Văn 9 Đề tuyển sinh lớp 10 sở GD&ĐT Bình Thuận năm 2019 - 2020

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc những đoạn trích thơ, văn sau và trả lời các câu hỏi:​
Trích 1:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
b. Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Trích 2:
“Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên (1). Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá (2).”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
d. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết đó (0,75 điểm)
e. Câu (2) trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra các thành phần câu. (0,75 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. (Bài làm khoảng 01 trang giấy thi)

Câu 3. (4,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân khi nghe tin làng mình theo giặc.
(Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)​
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1:
Trích 1

a) Ánh trăng của Nguyễn Duy
b) Từ láy: vành vạnh, phăng phắc
c) Nội dung chính của đoạn thơ là sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng, ánh trăng là biểu tượng của những kí ức đã qua, của những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời.
Trích 2
d) Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết thế: người thanh niên - người con trai ấy
2)
Câu (2) là câu đơn với
Người con trai ấy (CN) đáng yêu thật (VN1), nhưng làm cho ông nhọc quá (VN2).
Câu (2) là câu ghép do câu có 2 ngữ liệu ngữ nghĩa đều đảm bảo.
Người con trai ấy (CN) đáng yêu thật (VN), (CN rút gọn) nhưng làm cho ông nhọc quá (VN).

Câu 2:
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
: lòng biết ơn
Bàn luận vấn đề
1. Giải thích
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.
VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...
Kết thúc vấn đề
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Câu 3:
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:
+ Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.
+ Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai
- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.
+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người.
- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai
- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).
- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).
+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được.
- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?)
+ Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai
- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài
+ Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.
→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.
- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.
+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.
+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác
- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai
- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng
- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản)
3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng
- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.
+ Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân.
III. Kết bài
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
- Ông Hai người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.
- Chứng tỏ Kim Lân đã am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
 
Top Bottom