Đề 10 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên, môn Lịch Sử, tỉnh Hưng Yên, năm học 2022 - 2023

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu I (3,0 điểm).
1. Khái quát những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn phát triển “thần kì”. Những nguyên nhân nào đã tạo nên sự thần kì đó?
2. Từ sự thành công của Nhật Bản, chúng ta có thể học được gì trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?​
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1. Nét chính về tình hình kinh tế Nhật Bản:
Nguyên nhân:
  • Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, khó khăn bao trùm khắp đất nước. Nhật thi hành nhiều chính sách cải cách dân chủ và đây cũng là nhân tố tạo nên sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau này.​
  • Từ 1945 - 1950, kinh tế Nhật phát triển chậm và lệ thuộc vào Mỹ, sản lượng nông nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh.​
  • Tháng 6/1950, Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên và những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh này, Nhật đã nhận được đơn hàng béo bở của Mỹ. Sự kiện này được coi là ngọn gió thần đối với nền kinh tế Nhật Bản. Đây được coi là cơ hội để kinh tế nhật tăng trưởng thần kỳ.​
=> Kết quả:
  • Trong những năm 1950 - 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.​
  • Những năm 60 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên đứng thứ hai trong giới tư bản.​
  • Tổng sản phẩm quốc dân 1950 chỉ đạt 20 tỷ USD, bằng 1/17 của Mỹ nhưng đến năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.​
  • Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong năm 1961 - 1970 là 13,5%​
  • Nhờ áp dụng thành tựu của khoa học hiện đại, đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong cả nước, ⅔ nhu cầu thịt sữa. Nghề đánh cá đứng thứ 2 sau Peru.​
  • Từ những năm 70, Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới​
Những nhân tố có ý nghĩa quyết định chính Nhật Bản đến tình hình kinh tế trên là:
  • Nhật phát triển kinh tế trong điều kiện thế giới thuận lợi, đó là nền kinh tế thế giới phát triển.​
  • Nhật biết tận dụng vốn đầu tư nước ngoài để tập trung vào các ngành then chốt nhất như cơ khí, luyện kim, hóa chất….​
  • Ít phải chi tiêu về quân sự, biên chế nhà nước gọn nhẹ​
  • Biết tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm…​
  • Tập trung tư bản cao​
  • Biết cách xâm nhập vào thị trường các nước khác, qua đó không ngừng mở rộng thị trường trên thế giới.​
  • Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách dân chủ có hiệu quả​
  • Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù trong lao động, có kỷ luật, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân…​
2. Từ sự thành công của Nhật Bản, chúng ta có những bài học trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, đó là:
  • Biết tận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.​
  • Hội nhập với nền kinh tế thế giới.​
  • Đảng và nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể để phát triển đất nước.​
  • Đào tạo những con người hăng say lao động, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, biết tiết kiệm...​
Câu II (3,0 điểm).
Phân tích những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Những chuyển biến đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?​
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
a. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam:
Về kinh tế:

+ Nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư vào kỹ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
+ Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất của bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
+ Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Về xã hội:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào Dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân:
- Bị đế quốc phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng, không có lối thoát.
- Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
- Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản:
- Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được một số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản.
- Phân hóa thành hai bộ phận:
_ Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với
chúng.
_ Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng
dân tộc và dân chủ.
+ Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng của phong trào Dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách cách mạng tiên tiến của thời đại.

b. Những chuyển biến đó có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam:
+ Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
+ Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú. Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

Câu III (2,0 điểm).
Lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được ban bố trong hoàn cảnh như thế nào? Qua đó, em hãy phân tích sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám.​
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
a. Hoàn cảnh ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 19452:
Tình hình thế giới:
- Đầu tháng 8 – 1945, quân Đồng minh tiến quân mạnh mẽ vào các vị trí quân đội Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương.
- Để uy hiếp quân Nhật, ngày 6 và ngày 9 – 8 – 1945 Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagaxaki của Nhật.
- Ngày 8 – 8 – 1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
- Ngày 9 – 8 – 1945, Xô viết mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Giữa trưa ngày 15 – 8 – 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Tình hình trong nước:
- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi.
- Ngày 13 – 8 - 1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, đến 23 giờ cùng ngày ban bố “Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến 15 – 8 – 1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
- Từ ngày 16 đến 17 – 8 – 1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

b. Phân tích sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám:
+ Tận dụng, nắm bắt thời cơ “ngàn năm có một”, từ đó tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Điều này được thể hiện qua các sự kiện:
- Khi chính phủ Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 13 – 8 - 1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, đến 23 giờ cùng ngày ban bố “Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến 15 – 8 – 1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa, quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
- Từ ngày 16 đến 17 – 8 – 1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
=> Đây được xem là sự lãnh đạo kịp thời của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám.
+ Xây dựng được khối liên minh vững chắc, có sự kết hợp tài tình giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
=> Đây được xem là sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám.

Câu IV (2,0 điểm).
So sánh chiến lược “Chiến tranh cục bộ và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở Việt Nam.​
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
a. Giống nhau:
- Loại hình chiến tranh: Xâm lược thực dân kiểu mới, thuộc chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Mục tiêu: Chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
-Về lực lượng: Dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn, do Mỹ trực tiếp huấn luyện, trang bị và chỉ huy
-Về biện pháp: Sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ để tiến hành chiến tranh, điều thực hiện chính sách "bình định" nhằm chiếm đất giành dân
- Kết quả: Thất bại.

b. Khác nhau:

Đặc điểmChiến lược “Chiến tranh đặc biệt”Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
Âm mưu“dùng người Việt đánh người Việt”.Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.
Thủ đoạn“Ấp chiến lược” được coi như là “xương sống”Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
Lực lượng tham giaLực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự MĩQuân Mỹ, quân đồng mình của Mỹ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu
Quy môMiền Nam, còn ở miền Bắc chỉ phá hoại bằng biệt kích, gián điệpKhông chỉ được thực hiện ở miền Nam mà còn mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
Tính chất ác liệtKhông ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất.
Đây là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.
 
Top Bottom