Vật lí [ĐỀ THI VÀ LỜI GIẢI] CHUYÊN VÀO 10 TỈNH LAI CHÂU 2022

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chị gửi tiếp tục đề thi của tỉnh Lai Châu nha! Đề này tương đối dễ so với các đề chuyên của các tỉnh, các em 2k8,2k9 có thể tham khảo từ giờ

Lời giải và đáp án sẽ được chị cập nhật ngay dưới topic này! Các bạn nhấn nút "theo dõi" để nhận thông báo mới nhất nhé :D
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chị gửi lời giải chi tiết và đáp án của các câu 1,2 đề chuyên vào 10 tỉnh Lai Châu 2022 nhé!

Câu 1: Hai xe khởi hành cùng một điểm A chuyển động về điểm B với quãng đường AB dài 120km. Xe thứ nhất khởi hành với vận tốc 40km/h, xe thứ hai khởi hành sau xe thứ nhất 0,5 giờ và đến nơi sớm hơn 30 phút.
a) Tính vận tốc của xe thứ hai.
b) Xác định thời điểm hai xe gặp nhau kể từ lúc xe thứ nhất bắt đầu xuất phát và vị trí hai xe gặp nhau cách điểm B bao xa

Lời giải:
a) Gọi thời gian xe thứ nhất đi là [imath]t_1[/imath]: [imath]t_1[/imath] = [imath]\frac{S}{v_1}[/imath] = 3 (giờ)
Tổng thời gian xe thứ hai đi: [imath]t_2[/imath] = 3 - 0.5 - 0.5 = 2 (giờ)
=> vận tốc: [imath]v_2[/imath] = [imath]\frac{S}{t_2}[/imath] = 60 (km/h)

b) Khi xe thứ hai xuất phát, xe thứ nhất đã đi được: $S_1 = v_1.\Delta t = 40x0.5 = 20 (km)
Vì hai xe chuyển động cùng chiều => [imath]v_{12} = |[/imath]v_2 - v_1$| = 20 (km/h)
=> Thời gian kể từ khi xe thứ hai xuất phát tới lúc gặp nhau: t = [imath]\frac{20}{20}[/imath] = 1 (giờ)
=> Thời gian kể từ khi xe thứ nhất xuất phát: 1.5 giờ
=> Cách B một đoạn: d = 120 -1.5x40 = 60 (km)

Câu 2:
Một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự f. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (A ở trên trục chính) trước thấu kính một đoạn d, cho ảnh A;B; rõ nét hứng được trên màn (màn vuông góc với trục chính) cách thấu kính một đoạn d’.
a) Chứng minh: [imath]\frac{q1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}[/imath]
b) Biết thấu kính này có tiêu cự f = 12,5cm và khoảng cách từ vật AB đến ảnh A’B’ bằng 90cm. Xác định vị trí của thấu kính so với màn

Lời giải:
a) Ta vẽ ảnh AB qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật A’B’ như sau:
lai châu 2.png
Xét [imath]\bigtriangleup ABO \sim \bigtriangleup A'B'O[/imath]:
=> [imath]\frac{AB}{A'B'}=\frac{OA}{OA'}[/imath] (1)
Xét [imath]\bigtriangleup IOF \sim \bigtriangleup B'A'F'[/imath]:
=> [imath]\frac{OF’}{A’F’}=\frac{OI}{A’B’}[/imath] (2)

Với OI = AB
Thay OF = OF’ = f, OA = d, OA’ = d’ vào (1),(2)
=> [imath]\frac{f}{d'-f} = \frac{d}{d'}[/imath] ⇔ fd’ + fd = dd’
Chia 2 vế cho d’df => [imath]\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'}[/imath] (dpcm)

b) Ta có: d + d’ = 90cm và f = 12,5cm
Thay vào công thức mới chứng minh ở trên:
[imath]\frac{1}{12,5} = \frac{1}{90-d'} + \frac{1}{d'}[/imath]
=> d’ = 15cm

*Toàn bộ bài làm đều thuộc về chị, nên nếu có sai sót các bạn vui lòng cho chị biết. Nếu reup vui lòng ghi nguồn: BQT Box Vật Lí - Hocmai Forum*
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Nốt đề này để chuyển sang đề khác nha ^^

