[ĐH Sinh]Đề & Đáp án thi thử lần 02

T

trihoa2112_yds

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đã ra xong đề thi thử Đại học, Cao đẳng năm 2011 môn Sinh học. Lần thứ II.

Các bạn tải đề xuống và làm bài theo chương trình đã đề ra. Các bạn làm theo cấu trúc như đã đưa ra trên bảng điểm để tiện khi chấm bài và đưa kết quả.

Hạn chót nộp bài: 25/04
Các bạn có thể tham khảo thêm chương trình này tại đây.

Thân!
 

Attachments

  • De Chinh Thuc 02.doc
    94.5 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Sau đây là đáp án chính thức cho đề Thi thử ĐH môn Sinh lần II.
da2.png
 
M

minhhung180193

Anh ơi giải thích giùm em các câu số 17, 19, 24, 28, 30, 31, 33, 35

Câu 34: Cho em hỏi phân bào thì khác nguyên phân và giảm phân chỗ nào anh ?
 
L

love_sky

Anh giải thích giùm e các câu này nha: 5, 19, 24, 29, 33, 46.
-Câu 4, cônsixin tác dụng vào giai đoạn tế bào đang phân chia thì phải là kì sau chứ anh???
-Câu 11, cái đề có phải nghĩa tương đương với "đặc điểm dễ nhận biết nhất" ko anh? nếu vậy thì phải chọn B mới đúng chứ??
-Câu 14, cho e hỏi các hạt phấn ko có khả năng thụ tinh thì vẫn được tạo ra hả anh?
 
D

daominhnhat

sao minh ko thay dap an va ket qua dau het vay
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
P

phuongdung282

Mình cũng không nhìn thấy đáp án đâu cả.......................................
 
T

trihoa2112_yds

Anh ơi giải thích giùm em các câu số 17, 19, 24, 28, 30, 31, 33, 35

Câu 34: Cho em hỏi phân bào thì khác nguyên phân và giảm phân chỗ nào anh ?

Câu 34: Phân bào bao gồm phân bào không tơ và phân bào có tơ, nghĩa là trực phân nguyên phân và giảm phân em àh.

17 : Cơ sỡ phân tử trong tiến hóa thuộc về cơ chế di truyền chứ không nằm ở cấp độ phân tử. Vì vậy mà cơ sở cho sự tiến hóa là quá trình tích lũy các thông tin di truyền ( những biến đổi trong kiểu gen ).

19 : Câu này các bạn dễ nhầm với đáp án D, tuy nhiên đây là khái niệm, vì vậy cần chính xác về cách phát biểu. Đáp án D tuy khá đúng về tinh thần nội dung nhưng vẫn còn một vài điểm thiếu sót, chưa bao hàm hết ý nghĩa. Câu A là phát biểu chính thức từ SGK các bạn xem lại giúp.

24: Khó khăn chủ yếu, vì vậy số lượng NST nhiều 46 không phải là khó khăn chính ở đây. Còn đối với yếu tố xã hội, chỉ đúng khi nghiên cứu bằng phương pháp lai, trong khi chúng ta có thể dùng các phương pháp khác.

28: C sai vì đã nói rằng " mọi loài sinh vật ". Không hẳn là như thế.

30: Câu này đáp án của Bộ chính thức. Đây cũng là thực tế nghiên cứu, chúng ta phải phân biệt nhờ vào tần số tương đối nhưng trong một vài gen tiêu biểu, điều này có thể đặc trưng cho quần thể.

31: Đây là câu mình muốn giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của các loại tia vật lí:
- Tia phóng xạ: có tác dụng kích thích và dây ion hóa các phân tử khi đi xuyên qua mô sống.
- Trong khi đó tia tử ngoại chỉ có tác dụng kích thích nhưng không gây ion hóa, điều này giải thích tại sao các bạn đi ngoài trời trưa nắng vẫn không có vần để gì.

33: Nhân tố trực tiếp ở đây duy nhất chỉ có Chọn lọc tữ nhiên, các nhân tố còn lại chỉ là nhân tố gián tiếp thôi.

35: Câu này không có gì đặc biệt, chỉ là kiến thức thông thường, chúng ta nhìn vào các cơ quan được đưa ra cùng nguồn gốc của chúng thì sẽ biết được rằng đây là thích nghi hình thái.

