Câu 1:
a, Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vât đối với nhân tố sinh thái
- Loài phân bố rộng thì có giới hạn đối với các nhân tố sinh thái rộng
b, Quần thể phải hội tụ đủ các yếu tố
- Cùng loài
- Cùng sống trong khoảng thời gian, không gian nhất định
- Có khả năng kết hợp để sinh sản và tạo thế hệ mới
* Ví dụ: Quần thể trâu rừng Nam Phi năm 2020
c, Rắn lục đuôi đỏ ăn ếch cây =>Số lượng ếch cây sẽ nhiều hơn số lượng rắn lục
=> A là ếch cây, B là rắn lục
- Mỗi quạn hệ giữa rắn lục đuôi đỏ với ếch cây là mối quan hệ đối địch : sinh vật ăn sinh vật khác => Loài này phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển của loài còn lại
c, Đây là hiện tượng thường biến, rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở Việt Nam sẽ biến đổi 1 số tập tính để thích nghi với môi trường sống => Xuất hiện tại vườn nhà
Câu 2:
a, Người làm vườn sẽ không đạt được mong muốn vì khi trồng cây như thế sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gần => Thế hệ sau có chất lượng, năng suất kém hơn so với cây ban đầu
b,
- Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
- Vị ngọt của quả sẽ có mức phản ứng rộng hơn vì tùy vào môi trường khác nhau thì vị của quả khác nhau. Còn số lượng quả chỉ có nhiều hoặc ít chứ không đa dạng như vị ngọt
Câu 3:
a,
C,B: 3'
A,D: 5'
b,
- Mạch mới tổng hợp theo chiều 5' -> 3'
- DNA mẹ có 2 mạch gốc song song bằng nhau và ngược chiều
c,
[tex]\frac{A+T}{G+X}[/tex] giảm => có 2 trường hợp xảy ra:
TH1: A+T giảm => mất 1 cặp A-T => Số liên kết hidro sẽ giảm 2 liên kết
TH2: G+X tăng => thêm 1 cặp G-X => Số liên kết hidro sẽ tăng 3 liên kết
Câu 4:
a. Đúng. Các alen của từng gen sẽ liên kết voeis nhau và phân li đồng đều trong quá trình giảm phân, điều này em có thể dễ đang nhận thấy được khi viết giao tử của kiểu gen có liên kết gen, các alen của từng gen luôn đi kèm với nhau nhận biết bằng dấu gạch ở dưới.
b. Sai. Ở cặp NST giới tính thì các tính trạng phân li phụ thuộc vào nhau để đảm bảo thông tin di truyền ở cả hai giới.
Câu 5:
a. Dạng 1: Ta thấy đây là đột biến dị bội tạo ra cơ thể 2n-1 và 2n+1, chỉ cần viết sơ đồ lai ra và bị đột biến ở giao tử tạo n+1 và giao tử 0 từ đó tổ hợp lại.
Dạng 2: Đây là dạng đột biến chuyển đoạn không tương đồng, do các tác nhân đột biến tác động làm cho một đoạn bị đứt, gãy và chuyển sang cho NST khác.
b. Đây đột biến xảy ra trên 2 NST khác nhau
Tỉ lệ giao tử bình thường: 1/2 x 1/2 = 1/4
Tỉ lệ giao tử bị đột biến : 1-1/4 = 3/4
Câu 6:
- (3),(4) bình thường sinh con bị bệnh => gen gây bệnh là gen lặn. Quy ước gen: A_bình thường >< a_bị bệnh
* Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ => gen gây bệnh không nằm trên Y
* Giả sử gen gây bệnh nằm trên X không nằm trên Y thì (5) có kiểu gen: [tex]X^aX^a[/tex], nhận [tex]X^a[/tex] từ cả bố và mẹ => Bố có kiểu gen [tex]X^aY[/tex]_bị bệnh nhưng theo giả thiết, bố (1) lại bình thường nên gen gây bệnh không nằm hoàn toàn trên X
* Giả sử gen gây bệnh nằm trên cả X và Y (vùng tương đồng XY) thì (2),(5) bị bệnh có kiểu gen[tex]X^aX^a[/tex] => Bố (1) bình thường có kiểu gen [tex]X^aY^A[/tex]
-(2) luôn cho [tex]X^a[/tex], (1) cho [tex]Y^a[/tex] => Con trai (6) có kiểu gen: [tex]X^aY^A[/tex]
- Con trai (9) có kiểu gen: [tex]X^aY^a[/tex]=> nhận [tex]Y^a[/tex] từ bố (3), [tex]X^a[/tex] từ mẹ (4) => Bố (3) có kiểu gen: [tex]X^AY^a[/tex], mẹ (4) bình thường có kiểu gen: [tex]X^AX^a[/tex]
- Con trai (8) bình thường luôn nhận [tex]Y^a[/tex] có kiểu gen [tex]X^AY^a[/tex]
- Con gái bình thường (7) có kiểu gen: [tex]X^AX[/tex]
- Để cặp vợ chồng (6),(7) sinh con bị bệnh thì (6) phải có kiểu gen: [tex]X^AX^a[/tex] => Xác suất (6) có kiểu gen [tex]X^AX^a[/tex] là: [tex]\frac{1}{2}[/tex]
- Cặp vợ chồng (6), (7) sinh con:
P: (6) [tex]X^aY^A[/tex]_bình thường x (6) [tex]X^AX^a[/tex]_bình thường
G: [tex]X^a[/tex][tex]Y^A[/tex]................[tex]X^A[/tex][tex]X^a[/tex]
F1:
-KG: [tex]1X^AX^a:1X^AY^A:1X^aX^a:1X^aY^A[/tex]
-KH: 3 bình thường : 1 bị bệnh
=> Xác suất sinh con bị bệnh là: [tex]\frac{1}{2}.\frac{1}{4}=\frac{1}{8}[/tex]