Vật lí [ĐỀ THI VÀ LỜI GIẢI] CHUYÊN VÀO 10 TỈNH CẦN THƠ 2022

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chiến tiếp đề này rồi hôm sau lại có đề của các tính khác nha ^^
Đề này các bé ở Cần Thơ lụm nhiều 7,8,9 không đây?

Lời giải và đáp án sẽ được chị cập nhật ngay dưới topic này! Các bạn nhất nút "theo dõi" để cập nhật thông báo mới nhất nhé :D
 

tiethungltt

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng sáu 2022
5
3
6
44
Bình Thuận
co de thi ly vao 10 truong tran hung dao binh thuan 2022 vay ban ,goi len dum nha!
 
  • Love
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
co de thi ly vao 10 truong tran hung dao binh thuan 2022 vay ban ,goi len dum nha!
tiethunglttChị đã cập nhật thêm đề chuyên Bình Thuận 2022 tại đây nhé! Đáp án kèm theo cũng sẽ được đăng lên sớm nhất có thể
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án của đề này tới liền đây!!! Chắc phải tìm người type giùm chứ giải cả tháng trước mà giờ mới đăng lên cho mọi người được....

Câu I:
Trong một công viên có hai người đi xe đạp chuyển động đều dọc theo con đường hình vuông EFGH, chiều dài mỗi cạnh là 100m. Người thứ nhất xuất phát từ trung điểm I của cạnh EF, chuyển động hướng về F với vận tốc [imath]v_1 = 3m/s[/imath]. Người thứ hai xuất phát từ G, chuyển động hướng về H với vận tốc [imath]v_2 = 4 m/s[/imath] (Hình vẽ 1). Cả hai người xuất phát cùng lúc và đạp xe không quá 5 phút mỗi ngày.
1.1 Tìm khoảng cách giữa hai người đi xe đạp sau khi xuất phát 25 giây.
1.2 Kể từ lúc xuất phát, sau bao lâu hai người đi xe đạp gặp nhau tại E? Tính quãng đường mỗi người đi được
1657876969765.png

Hướng dẫn giải:
1.1
Đoạn đường người 1 đi được trong 25s:
[imath]S_{1} = 25.3 = 75 (m)[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] Vị trí của người 1: nằm trên [imath]GF[/imath], cách [imath]F 25m[/imath] (như hình vẽ)
Tương tự tìm được vị trí của người 2: nằm tại H
[imath]\Rightarrow[/imath] khoảng cách: [imath]d = \sqrt[2]{75^{2}+100^{2}}=125m[/imath]

1.2
Thời gian người 1 tới E lần đầu: [imath]t_1 = \dfrac{350}{3}[/imath]
Các lần sau mất: thời gian đúng bằng một chu kì đi một vòng: [imath]t = \dfrac{400}{3}[/imath]
[imath]\Rightarrow T_{1}= \dfrac{350}{3} + n.\dfrac{400}{3}[/imath](n số vòng người 1 đạp)
Tương tự: [imath]T_{2}=50+m.100[/imath] (m là số vòng người 2 đạp)

Để 2 người gặp nhau tại E:
[imath]T_{1}=T_{2}[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{350}{3} + n.\dfrac{400}{3} = 50 + m.100[/imath]
Giải ra phương trình:
[imath]\frac{200}{3}= -100m+\frac{400}{3}n[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] Cặp số nhỏ nhất thỏa (m;n)=(2;2)
[imath]\Rightarrow[/imath] Thời gian: [imath]T_{1}=T_{2}=\dfrac{350}{3}+2.\dfrac{400}{3}=383.33(s)[/imath]

Quãng đường người 1 đi: [imath]S_{1}= 383,33.3=1149,99 (m)[/imath]
Quãng đường người 2 đi: [imath]S_{2}= 383,33.4=1533,32 (m)[/imath]

Câu II:
Một thước gỗ đồng chất, tiết diện đều có khối lượng 1 kg, chiều dàu AC = 60cm, được đặt trên giá đỡ tại O (hình vẽ 2). Đầu A của thước treo vật [imath]m_1[/imath] có khối lượng 1,2kg
2.1 Để thước cân bằng nằm ngang, phải treo vật [imath]m_2[/imath] tại điểm B có khối lượng bao nhiêu?
2.2 Tháo vật treo tại điểm B rồi treo vào điểm C vật [imath]m_3[/imath] có khối lượng 1 kg. Phía dưới điểm C có đặt một bình nước sao cho vật [imath]m_3[/imath] chìm hoàn toàn trong nước và không chạm đáy bình. Để thước cân bằng nằm ngang thì phải dịch chuyển giá đỡ của thước về phía C một đoạn bao nhiêu so với ban đầu? Biết khối lượng riêng của nước và vật treo tại C lần lượt là [imath]1000 kg/m^3[/imath] và [imath]5000 kg/m^3[/imath]
cần thơ 2.png

