Đò lèn là một bức tranh hai sắc thái, một , trong sáng, giản dị, một da diết buồn. Bạn có thể đi theo 2 hướng đó để hoàn thiện bài viết.
1. Con đò tuổi thơ:
_ Nguyễn duy viếtb đò lèn như một con người trên đường lần tìm về ký ức. Những câu chuyện tuổi thơ thật đẹp, rất giản dị, rất gần, rất mộng mơ;
Thưở nhỏ tôi ra cống na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình lâm
...
_ Nhà thơ, hồi nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác, ham chơi và nghịch ngợm. Tuổi thơ của ông, không đau đớn, không gian khổ, không khó khăn, nhưng vẫn làm cho người đọc, nhất là bạn đọc cùng thế hệ, phải rung động. Người ta nhận ra nó bình thiường quá. Nó khơi nguồn cho những mạch ký ức dạt dào tuôn chảy trong con người bé thơ bấy lâu bị đời sống vùi lấp mất. Ta mơ hồ nhận ra chính mình. Những cống na, những chợ Bình lâm, đền sòng...có thể là tên thật, có thể chỉ là những cái tên tượng trưng: nó phảng phất hình ảnh thời thơ ấu của một thế hệ người thời chống mĩ.
_ Người bà hiện lên như một chỗ dựa cho tuổi thơ. Nguyễn duy ít nhắc đến bà (chỉ xuất hiện trong một vài khổ thơ), nhưng với thi nhân, người bà như là một cái gì đó gắn bó bền chặt lắm. Khi ta đi xa, chỉ cần nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến một dịa điểm nào đấy, là những ký ức, những con người cứ nối nhau hiện ra trong tâm trí. Nguyễn duy có lẽ cũng vậy. Nhắc đến "Đò lèn", người nhớ nagy đến bà. Người bà ấy đi vào nhung nhớ tuổit hơ cũng như nhiều người bà khác: tần tảo, cần cù, cả đời làm lụng cho cháu, cho con.
_ Những kỷ niệm ấu thơ
2. Da diết kỷ niệm buồn - ký ức của nhà thơ khi nhớ lại:
Nỗi buồn trong đò lèn phảng phất một thứ gì như là nỗi vấn vương, cái nhớ chơi vơi, cái nhớ không rõ ràng ta đã từng một lần bắt gặp trong tây tiến. Tựu chung đó là buồn, nỗi buồn trào lên trong trí nhớ, khi mỗi lần ngồi mường tượng lại cảnh quê hương có con đò, cây đa, bến nước. Những hình ảnh chập chờn ẩn hiện, như điệu hát văn với cô đồng dấy lên trong một ngôi đền lvà lờ mờ vọng lại trong quá khứ. Một chút gì đó như là ân hận. Nhà thơ nhận ra mình thiêt vô tâm , cũng như bao đứa trẻ khác, không kịp nhận ra những hình ảnh quen thuộc chung quanh quý giá và khó gặp lại tới mức nào: đò lèn với người bà quanh năm tần tảo mà nhà thơ không hay biết. Nôĩ buồn trào ra khi ông chợt nhận thấy tất cả đã trở về một dĩ vãng xa xôi. Cảnh còn, bờ sông vẫn bên lở bên bồi, nhưng tuổi thơ đã vĩnh viễn trôi theo năm tháng:
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi
Nỗi buồn da diết theo mỗi bước chân người đọc trên con đò lèn tìm về với dĩ vãng tuổi thơ.
đây chỉ là các đoạn văn gợi ý, bạn tự tìm các trích dẫn cũng như cảm nhận của riêng bạn để hoàn chỉnh bài viết)