Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Long An

V

vuive_yeudoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Toán (Chuyên Toán)
Thời gian: 150 phút​


Bài 1: Cho biểu thức
$$ P=\left ( \frac{x\sqrt{x}-y\sqrt{y}}{\sqrt{x}-\sqrt{y}} +\sqrt{xy}\right ):\left ( \frac{x-y}{\sqrt{x}-\sqrt{y}} \right )$$
với điều kiện $ \displaystyle x, y \ge 0, x \neq y$.

a) Rút gọn biểu thức $ \displaystyle P$.

b) Tìm tất cả các số tự nhiên $ \displaystyle x, y $ để $ \displaystyle P = 3$.

Bài 2:

1) Cho phương trình $$ x^2 – x + m = 0$$
Tìm tất cả giá trị của tham số $ \displaystyle m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $ \displaystyle x_1, x_2 $ sao cho $ \displaystyle x_1 < x_2 < 2 $.

2) Giải phương trình
$$ x^{2}+4x+7=(x+4)\sqrt{x^{2}+7}$$

Bài 3: Gọi $ \displaystyle \left(O \right)$ là đường tròn tâm $ \displaystyle O$, đường kính $ \displaystyle AB$. Gọi $ \displaystyle H$ là điểm nằm giữa $ \displaystyle A$ và $\displaystyle O$, từ $ \displaystyle H$ vẽ dây $ \displaystyle CD$ vuông góc với $ \displaystyle AB$. Hai đường thẳng $ \displaystyle BC$ và $ \displaystyle DA$ cắt nhau tại $ \displaystyle M$. Gọi $ \displaystyle N$ là hình chiếu vuông góc của $ \displaystyle M$ lên đường thẳng $ \displaystyle AB$.

a) Chứng minh tứ giác $ \displaystyle MNAC$ nội tiếp.

b) Chứng minh $ \displaystyle NC$ là tiếp tuyến của $ \displaystyle \left( O \right)$.

c) Tiếp tuyến tại $ \displaystyle A $ của đường tròn $ \displaystyle \left( O \right)$ cắt đường thẳng $ \displaystyle NC$ tại $ \displaystyle E$. Chứng minh đường thẳng $ \displaystyle EB$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $ \displaystyle CH$.

Bài 4: Kỳ thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên Long An năm nay có $ \displaystyle 529$ học sinh đến từ $ \displaystyle 16$ địa phương khác nhau tham dự. Giả sử điểm bài thi môn toán của mỗi học sinh đều là số nguyên lớn hơn $ \displaystyle 4$ và bé hơn hoặc bằng $ \displaystyle 10$. Chứng minh rằng luôn tìm được $ \displaystyle 6$ học sinh có điểm môn toán giống nhau và cùng đến từ một địa phương.

Bài 5:

1) Cho các số thực $ \displaystyle a, b, c, d$ sao cho $ \displaystyle 1 \le a, b, c, d \le 2$ và $ \displaystyle a + b + c + d = 6$. Tìm giá trị lớn nhất của $$P=a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}$$

2) Cho hình chữ nhật $ \displaystyle ABCD$ với $ \displaystyle AB = a \ ; \ AD = b$. Trên các cạnh $ \displaystyle AD, AB, BC, CD$ lần lượt lấy các điểm $ \displaystyle A, E, G, H$ sao cho luôn tạo thành tứ giác $ \displaystyle EFGH$. Gọi $ \displaystyle P$ là chu vi của tứ giác $ \displaystyle EFGH$. Chứng minh
$$ P \ge 2\sqrt{a^{2}+b^{2}}$$

Nguồn: http://diendantoanhoc.net/forum/ind...ong-an-năm-học-2014-2015-vòng-ii-chuyên-toán/ .
 
H

huynhbachkhoa23

Bài 2:
1. $y=f(x)=x^2-x+m$ tịnh tiến trên $(d): x=\dfrac{1}{2}$

$\Delta = 1-4m > 0 \leftrightarrow m < \dfrac{1}{4}$

$x_2-x_1<3$

$S^2-4P < 9 \leftrightarrow -4m < 8 \leftrightarrow m>-2$

Kết hợp với biệt thức cho ta $m\in (-2;\dfrac{1}{4})$

2. Đặt $t=\sqrt{x^2+7} \rightarrow x^2=t^2-7$

Thế vào:

$t^2-t(x+4)+4x=0$

$\Delta = (x+4)^2-16x=x^2+8x+16-16x=(x-4)^2$

$\rightarrow t=\dfrac{x+4 \pm (x-4)}{2}$

Tự thế.
 
E

eye_smile

Bài 5:

1) Cho các số thực $ \displaystyle a, b, c, d$ sao cho $ \displaystyle 1 \le a, b, c, d \le 2$ và $ \displaystyle a + b + c + d = 6$. Tìm giá trị lớn nhất của $$P=a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}$$

Ta có: $(a-1)(a-2) \le 0$
\Leftrightarrow ${a^2} \le 3a-2$
TT,có: ${b^2} \le 3b-2$
${c^2} \le 3c-2$
${d^2} \le 3d-2$
Cộng theo vế, đc: $P \le 3(a+b+c+d)-8=10$

Dấu "=" xảy ra khi 4 số đó là 2;2;1;1
 
Top Bottom