Hướng dẫn giải:
[imath]CG=AG=30cm \Rightarrow OG=10cm[/imath]
Theo momen lực: Xét trục quay quanh O
[imath]\Longleftrightarrow m_{2}=0,6kg[/imath]
[imath]m_{1}g.OA = m_{2}g.OB+mg.OG[/imath]
[imath]\Rightarrow m_{2}=0,4kg[/imath]
cần thơ 3.png

Khi treo [imath]m_{3}[/imath] vào C thì: [imath]m_{3}g.OC + mg.OG > m_{1}g.OA[/imath]
Khi nhúng vào nước:
[imath]F_{3}=m_{3}.g-\frac{m_{3}}{D_{v}}.D_{n}.g=8(N)[/imath]
cần thơ 4.png
[imath]\Rightarrow[/imath] Để thanh cân bằng: Dịch O lại gần phía C hơn
TH1: [imath]x<10 \Rightarrow m_{1}gOA'=F_{3}.O'C+mg.O'G[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] Vị trí O' lệch 6cm<10 (nhận)
TH2: [imath]x>10[/imath] [imath]\Rightarrow m_{1}gOA'=F_{3}.OC'+mg.O'G[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] Vị trí của O' lệch [imath]-2cm\Rightarrow[/imath] loại
[imath]\Rightarrow[/imath] Dịch O lại gần C 6cm để đảm bảo cân bằng thỏa mãn yêu cầu bài toán

Hôm nay hai câu thôi nhé ^^

*Toàn bộ bài làm đều thuộc về mình, nên nếu có sai sót các bạn vui lòng cho mình biết. Nếu reup vui lòng ghi nguồn: BQT Box Vật Lí - Hocmai Forum*
 

Attachments

  • cần thơ 1.png
    cần thơ 1.png
    6.5 KB · Đọc: 2
  • cần thơ 2.png
    cần thơ 2.png
    4.8 KB · Đọc: 2

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tiếp tục bài giải hai câu 3,4 nhen ^^ Gõ đáp án lâu quá cả nhà ạ...

Câu III:
Ba bình chứa nước [imath]A,B[/imath] và [imath]C[/imath], nước trong bình có nhiệt độ lần lượt là [imath]t_1 = 76^0C, t_2 = 31^0C.[/imath] và [imath]t_3 = 57^0C[/imath]. Người ta múc [imath]n_1[/imath] ca nước ở bình [imath]A[/imath] và [imath]n_2[/imath] ca nước ở bình [imath]B[/imath] rồi đổ vào bình [imath]C[/imath], sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình [imath]C[/imath] là [imath]62^0C[/imath]. Biết thể tích nước có sẵn trong bình [imath]C[/imath] bằng tổng thế tích nước của số ca vừa đổ thêm vào nó. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, với bình chứa và ca múc. Bình [imath]C[/imath] có dung tích đủ lớn để chứa lượng nước đổ từ [imath]A[/imath] và bình [imath]B[/imath]. Tìm tỷ số [imath]\dfrac{n_1}{n_2}[/imath].

Hướng dẫn giải:
Theo đề ta luận ra được
Vì cùng một ca nước: [imath]\Rightarrow m_{1}=m_{2}=m[/imath]
Phương trình cân bằng nhiệt:
[imath]n_{1}.m.(t_{1}-t)=n_{2}.m.(t-t_{2})+(n_{1}.m+n_{2}m).(t-t_{3})[/imath]
[imath]\Leftrightarrow n_{1}(76-62)=n_{2}(62-31)+(n_{1}+n_{2})(62-57)[/imath]
Đặt [imath]x[/imath] là tỉ số của [imath]\dfrac{n_1}{n_2}[/imath]. Chia hai vế tương ứng ta được:
[imath]\Leftrightarrow 14x=31+5(x+1)\Rightarrow x=4[/imath]
Vậy tỉ số[imath]\dfrac{n_1}{n_2} = 4[/imath]

Câu IV:
Cho đoạn mạch như hình vẽ 3. Các điện trở [imath]R_1 = R_2 = R_3 = R[/imath], bóng đèn [imath]Đ[/imath] có điện trở [imath]2R[/imath] và biến trở [imath]R[/imath]. Biết điện trở của ampe kế, của dây nối và khóa [imath]K[/imath] không đáng kể.

