Đề 10 Đề thi văn vào 10 _ Vĩnh Long (2021-2022)

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI VĂN VÀO 10 VĨNH LONG
I, Đọc hiểu:
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu chuyện về củ khoai tây
Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi ni lông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho một người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào cái túi ni lông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần. Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo cái túi ấy bên mình dù đi bất cứ đâu, ngủ hay làm việc. Sự phiền phức khi phải mang vác một cái túi chứa hàng chục củ khoai tây khiến chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân hủy thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và chúng tôi không muốn mang nó bên mình nữa.​
Câu 1: Theo lời kể, thầy giáo yêu cầu họ viết những gì trên củ khoai tây? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu ra 1 phiền phức mà túi khoai tây đã gây ra cho người đeo nó.(0,5 điểm)
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn được in đậm :"Sau vài ngày, túi của vài người đã bắt đầu nặng dần"? (1,0 điểm)
Câu 4: Thế nào là hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý. Đặt một câu có hàm ý khuyên mọi người nên tha thứ lỗi lầm cho người khác. (0,5 điểm)

II, Tập làm văn:
Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (Khoảng 01 trang giấy thi) trình bày nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải pháp cho hiện tượng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn văn sau, trích Ánh Trăng - Nguyễn Du:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.


(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam 2010)​
Từ đoạn thơ, hãy rút ra bài học nhận thức và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đáp án đề thi văn vào 10_Vĩnh Long
I, Đọc hiểu
Câu 1:

Thầy giáo yêu cầu họ viết tên người họ không tha thứ lỗi lầm và ngày tháng lên củ khoai tây.
Câu 2:
Có nhiều khi, họ phải đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.
Câu 3:
Ý nghĩa của câu văn được in đậm "Sau vài ngày, túi của vài người đã bắt đầu nặng dần": Trong cuộc sống, chúng ta phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác để bản thân cảm thấy nhẹ nhõm hơn, không bị ràng buộc bởi bất kì một thứ nào hết. Nếu không học cách rộng lượng, bao dung thì gánh nặng đè lên vai ta sẽ càng nặng thêm mà thôi.
Câu 4:
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra những từ ngữ ấy.
Điều kiện sử dụng hàm ý:
  • Người nói (người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
  • Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Đặt câu: Sống bao dung và rộng lượng sẽ được mọi người quý mến.

II, Tập làm văn:
Câu 1:

a, Mở đoạn:
  • Giới thiệu vấn đề: Một trong những vấn đề được chúng ta quan tâm hàng đầu hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường, nguyên nhân chính đó chính là rác thải nhựa.

b, Thân đoạn:
- Giải thích rác thải nhựa là gì?
  • Rác thải nhựa là những đồ dùng làm bằng nhựa, không thể phân hủy khi bị thải bỏ ra môi trường, như là: Túi bóng, chai nước, ống hút,....
  • Nhựa cũng có rất nhiều loại nhưng khi thải ra bên ngoài thì đều gây hại như nhau, mỗi món đồ nhựa mất đến hàng trăm năm để phân hủy, gây ra bao điều không tốt cho nhân loại.
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa:
  • Một phần cũng do thói quen sử dụng đồ nhựa chỉ vì tính tiện lợi của nó và giá thành rẻ, nhiều loại dùng một lần xong là có thể đem vứt như các quán ăn hay làm vì như thế có thể tiết kiệm chi phí thay vì dùng đồ bằng tre hay nứa.
  • Hơn nữa, có một số người rất vô tâm, cứ vứt bất cứ đâu họ thích, một cách tùy tiện mà không hề quan tâm đến môi trường.
  • Một nguyên nhân khác cũng là do các nhà máy không đủ nhân lực, hiệu suất kém và không có các biện pháp giải quyết triệt để trong khi lượng rác ngày càng nhiều hơn.
- Hậu quả:
  • Như chúng ta đã biết, để mỗi rác thải nhựa phân hủy cần ít nhất một trăm năm hoặc có những đồ nhựa khó phân hủy như: chai đựng chất tẩy rửa, dây cước câu cá, nắp chai thì cần đến năm trăm năm để phân hủy hoàn toàn.
  • Cứ mỗi ngày chúng ta thải ra một món đồ làm từ nhựa thì hậu quả sẽ ra sao nếu về sau? Chắc chắn sẽ tạo ra một khối rác cứ nằm bên ngoài không thể phân hủy.
  • Nếu đồ nhựa không phân hủy sẽ nằm sâu bên trong lòng đất, gây cản trở sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất.
  • Khi không khí, đất và nước bị ô nhiễm thì sức khỏe con người cũng ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là thai nhi và trẻ nhỏ. Khi ở gần nơi bị ô nhiễm sẽ bị mắc các bệnh như: Tiêu chảy, sốt, ho, cảm lạnh,....rồi dần dần sau đó đi sâu vào các cơ quan gây nên những bệnh có thể dẫn tới tử vong.
  • Chưa kể chúng trôi dạt trên bề mặt của biển làm các sinh vật biển ăn phải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng cá thế.
- Biện pháp khắc phục:
  • Cách để giảm lượng rác thải nhựa tốt nhất đó chính là hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa mà thay vào đó là sử dụng các sản phẩm có thể tái chế nhiều lần như: Thủy tinh, gỗ, sứ,....
  • Dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Ống hút tre, ống hút cỏ, ly uống nước một lần bằng giấy,....
  • Phân loại rác để giúp cho công việc tái chế dễ dàng hơn.
  • Tuyên truyền cho mọi người cùng tuân theo.
c, Kết đoạn:
  • Ô nhiễm rác thải nhựa gây ra bao thảm họa cho con người về sau, hãy chung tay để bảo vệ cuộc sống loài người và bảo vệ mẹ thiên nhiên bằng những hành động thiết thực có ý nghĩa.
Câu 2:
a, Mở bài:
  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và tác phẩm Ánh trăng:
  • Tác giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ (1948) quê ở Thanh Hóa và cũng là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Tác phẩm: Được viết vào 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố vừa có chiến tranh đi qua. Bài thơ là tiếng lòng, là suy ngẫm của tác giả về những kỉ niệm nghĩa tình. Bài thơ là lời nhắc nhở cách sống về những ân tình thủy chung cùng quá khứ.
b, Thân bài:
  • Câu chuyện ở hiện tại: (khổ 3 và khổ 4)
+ Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

