II. làm văn
Câu 2:
1. Giải thích
- Cảm xúc thơ: là phản ứng, là sự rung động của con người trước sự tốt đẹp, ngọt ngào mà thơ ca mang lại
- Cảm - cảm nhận: là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét , đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của 1 tác phẩm nào đó. Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, cần lắng nghe, chắt lọc những cảm xúc , những rung động của chính mình.
- Nghĩ - suy nghĩ: là vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề nào đó, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới, nội dung mới đặc sắc, hay ho hơn
=> Cảm xúc thơ bao gồm cả cảm và nghĩ: là sự hài hoà thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa cái ảo và cái chân thực, là một phương diện để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy tưởng của con người về một tác phẩm
2. Phân tích:
a. Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
- Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, ông là một nhà thơ chiến sĩ, đã từng tham gia phục vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sáng tác tiêu biểu là tập thơ Ánh trăng.
- Ánh trăng được sáng tác ở thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
+ Bài thơ viết về thiên nhiên- một trong những chủ đề quen thuộc của thơ ca nói chung
+ Bài thơ mượn đề tài thiên nhiên để nói tới suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ và con người, cuộc đời
b. Cảm nhận tác phẩm:
- Hình ảnh ánh trăng xuất hiện trong nhan đề bài thơ cho biết đề tài, chủ đề mà bài thơ muốn thể hiện
- Ánh trăng trở thành hình ảnh trung tâm của bài thơ
+ Vầng trăng gắn bó sâu đậm với con người từ thời thơ ấu, trải qua khó khăn gian khổ trong chiến đấu
''Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ''
+ Cấu trúc lặp và biện pháp liệt kê “đồng, sông, bể, rừng” theo trình tự không gian hẹp tới rộng, từ quê hương tới đất nước đã trở thành nhân chứng, thức tỉnh con người
=> Trải qua khổ cực, cuộc sống bình dị, hồn nhiên, tình cảm của con người và vầng trăng bền chặt “nghĩa tình”
- Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ, trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ tình nghĩa
- Vầng trăng được nhân hóa trở thành “tri kỉ” có tâm trạng, cảm xúc, sự thủy chung sâu sắc
“Vầng trăng thành tri kỉ”
- Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng
+ Tác giả tạo ra sự đối lập giữa con người quá khứ và con người hiện tại, giữa sự thiếu thốn trong quá khứ với sự “hiện đại” đầy đủ của thực tại
- Từ đó, diễn tả sự thay đổi về mặt tình cảm của con người: con người lãng quên vầng trăng, quên quá khứ, nên vầng trăng tình nghĩa giờ chỉ “như người dưng qua đường”
+ Con người trong sự đủ đầy vật chất và tiện nghi dễ dàng quên đi gian khổ, đau thương từ quá khứ
- Khổ thơ thứ 4 tạo nên bước ngoặt làm chuyển hướng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình
+ Hoàn cảnh được đẩy đến bước ngoặt khi tình huống bất ngờ xảy đến:
''Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om''
Đây là tình huống quen thuộc, rất thực, tình huống tạo nên tính bước ngoặt để tác giả bộc lộ và thể hiện chủ đề tác phẩm
+ Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “ phòng tối om” >< “vầng trăng tròn”
+ Người và trăng đối mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng lên, dường như “vầng trăng tròn vành vạnh” vẫn luôn chung thủy đứng chờ
+ Trăng xuất hiện đột ngột có sức rung động mạnh mẽ thức tỉnh lương tâm con người
=> khổ thơ quan trọng tạo nên tính bước ngoặt cho bài thơ cũng là hồi chuông làm thức tỉnh tình nghĩa, lương tâm của con người
- Hình tượng vầng trăng và dòng cảm xúc của tác giả
Sự xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình “ ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể/ như là sông là rừng”
- Chủ thể trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng cũng chính là quá khứ đối diện với hiện tại, sự thủy chung tình nghĩa đối diện với sự bạc bẽo vô tình
+ Đối diện với vầng trăng tình nghĩa, con người dường như thức tình được sự thiện lương: nhìn sâu vào bản thân để thấy lỗi lầm, sự thay đổi của mình
+ Cuộc gặp gỡ không lời giúp con người tự soi chiếu vào chính mình
- Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý của tác giả
+ “trăng cứ tròn vạnh vạnh” biểu trưng cho sự chung thủy, nghĩa tình, trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ dù con người có thay đổi, vô tình
+ Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không trách cứ, oán hờn thể hiện sự bao dung, độ lượng của con người nghĩa tình
+ Sự im lặng khiến nhân vật trữ tình “giật mình” đây là sự thức tỉnh lương tâm rất đáng trân trọng
+ Câu thơ cuối cùng là sự âm hận, nỗi niềm tâm sự trở nên ám ảnh, day dứt
=> Sự cảnh tỉnh, nhắc nhở con người nhớ về quá khứ, về những điều ân tình thủy chung
- Bài thơ cho thấy những ý nghĩa khác của hình ảnh vầng trăng: vầng trăng còn mang ý nghĩa như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến cuộc sống của con người trong quá khứ.
- Bài thơ giàu tính triết luận, răn dạy con người không được lãng quên quá khứ, ghi nhớ nó với lòng biết ơn và lấy nó làm động lực phấn đấu cho tương lai.
3. Tổng kết