4.1 Đặt hiệu điện thế [imath]U[/imath] không đổi vào hai điểm [imath]M[/imath] và [imath]N[/imath]. Khi khóa [imath]K[/imath] mở, công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là [imath]67,5 W[/imath] và ampe kế chỉ [imath]1.5A[/imath]. Tìm giá trị hiệu điện thế [imath]U[/imath] và điện trở [imath]R[/imath].

4.2 Ngắt hiệu điện thế [imath]U[/imath] ra khỏi hai điểm [imath]M[/imath] và [imath]N[/imath] rồi đặt vào hai điểm [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath], đồng thời đóng khóa [imath]K[/imath]. Điều chỉnh biết trở [imath]R_x[/imath] sao cho công suất tiêu thụ trên [imath]R_2[/imath] là [imath]16W[/imath]. Tìm công suất tiêu thụ của bóng đèn [imath]Đ[/imath]
z3669211444505_50893c9fcaa616dad30084334c7643ee.jpg

Hướng dẫn giải:
4.1. Từ mạch điện, ta vẽ lại được mạch có sơ đồ như sau: [imath](R_{1}[/imath]nt [imath]Đ)//(R_{2}[/imath] nt [imath]R_{3})[/imath]
Số đo ampe kế là cường độ dòng điện qua R_{1} và đèn: [imath]I_A = I_1 + I_d[/imath]

Điện trở tương đương toàn mạch:
[imath]R_{tđ}=\dfrac{(R+2R).(R+R)}{R+2R+R+R}=\dfrac{6R^{2}}{5R}=\dfrac{6R}{5}[/imath]
[imath]\Rightarrow I_{A}=\dfrac{5U}{6R}.\dfrac{2R}{2R+3R}=\dfrac{10U}{30R}=\dfrac{U}{3R}=1,5A[/imath]
Ngoài ra còn có: [imath]\dfrac{5U^{2}}{6R}=67,5[/imath]
[imath]\Rightarrow U =18V , R = 4 \Omega[/imath]

4.2
Khi đặt hiệu điện thế vào hai đầu [imath]A,B[/imath] thì mạch điện trở thành mạch cầu (hình vẽ bên)
Giả sử chiều từ [imath]M \to N[/imath]: Ta viết được các phương trình:
[imath]I_{1}=I_{2}+I_{x}[/imath] (1)
[imath]I_{đ}+I_{x}=I_{3}[/imath]
[imath]I_{1}R+I_{2}R=U[/imath]
Ngoài ra có: [imath]I_{2}^{2}.R=16\Rightarrow I_{2} = 2A[/imath].
Thay vào (1) [imath]\Rightarrow I_{1} = 2.5A[/imath]
[imath]\Rightarrow I_{x}=I_{1}-I_{2} = 0.5 A[/imath]
Xét [imath]U_{MN}: U_{MN}=I_{x}.x=U_{AN}-U_{AM}=U_{MB}-U_{NB}[/imath]
[imath]\Leftrightarrow I_{đ}.2R-I_{1}.R=I_{2}.R-I_{3}.R[/imath]
[imath]\Leftrightarrow I_{đ}.2-I_{1}=I_{2}-(I_{đ}+I_{x})[/imath]
[imath]\Rightarrow I_{đ} = \dfrac{4}{3} A[/imath]
Vậy công suất tiêu thụ của đèn là:
[imath]\Rightarrow P_{đ}=I_{đ}^{2}.2R = 14,22 W[/imath]
images (1).png

Hiuhiu lần tới sẽ có nhanh, đáp án có rồi, chỉnh hình thuiiii!!!
Chúc các em ôn tập thật tốt!


*Toàn bộ bài làm đều thuộc về mình, nên nếu có sai sót các bạn vui lòng cho mình biết. Nếu reup vui lòng ghi nguồn: BQT Box Vật Lí - Hocmai Forum*
 
  • Haha
Reactions: Triêu Dươngg
Top Bottom