Vì thời gian gấp nên anh chỉ nói qua như vậy, có gì thì em cho thắc mắc rồi anh sẽ giải thích thêm nha.
 
L

love_sky

Còn mấy câu của e nữa nhờ a giải thích giúp :). À cho e hỏi cái câu 31 ấy nếu ánh sáng giàu tia tử ngoại thì vẫn gây ung thư da mà a, như vậy nó vẫn có khả năng gây ion hóa chứ a???
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Anh giải thích giùm e các câu này nha: 5, 19, 24, 29, 33, 46.
-Câu 4, cônsixin tác dụng vào giai đoạn tế bào đang phân chia thì phải là kì sau chứ anh???
-Câu 11, cái đề có phải nghĩa tương đương với "đặc điểm dễ nhận biết nhất" ko anh? nếu vậy thì phải chọn B mới đúng chứ??
-Câu 14, cho e hỏi các hạt phấn ko có khả năng thụ tinh thì vẫn được tạo ra hả anh?

Câu 4: Consixin có tác dụng làm ức chế sự hình thành thoi vô sắc. Vì vậy không thể tác dụng vào kì sau được.

11: Không em àh, cái này phải là đặc điểm chính yếu và chính xác, không thể gây nhầm lẫn hay một cách chung được, mang tính chất đặc trưng. Còn đáp án B vẫn chỉ mang tính chất cục bộ.

14: Đúng rồi em. Đó là ý của người ra đề, người ta chỉ đề cập là hạt phần không có khả năng thụ tinh, tuy nhiên hạt phấn vẫn tạo ra bình thường.

5: Em đọc kĩ lại đề rồi phân tích đáp án sẽ rõ.

24: Cái này liên quan nhiều tới dụng ý của người ra đề nữa, người ta không xét trên tính chất mà xét trên phương pháp nghiên cứu là nhiều.

29: Câu A là câu thể hiện rõ nhất và hoàn thiện nhất về quá trình, các câu còn lại, hay câu B chỉ là một phần, không mang tính chất khái quát, quá trình.

46: Nhiệt độ tăng, sẽ làm quá trình chuyển hóa, sinh trưởng và phát triển tăng tốc lên. Vì vậy làm thời gian sinh sản giảm xuống.
 
M

minhhung180193

Em chưa hiểu ý anh giải thích câu 34 cho lắm
Câu 34: Ở các loài sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình:
A, Nguyên phân và giảm phân.
B, Phân bào.
C, Thụ tinh.
D, Cả A và C
Các loài sinh sản vô tính đâu có giảm phân đâu phải không anh mà phân bào bao gồm cả giảm phân vậy phân bào hơi bao quát tí chứ nói đúng ra thì phải là nguyên phân và trực phân phải không anh
 
L

love_sky

Cái câu 34 e thấy có vấn đề: Phân bào gồm trực phân và gián phân (NP,GP). Vi khuẩn cũng là loài sinh sản vô tính và hình thức sinh sản của nó là trực phân (phân bào ko tơ). Nếu xét lại chỉ có đáp án B (Phân bào) là thỏa mãn.
 
T

trihoa2112_yds

Đúng là câu này đề ra không chặt cho lắm.
Tuy nhiên có một điểm trong đề. Là đề cập đến "Nhiễm sắc thể", vì vậy chúng ta không đề cập đến nhân sơ ( vì vật chất di truyền nhân sơ không được coi là NST ).
Còn về Giảm phân trong sinh sản vô tính, cái này thì chỉ biết đề có đề cập đến, còn nguồn kiến thức anh không chắc nên không giám nói ở đây. Bài này anh chỉ giám nói đến chuyện Nhiễm sắc thể cho mọi người rõ thôi hen.
 
Q

quyen164

anh ơi! đáp án đâu ạ! cả điểm của tụi em nữa! anh post lên đi.

@Hòa: Có rồi đó em, anh post trong bài viết thứ 2 và thứ 3 của Topis này rồi đó, mọi người đều thấy hết mà. Em xem lại phía trên xem sao.
 
Last edited by a moderator:
Q

quyen164

cho em hỏi câu 1 với. cách tính bài này ntn ạ ? bài này có sự giao thoa giữa 2 quần thể. h0k bít có dùng công thức như 1 quần thể hay h0k?
 
Top Bottom