa xuân:từ 21/3(lập xuân)→22/6(hạ chí).

+Mùa hạ:từ 22/6(hạ chí) đến 23/9(thu phân).

+Mùa thu: từ 23/9(thu phân) đến 22/12( ĐC)

+Mùa đông:từ 22/12(ĐC) đến 21/3(XP).

-Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.








III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Khi chuyển động, do trục TĐ nghiêng, nên tùy vị trí của TĐ trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

– Theo mùa:

* Ở BBC:

Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm =12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm =12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

* Ở NBC thì ngược lại:

– Theo vĩ độ:

+ Ở Xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.

+ Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

+ Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

+Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
 
Top Bottom