Câu 3:
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết [imath]R_1 = 6 \Omega[/imath], [imath]R_2[/imath] là một biến trở, [imath]R_3 =15\Omega , R_4 = 10\Omega , R_5 = 1,25\Omega[/imath]. Đặt vào hai đầu A,B một hiệu điện thế không đổi U = 60V. Cho biết vôn kế là lý tưởng, các dây nối có điện trở không đáng kể và [imath]R_2 = 5\Omega[/imath]

a) Tính điện trở tương đương của mạch điện.
b) Tìm số chỉ của vôn kế.
c) Thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở không đáng kể. Tìm giá trị của [imath]R_2[/imath] để công suất trên biến trở là cực đại và tìm giá trị công suất khi đó.
câu 3 lai châu.png

Lời giải:

Sơ đồ mạch điện: [(R1 nt R3) // (R2 nt R4)] nt R5
a) Điện trở tương đương
R = [imath]\frac{(6+15).(10+5)}{6+15+10+5} + 1.25[/imath] = 10 ([imath]\Omega[/imath])

b) Số chỉ vôn kế đo độ lớn hiệu điện thế giữa hai đầu M,N => Uv = [imath]U_{MN}[/imath] = [imath]-U_1 + U_2[/imath]
Cường độ dòng điện mạch chính: [imath]I = \frac{U}{R} = \frac{60}{10} = 6(A)[/imath]
=> Hiệu điện thế hai đầu R1,R3: $U_{13} = U_{24} = U - I.R1 = 52,5 (V)
=> Cường độ qua R1: [imath]I_{13} =[/imath]\frac{52,5}{6+15}$ = 2,5 (A)
Tương tự tìm được cường độ dòng điện qua R2: $I_{24} = 3,5 (A)
=> $U_{MN} = -2,5x6 + 3,5x5 = 2,5 (V)

c) Sơ đồ mạch điện: (R1 // R2) nt (R3 // R4) nt R5
Gọi x là điện trở R2 cần tìm
Điện trở tương đương
R’ = [imath]\frac{6x}{6+x} + 6 + 1,25[/imath] = [imath]\frac{43.5+13.25x}{6+x}[/imath]
=> Cường độ dòng điện mạch chính: I’ = [imath]\frac{U}{R'}[/imath] = [imath]\frac{60(6+x)}{43,5+13,25x}[/imath]
=> Cường độ dòng điện qua R2: [imath]I_2[/imath] = I’.[imath]\frac{R_1}{R_1+R_2}[/imath] = [imath]\frac{360}{43,5+13,25x}[/imath]
=> Công suất tiêu thụ trên R2: [imath]P_2[/imath] = [imath]I_2^2[/imath].R2 = [imath]\frac{360^2}{\frac{43.5^2}{x}+1152.75+175.5625x}[/imath]
Để [imath]P_2[/imath]max, áp dụng BĐT Cauchy => x = 3,283 ([imath]\Omega[/imath])
Công suất [imath]P_2[/imath] = 56,2134 (W)


Câu 4:
Một thau nhôm khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở [imath]20^o[/imath]C.
Thả vào thau nước một thỏi đồng khối lượng 200g lấy ra ở bếp lò. Nước nóng đến [imath]21,2^oC[/imath]. Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là: [imath]c_1 = 880J/kg.K, c_2=4200J/kg.K, c_3 =380J/kg.K[/imath]. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
a) Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò.
b) Nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở [imath]O^oC[/imath]. Nước đá có tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là [imath]\lambda = 3,4.10^{5}[/imath] J/kg

Lời giải:
Đặt:
1 tương ứng thau nhôm, 2 tương ứng nước, 3 tương ứng thỏi đồng
a) Phương trình cân bằng nhiệt: [imath]Q_1 = Q_2[/imath]
⇔ [imath](m_1.c_1 + m_2.c_2).(t - t_{12}) = m_3.c_3.(t_3 - t)[/imath]
Thay các số tương ứng => [imath]t_3[/imath] = 160,779 độ C

b) Theo đề bài => Q1 + 10%.Q1 = Q2’
110%. [imath](m_1.c_1 + m_2.c_2).(t - t_{12})[/imath] = [imath]m_3.c_3.(t_3’ - t)[/imath]
=> [imath]t_3’[/imath] = 174,736 độ C

c) Gọi m là khối lượng của nước đá còn lại của hệ:
$$(m_1.c_1 + m_2.c_2 + m_3.c_3).(t - 0) = m.[imath]\lambda[/imath]
=> m = 0,556 (kg) > 0,1 kg
=> nước đá tan hết

Đề này khá đơn giản, nên hy vọng các bạn đều hiểu nhé!

*Toàn bộ bài làm đều thuộc về chị, nên nếu có sai sót các bạn vui lòng cho chị biết. Nếu reup vui lòng ghi nguồn: BQT Box Vật Lí - Hocmai Forum*
 
  • Love
Reactions: maiphuongmaiphuong
Top Bottom