Đề này tương đối vừa sức và phân hoá được trình độ của học sinh lớp 9 lên 10. Riêng câu 3 và 4 là tính phân hoá khá cao; câu 4 là tuỳ vào khả năng nhận thức của học sinh về sự kiện đó (bên GV chúng tôi hiểu quá rõ sự kiện này theo hai khía cạnh khác nhau, có người nói khía cạnh này, có người nói khía cạnh khác... cái đó là chuyện bình thường). Ở đây giải khái quát cho một số câu của đề này, soát bên trên thì có lẽ học sinh like mà không hiểu cũng như không:
1.
a. Các quốc gia giành độc lập đầu tiên là Indonesia (7/1945) rồi lan sang các nước Đông Nam Á khác là Việt Nam và Lào; vì chủ nghĩa phát xít Nhật mất tinh thần và rệu rã sau các trận thua quân Đồng minh, khí thế chiến thắng liên tiếp của Hồng quân Liên Xô đánh tan phát xít Đức khích lệ tinh thần đấu tranh mãnh liệt của các nước Đông Nam Á; cái bên trong là những chuẩn bị kỹ càng của chính đảng và lực lượng bên trong nước
b. Biện pháp: phát triển kinh tế trong nước bằng những biện pháp phù hợp như kích thích đầu tư vốn của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho công nhân để tăng năng suất; khuyến khích nước ngoài đầu tư nhưng Nhà nước phải kiểm soát. Tăng cường các biện pháp an sinh xã hội để xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo, khuyến khích nhân tài học trường đại học lớn; tham gia vào các sáng kiến kỹ thuật mới nhằm vực dậy kinh tế - nhất là kinh tế tri thức của Văn minh hậu công nghiệp (thời văn minh 4.0). Giao lưu văn hoá giữa các nước để học hỏi, nhưng không "hoà tan". Xây dựng chính quyền ổn định và dân chủ; thực hiện đoàn kết giữa các giai tầng trong xã hội....
2. Phản ánh hai quá trình: chuẩn bị tư tưởng và đường lối; chuẩn bị lực lượng thông qua tổ chức để rồi cuối cùng là lập Đảng Cộng sản thống nhất. Đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản (1920), viết nhiều bài để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin vào Việt Nam. Kế tiếp là Người tập hợp thành niên yêu nước của Tâm tâm xã để lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tiếp tục viết báo và xuất bản sách Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường kách mệnh (1927), cho hội viên vào làm các công nhân xí nghiệp, công trường qua phong trào "vô sản hoá". Có đường lối, lực lượng yêu nước rồi thì Nguyễn Ái Quốc bắt đầu họp nhất ba tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.
- Có tới 4 chiến dịch, mỗi cái 0,5 điểm. Nêu được tên chiến dịch là chiếu cố 0,25 điểm, phần còn lại tuỳ hỉ GV sẽ chấm theo cách của họ. Ở đây chỉ nói tên chiến dịch và ý nghĩa, phần còn lại GV sẽ linh hoạt chấm (GV xứ Hà Nội chưa biết chấm kiểu gì và cũng chẳng biết nó theo barem hay không, nhưng cực kỳ không thích người nào chơi barem quá mức cần thiết với một đề như thế này).
Chiến dịch chính là: Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Đông Xuân 1953 - 1954 (nó cũng được gọi là chiến dịch, vì nó tới 4 chiến dịch nhỏ nữa cơ) và Điên Biên Phủ. Việt Bắc là đánh bại chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp và buộc chúng vào thế đánh lâu dài, lực lượng ta được củng cố dần; Biên giới là ta chủ động đánh bại giặc, mở thông biên giới với các nước XHCN anh em; Đông Xuân phá sản cơ bản kế hoạch Navarre, tạo tiền đề cho Điện Biên Phủ => Điện Biên Phủ là đánh nát ảo mộng xâm lược của Pháp, buộc chúng phải vào đàm phán Genève 1954.
Có chỗ thì lại 3 chiến dịch, nếu vậy thì chiến dịch và Tổng tiến công, Tổng khởi nghĩa là cùng một nghĩa: vì nó tạo bước ngoặt cho cuộc chiến. Một PGS trả lời là 3 chiến dịch: Việt Bắc, Biên giới và Điện Biên Phủ
* Câu này chắc chắn sẽ có học sinh giải đúng và giải sai. Nếu là 3 chiến dịch thì hết cả ba là 1,25 điểm; phần ý nghĩa mỗi cái 0,25 điểm. Nếu là 4 chiến dịch thì cách tính điểm như trên. Ai đó ghi là 4 chiến dịch thì hoạ chăng bị trừ ít điểm thôi không đáng kể, 3 thì đúng - ở đây mình liệt kê 2 trường hợp có thể của giám khảo khi chấm điểm; nhưng cuối cùng, ba câu đầu năng tính học thuộc nhiều hơn; câu này được nhưng có vẻ khá là đánh đố học sinh. Nhưng nếu là 3 chiến dịch thôi thì "bạt" luôn Đông - Xuân 1953 - 1954 à ? Nó cũng có các chiến dịch chứ không phải là không có đâu (chiến cuộc là tập hợp các chiến dịch - có chỗ ghi là "tổng tiến công chiến lược" cũng không sai)
4. Gợi ra nhiều suy nghĩ:
- Là sự kiện báo hiệu: 1) Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng; 2) Kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; 2) Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); 3) Kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1954-1975); 4) Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới kéo dài hơn 110 năm kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858); 5) Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước; 6) Mở ra kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội…
- Suy nghĩ sâu hơn: 7) Là thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng; 8) Sự hy sinh vô bờ bến của đồng bào và chiến sĩ…, 9) Vinh quang này trước hết thuộc về những người đã hy sinh…
- Suy nghĩ sâu hơn nữa: 10) Tự hào về truyền thống đánh giặc của ông cha…; 11) Lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc…; 12) Trách nhiệm của thế hệ trẻ noi gương, phát huy truyền thống…, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…