Sử 7 Đền Đô

ptqh___626.

Học sinh
Thành viên
8 Tháng một 2019
88
28
36
18
Bình Dương
Bình Dương
THCS Thuận Giao

0975034856

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2019
142
151
21
17
Bình Định
Trường THCS Ngô Mây
Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 âm lịch hằng năm, là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm kỷ niệm ngày Thái tổ Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh, tạo dựng, phát triển quốc gia và nền văn hoá Đại Việt rực rỡ.

Đền Đô nguyên là Thái Miếu nhà Lý do Lý Thái Tổ khởi dựng năm 1019. Thái miếu là miếu thờ “Hồn thiêng sông núi” của đất nước. Thái miếu nhà Lý còn gọi là Cổ Pháp điện, đền bản hương Cổ Pháp mang tính chất thờ nước. Vì thế từ xưa hàng năm bộ Lễ phải về đứng chủ tế.
Ngày nay, lễ hội Đền Đô được chính quyền và nhân dân trong vùng tổ chức trong 3 ngày (từ 14 – 16 tháng 3 âm lịch), tại làng Ðình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhưng chính hội là ngày 16-3 - ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng. Ðám rước với hàng vạn người tham gia từ chùa Kim Ðài đến đền Ðô (khoảng 3 km). Ði đầu đám rước gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm trùy đồng và hàng trăm quân sĩ đi theo. Tiếp đến là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, mũ đen. Ði đầu là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau rồi đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu một con ngựa và có 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước là các vị mặc sắc phục lễ hội, hương lão và dân làng dự hội, cờ lọng che rợp đồng nội, tiếng trống vang trời.
Người trẩy hội Đền Đô sẽ được giới thiệu lịch sử triều Lý, lịch sử Đền Đô, tham gia các trò vui dân gian đậm bản sắc vùng quê Kinh Bắc, của làng Bảng xưa: Hát quan họ, hát tuồng, hát chèo, đọc và bình thơ, đấu cờ người, tổ tôm điếm, thi nấu cơm niêu đất, thi gói bánh phu thê, bắt vịt trên hồ bán nguyệt, đấu vật, đấu bóng chuyền, cầu lông…
Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương, thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Ngoài ra, khi đến đây du khách có thể tham quan cụm di tích lịch sử văn hóa trên quê hương nhà Lý như: Chùa Dận (tức Cổ Pháp tự, chùa ứng Thiên Tâm) nơi Lý Công Uẩn ra đời, chùa Kim Đài (tức Quỳnh Lâm tự) nơi Lý Công Uẩn từng làm tiểu, đền Rồng nơi thờ Lý Chiêu Hoàng, Thọ lăng Thiên Đức nơi yên nghỉ của các đức vua triều Lý, Lý Thánh mẫu Phạm Thị và Nguyên Phi ỷ Lan, đình Đình Bảng kiến trúc tuyệt xảo, chùa Giỏ (tức Quang Đổ tự) nơi nhiều người tới cầu phúc, nhà cổ Tam Tự Đường họ Nguyễn Thạc, dấu tích của dòng Tiêu Tương huyền thoại…
 
Top Bottom