Đề THPT Chuyên Huế

N

ngobaochauvodich

Attachments

  • đề thi thử môn hóa(khó)-ĐHKH-Huế.doc
    94 KB · Đọc: 1
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Mình thấy một số câu có đáp án không chính xác ví dụ:
Câu 25: Số amin có CTPT C6H15N ko tạo bọt khí với HNO2 ở nhiệt độ thường là:
A.15....................B.22..................C.23........................D.16
Câu này đáp án là 22 nhưng chính xác phải là 23 CT.
Câu 31. Đốt hoàn toàn 0,336 lit ankandien X ở đktc. Sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 400nl dd Ba(OH)2 0,15M thu 8,865 gam kết tủa. CTPT của X là:
A. C3H4.................B. C3H4 hoặc C5H8.....................C.C4H6....................D.C5H8
Đáp án laf A nhưng phải là B mới đúng.
CO2 sục vào 400ml Ba(OH)2 0,15 M -> 8,665 gam kết tủa => nCO2=0,045 hoặc 0,075
=> C3H4 hoặc C5H8
...................
 
N

ngobaochauvodich

Câu 1: Geranial (3,7-đimetyl oct-2,6-đien-1-al) có trong tinh dầu sả có tác dụng sát trùng, giảm mệt mỏi, .Để phản ứng cộng hoàn toàn với 57 gam geranial cần tối đa bao nhiêu gam brom trong CCl4?
A. 120gam. B. 240 gam. C. 90 gam. D. 150 gam.

Câu 2:: Cho các phản ứng sau :
(1) F2 + H2O =>
(2) Ag + O3 =>
(3) KI + H2O + O3 =>
(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 =>
(5) Điện phân dung dịch H2SO4 =>
(6) Điện phân dung dịch CuCl 2 =>
(7) Nhiệt phân KClO3 =>
(8) Điện phân dung dịch AgNO3 =>
Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.

Câu 3:Sục khí H2S cho tới dư vào 100 ml dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,1M và CuSO4 0,2M; phản ứng xong thu được a gam kết tủa Giá trị của a là:
A. 1,92 gam B. 4 gam C. 3,68 gam D. 2,24 gam

Câu 4 : Cho các chất: Cu, Mg, FeCl2, Fe3O4. Có mấy chất trong số các chất đó tác dụng được với dung dịch chứa Mg(NO3)2 và H2SO4 ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 5: Phương án nào sau đây là đúng ?
A. Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch Br2
B. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch NaOH
C. Để điều chế poli(vinyl ancol) người ta thuỷ phân poli(vinylclorua) trong mối trường kiềm
D. Phản ứng thế –Br bằng -OH của anlyl bromua dễ hơn phenyl bromua

Câu 6: Cho 9,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng xẩy ra hoàn tòan, thấy còn 4 gam Cu không tan và dung dịch A Sục Cl2 dư vào dung dịch A, kết thúc phản ứng. cô cạn dung dịch thu được được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 12,45 B. 9,2 C. 10,32 D. 11,6

Câu 7 : Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Sục vào dd X b mol hay 2b mol CO2 thì lượng kết tủa sinh ra đều bằng nhau. Tỉ số a/b có gía trị là:
A. 2 B. 1 C. 1.5 D. 1,25

Câu 8: Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dd Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V đã dùng là:
A. 0,2 B. 0,15 C. 0,25 D. 0,3


Câu 9: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: NaAlO2, NaOH dư, Na2CO3, NaClO, C6H5ONa, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xảy ra là:
A. 7 B. 5 C. 6 D. 8.

Câu 10 : Trong các phản ứng sau, xảy ra trong dung dịch :
1. Na2CO3 + H2SO4 2. Na2CO3 + FeCl3 3. Na2CO3 + CaCl2
4. NaHCO3 + Ba(OH)2 5. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
Các phản ứng có tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là:
A. 1, 3 B. 2, 5 C. 2, 3, 5 D. 2, 4




 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 1: Geranial (3,7-đimetyl oct-2,6-đien-1-al) có trong tinh dầu sả có tác dụng sát trùng, giảm mệt mỏi, .Để phản ứng cộng hoàn toàn với 57 gam geranial cần tối đa bao nhiêu gam brom trong CCl4?
A. 120gam. B. 240 gam. C. 90 gam. D. 150 gam.
n(geranial)=57/152=0,375
1 mol geranial + tối đa 3 mol Br2/CCl4
0,375------------>1,125 mol=> m=180 gam
Chẳng ra đáp án nào cả.
Câu 2:: Cho các phản ứng sau :
(1) F2 + H2O =>
(2) Ag + O3 =>
(3) KI + H2O + O3 =>
(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 =>
(5) Điện phân dung dịch H2SO4 =>

(6) Điện phân dung dịch CuCl 2 =>
(7) Nhiệt phân KClO3 =>
(8) Điện phân dung dịch AgNO3 =>

Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.