-> Sử dụng biện pháp tu từ là: so sánh, nhân hóa để làm rõ chi tiết vầng trăng tình nghĩa trở thành người người dưng qua đường. Vầng trăng ấy cũng chính là một người bạn tri kỉ nhưng khi đi qua, ta lại coi như người dưng tạo nên một sự rung cảm trong lòng độc giả.
-> Hình ảnh của “ánh điện” và “cửa gương” là một cách nói hoán dụ tượng trưng cho một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, khép mình vào bên trong, tách biệt khỏi thiên nhiên trái ngược hoàn toàn với cuộc sống trước đây - một cuộc sống với sông, đồng, bể, rừng,....
=> Cuộc sống hiện tại với những thứ tiện nghi, với ánh sáng chói lóa của ánh điện, cửa gương dường như đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Sự đối lập đã cho thấy rõ hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại. Chỉ có con người thay đổi, quên đi chính người bạn tri kỉ của mình, thờ ơ nhưng vầng trăng vẫn thế.
+ Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

-> Các từ ngữ “đột ngột” “bật tung” diễn tả của tác giả khi có thứ gì đó ập đến trong sự âu lo. Đây cũng là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài.
=> Đèn điện tắt làm căn phòng buyn - đinh bỗng trở nên tối om, sự bất ngờ khi không còn ánh sáng đèn điện, bật tung cửa sổ lại trở thành cuộc hội ngộ giữa trăng và con người. Trăng vẫn rất sẵn lòng đón nhận con người với một tấm lòng vị tha và khoan dung trong khi con người đã từng rời bỏ trăng.
  • Cảm xúc của tác giả về vầng trăng (khổ 5 và khổ 6)
+ Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

-> Sử dụng nghĩa chuyển giữa mặt trăng và mặt người với tư thế mặt đối mặt làm cho cảm xúc giữa trăng và tác giả dâng trào.
-> “Rưng rưng” để chị sự hối hận, tiếc nuối khi sống với lối sống tiện nghi, đầy đủ mà trở nên vô tâm, thờ ơ với người bạn tri kỉ của mình,
-> Cũng lúc đó, hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ùa về như một kỉ niệm đẹp trong quá khứ bằng cách sử dụng biện pháp tu từ là điệp ngữ và liệt kê.
=> Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động ùa về quá khứ ân tình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc “rưng rưng” với bao kỉ niệm đẹp đẽ của những tháng năm gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa “như là đồng là bể - như là sông là rừng”.
+ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

-> Sử dụng tinh tế biện pháp nhân hóa để làm rõ hình ảnh của trăng tròn vành vạnh để nói về sự thủy chung, nghĩa tình của trăng. Sự vô tình của con người làm cho ta nhận ra sự vô tình bấy lâu nay.
=> Khổ thơ cuối có chiều sâu của sự triết lí, suy tư, sử dụng biện pháp nhân hóa => vầng trăng trở thành biểu tượng cho quá khứ ân tình, cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng luôn tròn đầy “vành vạnh”, chẳng thể phai mờ. Ánh trăng, chính là nhân chứng nghĩa tình mà khiêm khắc như đang nhắc nhở con người, nhắc nhở chúng ta về một lối sống, Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

- Định hướng bài học và nhận thức:
  • Khi con người có đầy đủ mọi thứ trong tay, hiện đại, tiện nghi thì chúng ta lại quên đi những gì tốt đẹp nhất, những gì đã gắn bó với ta trong những năm tháng khó khăn ở quá khứ đó. Ta quên đi mọi người xung quanh, quên đi thứ tình cảm trong sáng ấy.
  • Ánh trăng soi sáng muôn nơi, là người bạn tri kỷ gắn bó với cuộc sống con người. Vì nhất thời mà ta quên đi, thật đáng tiếc làm sao, hãy cố gắng níu kéo và trân trọng từng tình cảm một dù chỉ một ít cũng được vì kỉ niệm là thứ hoài niệm nhưng vô giá.
  • Cũng qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn nhắn nhủ đến chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn của những thế hệ đi trước.
C, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Mọi người tham khảo phần đáp án.
Phần đáp án này do mình làm nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, có gì không đúng, moi người góp ý ạ ^^
 
  • Like
Reactions: Trinh Linh Mai
Top Bottom