Đề tuyển sinh lớp 10 môn Hóa THPT Chuyên KHTN Hà Nội 2019 -2020

nhatminh1472005

Banned
Banned
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
643
411
101
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hoaa-1329-1558950141.jpg
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Câu V:
Dùng kĩ thuật tự chọn lượng chất
giả sử n CO2= 11 mol, nH2O= 15 mol
=> Đây là ankan
n ankan= n CO2-nH2O= 4 mol
C = 11/4= 2,75
Vậy CTPT có thể là C2H6 và C3H8
Đặt n các ankan này lần lượt là x, y
Theo đề bài, ta có hệ pt:
[tex]\left\{\begin{matrix} x+ y = 4\\ 2x +3y =11 \end{matrix}\right.[/tex]
Suy ra x= 1, y=3
giải thôi hihi

Câu 1:
b) 12x+y+16z= 74
Sau gần 20 phút giải phương trình này (giải nghiệm nguyên, đk z< 4,625) em ra C2H2O3 :D
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Câu 1:
a.
Với a và b lần lượt là số mol của R và O
n là số oxi hóa của R.
nSO2 = 0,2 mol
Theo bài ra, ta có:
[tex]\left\{\begin{matrix} R.a = 18,2\\ R.a + 16.b = 23,4\\ na = 0,2.2+2b \end{matrix}\right.[/tex]
Suy ra: b = 0,325 mol ; na = 1,05 mol và Ra = 18,2
Lập tỉ: [tex]\frac{R.a}{n.a}=\frac{R}{n} = \frac{52}{3}[/tex]
Vậy n = 3 và R = 52
Kim loại R là Cr
B gồm Cr2(SO4)3: 0,175 mol
D có công thức Cr2(SO4)3.xH2O, vì hiệu suất kết tinh chỉ đạt 90% nên nCr2(SO4)3(D) = 0,175.0,9 = 0,1575 mol
mD = mCr2(SO4)3(D) + mH2O => mH2O = 51,03 gam
=> nH2O = 2,835 mol
Vậy [tex]x =\frac{nH_{2}O}{nCr_{2}(SO_{4})_{3}} = \frac{2,835}{0,1575} = 18[/tex]
b.
nA1 = 0,02 mol ; nO2 = 0,02 mol
Đặt A1: CxHyOz
Bảo toàn khối lượng: mA1 + mO2 = mCO2 + mH2O
⇒ mCO2 + mH2O = 2,12 gam
Ta có: y ≤ 2x + 2
⇒ 44.0,02.x + 18.(x + 1).0,02 ≥ 2,12
⇒ x ≥ 1,419
Trường hợp x = 2, ta có: nCO2 = 0,04 mol ; nH2O = 0,02 mol
A1 có CT là: C2H2Oz
Lại có MA1= 74 ⇒ z = 3
Vậy A1 có CT là: C2H2O3
Trường hợp x = 3, ta có: nCO2 =0,06 mol; nH2O = - 0,52 (Loại)
A1 có CT là: C2H2O3 có k = 2, tác dụng được với NaOH vậy A1 phải chứa là axit hoặc anhidrit axit
HOOC – CHO + NaOH → NaOOC – CHO + H2O
(HCO)2O + 2NaOH → 2HCOONa + H2O
Câu 2:
Xét hỗn hợp khí A: nA = 0,164 mol
Áp dụng qui tắc đường chéo, ta có: nN2O = 0,064 mol và nN2 = 0,1 mol
TH1: Sản phẩm khử của M có tạo thành NH4+
Đặt nNH4NO3 = a mol
M → Mn+ + ne
2NO3- + 10H+ + 8e → N2O + 4H2O
0,128 ← 0,64 ← 0,512 ← 0,064 mol
2NO3- + 12H+ + 10e → N2 + 6H2O
0,2 ← 1,2 ← 1 ← 0,1 mol
NO3- + 10H+ + 8e → NH4+ + 3H2O
a ← 10a ← 8a ← a mol
nH+ = 10.nN2O + 12.nN2 + 10.nNH4+ = 1,84 + 10a = 2 mol
⇒ a = 0,016 mol
nNO3- (muối) = 8.nN2O + 10.nN2 + 8.nNH4+ = 1,512 + 8a = 1,64 (mol)
Áp dụng bảo toàn e, ta có: nM = 1,64/n (mol)
⇒ M = 2457n/82
Biện luận M theo n (n: 1,2, 3) thì không có giá trị nào phù hợp
Vậy sản phẩm khử của M không có NH4+
TH2: Sản phẩm khử của M không có NH4+
Bảo toàn e:
2NO3- + 10H+ + 8e → N2O + 4H2O
0,128 ← 0,64 ← 0,512 ← 0,064 mol
2NO3- + 12H+ + 10e → N2 + 6H2O
0,2 ← 1,2 ← 1 ← 0,1 mol
M → Mn+ + ne
1,512/n ← 1,512 mol
Ta có: M = 32,5n
Biện luận suy ra: n = 2 ; M = 65
Vậy kim loại M là Zn
nHNO3 phản ứng = nH+ = nNO3- (muối) + nN(N2O) + nN(N2) = 1,84 mol
Vậy nHNO3 dư = 2 – 1,84 = 0,16 mol
Vậy dung dịch B gồm: Zn(NO3)2:0,756 mol và HNO3 dư: 0,16 mol
Đặt công thức chung của 2 kim loại kiềm là A, ta có:
2A + 2HCl → 2ACl + H2 (1)
2A + 2H2O → 2AOH + H2 (2)
nA = nH2 = 2.1,304 = 2,608 mol ⇒ MtbA = 26,73
Vì X, Y là 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nên 2 kim loại là Na và K
Dung dịch E gồm: ACl và AOH (A: Na, K)
B + E thu được nZn(OH)2 = 0,554 mol
Giả sử: Zn(NO3)2 dư, AOH phản ứng hết
HNO3 + AOH → ANO3 + H2O
0,16→ 0,16 mol
Zn(NO3)2 + 2AOH → Zn(OH)2 + 2A(NO3)2
1,108 mol← 0,554 mol
Vậy nH2(1) = 1,304 – nH2(2) = 1,304 – (1,108+0,16)/2 = 0,67 mol
⇒ nHCl = 2nH2 (1) = 1,34 mol
⇒ CM(HCl) = 0,67 M
Giả sử: AOH hòa tan một phần kết tủa Zn(OH)2
HNO3 + AOH → ANO3 + H2O
0,16→ 0,16 mol
Zn(NO3)2 + 2AOH → Zn(OH)2 + 2A(NO3)2
1,108 mol← 0,554 mol
Zn(NO3)2 + 4AOH → A2ZnO2 + 2H2O + 2ANO3
0,202 → 0,808 mol
Vậy nH2(1) = 1,304 – nH2(2) = 1,304 – (1,108+0,808+0,16)/2 = 0,266 mol
⇒ nHCl = 2nH2(1) = 0,532 mol
⇒ CM(HCl) = 0,266 M
Câu 3:
a.Khi nung hợp chất A, B trong bình chân không thi sau phản ứng chỉ thu được CO và H2 nên thành phần của A và B gồm C, H, O.
Vì sau phản ứng phân hủy, O chỉ nằm trong CO nên nC = nO và số nguyên tử C bằng số nguyên tử O
Đặt công thức đơn giản nhất của A và B là: CaHbOa
Ta có: %mH = b/(12a + b + 16a) = 4,545/100
⇒ a : b = 3 : 4
Vậy công thức đơn giản nhất của A và B là C3H4O3
b. B có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất nên CTPT của B là C3H4O3
Xét B: có k = 2 và tác dụng được với NaOH
HOOC–CH2–CHO + NaOH → NaOOC–CH2–CHO + H2O
HOOC–CO–CH3 + NaOH → NaOOC–CO–CH3 + H2O
(CH3CO)(HCO)O + 2NaOH → CH3COONa + HCOONa + H2O
c.
A và C đều tác dụng với NaHCO3 tạo CO2 nên A và C đều có nhóm chức axit -COOH.
A có công thức phân tử: (C3H4O3)n hay C3nH4nO3n
Xét A có k = (2 + 6n – 4n)/2 = n + 1
Ta có: A chỉ chứa 1 loại chức, và thuộc loại hợp chất no nên A là axit no, đa chức.
⇒ Độ bất bão hòa k = số nhóm COOH
⇒ n + 1 = 1,5n
⇒ n = 2
Vậy A là C6H8O6
A: HOOC–CH2–CH(COOH)–CH2–COOH
MA = 176 ⇒ MC = 88
Xét C có chứa nhóm chức COOH nên C là một axit, MC = 88 nên C có CTPT là C4H8O2
Nung nóng A ở nhiệt độ thích hợp tạo thành C:
HOOC –CH2–CH(COOH)–CH2–COOH → (to) CH3–CH(COOH)–CH3 + 2CO2

Câu 4:
Gọi mol của Zn, Na, Na2O và BaO lần lượt là a, b, c, d. Ta có:
16.100(c + d) = 10,19.(65a + 23b + 62c + 153d) (1)
a + 0,5.b = nH2 = 0,02 (2)
Xét dung dịch Z:
Bảo toàn điện tích ta có: 2.nZn2+ + nNa+ = nCl- + 2.nSO42-
⇒ nZn2+ = (0,01 + 0,12 – 2d – b – 2c)/2 = 0,65 – 0,5b – c – d (mol)
mZ = mNa+ + mZn2+ + mCl- + mSO42-
= 23.(b + 2c) + 65.(0,65 – 0,5b – c – d) + 35,5.0,01 + 96.(0,06 – d) = 3,52 (3)
Bảo toàn nguyên tố Zn: nZn ban đầu = nZn/Zn(OH)2 + nZn2+(Z)
⇒ nZn(OH)2 = a – (0,65 – 0,5b – c – d) = a + 0,5b + c + d - 0,65 (mol)
m↓ = mBaSO4 + mZn(OH)2 = 233.d + 99.( a + 0,5b + c + d - 0,65) = 9,815 (4)
Giải 4 hệ phương trình 4 ẩn (1), (2), (3), (4) ta có:
a = 0,01 mol; b = 0,02 mol ; c = 0,01 mol, d = 0,04 mol
mX = mZn + mNa + mNa2O + mBaO = 7,85 gam
%mZn = 65.0,01/7,85 = 8,28%
%mNa = 0,02.23/7,85 = 5,86%
%mNa2O = 0,01.62/7,85 = 7,9%
%mBaO = 0,04.153/7,85 = 77,96%
Câu 5:
a. Ta có: nCO2 : nH2O = 11 : 15
Vậy hiđrocacbon là trong X là hiđrocacbon no, mạch hở.
Giả sử: nCO2 = 11 mol ; nH2O = 15 mol
⇒ nX = nH2O – nCO2 = 4 mol
Số C trung bình = 11/4 = 2,75
Vậy X gồm C2H6 và C3H8
Áp dụng phương pháp đường chéo:
%nC2H6 = 25% và %nC3H8 = 75%
b.
i/Xét 4 mol hỗn hợp X có 1 mol C2H6 và 3 mol C3H8
C2H6 → C2H4 + H2
a → a → a
C3H8 → C3H6 + H2
3a → 3a → 3a
Hỗn hợp Z có: nZ = C2H6 dư + C2H4 + C3H8 dư + C3H6 + H2
= 4 + 4a
mZ = mX = 1.30 + 3.43 = 162 gam
dZ/H2 = 162/(4 + 4a) = 13,5.2
⇒a = 0,5
Vậy H = 0,5/1 = 50%
ii/ Z gồm: C2H6 dư ; C2H4 ; C3H8 dư ; C3H6 ; H2
Z + H2O(H2SO4)
C2H4 + H2O → CH3CH2OH
CH2=CH-CH3 + H2O → CH3-CH2-CH2-OH
CH2=CH-CH3 + H2O → CH3-CH(OH)-CH3
Xét trong ½ D ta có: Hỗn hợp D + Na
nH2 = 0,03 mol => ½ D có: n =0,06 mol
Vậy nCH3CH2OH = 0,06/4 = 0,015 mol
nCH3-CH2-CH2-OH + nCH3-CH(OH)-CH3 = 0,045 mol
Xét ½ D + CuO:
CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
CH3-CH2-CH2-OH + CuO → CH3CH2CHO + Cu + H2O
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO → CH3COCH3 + Cu + H2O
Vậy E gồm: CH3CHO; CH3CH2CHO; CH3COCH3
E + AgNO3/NH3
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + NH3 + H2O
0,015 → 0,03
CH3CH2CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3CH2COONH4 + 2Ag + NH3 + H2O
4,5.10-3 ← 9.10-3
⇒ nCH3-CH2-CH2-OH = 4,5.10-3 và nCH3-CH(OH)-CH3 = 0,0405 mol
Vậy trong ½ D có C2H5OH:0,015 mol; CH3-CH2-CH2-OH = 4,5.10-3 ;CH3-CH(OH)-CH3 = 0,0405 mol
%mC2H5OH = 20,354%
%mCH3-CH2-CH2-OH = 71,681%
%mCH3-CH(OH)-CH3 = 7,965%
 
Last edited:
Top Bottom