Câu 3:Sục khí H2S cho tới dư vào 100 ml dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,1M và CuSO4 0,2M; phản ứng xong thu được a gam kết tủa Giá trị của a là:
A. 1,92 gam B. 4 gam C. 3,68 gam D. 2,24 gam
CHỉ CuS kết tủa.
a=0,2.0,1.36=1,92 gam

Câu 4 : Cho các chất: Cu, Mg, FeCl2, Fe3O4. Có mấy chất trong số các chất đó tác dụng được với dung dịch chứa Mg(NO3)2 và H2SO4 ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Cả 4 chất
Câu 5: Phương án nào sau đây là đúng ?
A. Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch Br2
B. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch NaOH
C. Để điều chế poli(vinyl ancol) người ta thuỷ phân poli(vinylclorua) trong mối trường kiềm
D. Phản ứng thế –Br bằng -OH của anlyl bromua dễ hơn phenyl bromua
 
D

drthanhnam

Câu 6: Cho 9,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng xẩy ra hoàn tòan, thấy còn 4 gam Cu không tan và dung dịch A Sục Cl2 dư vào dung dịch A, kết thúc phản ứng. cô cạn dung dịch thu được được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 12,45 B. 9,2 C. 10,32 D. 11,6
Gọi số mol Fe3O4 và Cu đã pu là x, y
232x+64y=5,92
dd A gồm FeCl2 và CuCl2
Sục Cl2 dư vào A--> FeCl3 và CuCl2
m=3x.162,5+y.135=487,5x+135y gần bằng 2,1(232x+64y)=12,45 gam
Đáp án A
Câu 7: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Sục vào dd X b mol hay 2b mol CO2 thì lượng kết tủa sinh ra đều bằng nhau. Tỉ số a/b có gía trị là:
A. 2 B. 1 C. 1.5 D. 1,25
Ta có: 2a-2b=b= số mol kết tủa=> a/b=3/2=1,5
 
T

tiendung926

Câu 9: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: NaAlO2, NaOH dư, Na2CO3, NaClO, C6H5ONa, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xảy ra là:
A. 7 B. 5 C. 6 D. 8.

Câu này có 7 phàn ứng mà sao lại có đáp án là 8 nhỉ
Trừ cái Ca(HCO3)2 vì Co2 ở pu này dư oy
 
T

tiendung926

Câu 10 : Trong các phản ứng sau, xảy ra trong dung dịch :
1. Na2CO3 + H2SO4 2. Na2CO3 + FeCl3 3. Na2CO3 + CaCl2
4. NaHCO3 + Ba(OH)2 5. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
Các phản ứng có tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là:
A. 1, 3 B. 2, 5 C. 2, 3, 5 D. 2, 4

Câu này quen nhỉ .. 2 và 4
________________________________
 
N

nhoklokbok

Trích:
Câu 2:: Cho các phản ứng sau :
(1) F2 + H2O =>
(2) Ag + O3 =>
(3) KI + H2O + O3 =>
(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 =>
(5) Điện phân dung dịch H2SO4 =>
(6) Điện phân dung dịch CuCl 2 =>
(7) Nhiệt phân KClO3 =>
(8) Điện phân dung dịch AgNO3 =>
Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
câu này phải trừ CuCL2 ra chứ ạ, nó đâu ra khí oxi:(
Trích:
Câu 25: Số amin có CTPT C6H15N ko tạo bọt khí với HNO2 ở nhiệt độ thường là:
A.15....................B.22..................C.23 ........................D.16
Câu này đáp án là 22 nhưng chính xác phải là 23 CT.
cho mình hỏi câu này làm sao để tính nhanh?
 
T

tiendung926

Trích:
Câu 2:: Cho các phản ứng sau :
(1) F2 + H2O =>
(2) Ag + O3 =>
(3) KI + H2O + O3 =>
(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 =>
(5) Điện phân dung dịch H2SO4 =>
(6) Điện phân dung dịch CuCl 2 =>
(7) Nhiệt phân KClO3 =>
(8) Điện phân dung dịch AgNO3 =>
Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
câu này phải trừ CuCL2 ra chứ ạ, nó đâu ra khí oxi:(

cho mình hỏi câu này làm sao để tính nhanh?

điện phân CuCl2 cho ra H2 , chứ có tạo Oxi đâu .
Hình như chưa có công thức tính nhanh đồng phân bậc 2 , 3 của amin thì phải ...
 
D

drthanhnam

điện phân CuCl2 cho ra H2 , chứ có tạo Oxi đâu .
Hình như chưa có công thức tính nhanh đồng phân bậc 2 , 3 của amin thì phải ...
Điện phân hết Cl- nó điện phân đến nước mà.
Mình đoán vậy!
^^
Câu 25: Số amin có CTPT C6H15N ko tạo bọt khí với HNO2 ở nhiệt độ thường là:
A.15....................B.22..................C.23 ........................D.16
Câu này đáp án là 22 nhưng chính xác phải là 23 CT.
cho mình hỏi câu này làm sao để tính nhanh?
Tính nhanh thì không được nhưng đếm nhanh thì được:
amin phải là amin bậc 2, 3
Tính theo quy tắc 2-4-8 của thầy Sơn
Ta có: 6=1+5(8 đp)=4+2(4 đp)=3+3(2.2=4 đp)=1+1+4(4 đp)=1+2+3(2 đp)=2+2+2(1 đp)
Vậy tổng cộng là: 8+4+4+4+2+1=23
Thân!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom