Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Sở GDĐT Quảng Ngãi 2020-2021

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Sở GDĐT Quảng Ngãi 2020-2021
View attachment 160011
Phần I.
Câu 1:
Các phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: nghị luận
Câu 2:
Trong đoạn trích, từ “nó” được thay thế cho “lòng tự trọng”
Câu 3:
Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ không biết cách hành xử đứng mực, không thể dũng cảm đứng lên chống lại cái xấu, cái ác, không có sự khôn ngoan, không năng động, can đảm, tiến về phía trước để mở đường, không thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác
Câu 4:
- Hoàn toàn đồng ý
- Lí giải:
+ Vì chỉ khi ta biết cách yêu thương, tôn trọng mình thì mới hiểu được cách đối xử đúng đắn
+ Nếu đến cả bản thân cũng không biết cách tự yêu thương mình thì người đó chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của lòng tự trọng
Phần II.
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Lòng tự trọng là sự coi trọng, giữ gìn danh dự, phẩm giá của mình
- Bàn luận
+ Người có lòng tự trọng là người trung thực, dám nhận lỗi sai, lên án, phê phán cái xấu, cái ác, bênh vực lẽ phải
+ Lòng tự trọng là một phẩm chất cao đẹp của con người, nó giống như thước đo nhân cách con người
+ Con người có lòng tự trọng sẽ tạo nên một xã hội văn minh, phát triển mà ở đó mối quan hệ giữa người với người là thân thiết, con người đối xử với nhau bằng tình yêu thương
+ Người mà không có lòng tự trọng sẽ trở thành kẻ giả dối, không biết cách yêu thương, và tôn trọng người khác
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Giới thiệu chung về Thúy Kiều
- Kiều là con gái đầu của gia đình họ Vương
- Nàng đang trong độ tuổi thiếu nữ, trẻ trung, xinh đẹp, duyên dáng
- Không những thế, nàng còn có nhân cách cao đẹp, thanh cao cùng tài năng hiếm có
2. Vẻ đẹp và tài năng của Kiều qua đoạn trích
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân

- Trong lời giới thiệu chung “Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại lại phần hơn”, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật so sánh giúp người đọc thấy được nét sắc sảo trong tính cách, mặn mà trong tâm hồn của Thúy Kiều. Đây là nghệ thuật đòn bẩy mà Nguyễn Du muốn sử dụng, nếu như Thúy Vân đã đẹp thì Kiều hiện lên còn đẹp hơn nữa, việc miêu tả Thúy Vân trước là để Vân làm nền cho vẻ đẹp của Kiều
- Không như khi miêu tả Thúy Vân, khi tả Kiều, Nguyễn Du tập trung vào vẻ đẹp của đôi mắt. Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng, Thúy Kiều hiện lên với một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt sắc. Mắt nàng đẹp, trong, tĩnh, sâu thẳm như nước mùa thu. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là một tâm hồn đa sầu đa cảm và lông mày thì thanh tú như dáng núi mùa xuân
- Nghệ thuật nhân hoá qua hai động từ chỉ trạng thái cảm xúc tiêu cực “gjen”, “hờn” (chứa đựng sụ oán hận, thậm chí có ý muốn trả thù) đã cho thấy vẻ đẹp của Kiều vượt xa so với vẻ đẹp thiên nhiên, vượt ra khỏi chuẩn mực của xã hội phong kiến -> đôi mắt gợi thế giới tâm hồn phong phú, đa cảm
- Dung nhan của nàng đằm thắm khiến hoa cũng phải ghen, dáng người xinh tươi mơn mởn khiến liễu cũng phải hờn. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét. Sắc đẹp ấy dự báo một cuộc đời đầy tai ương, bởi “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”
- Vẻ bề ngoài chỉ được Nguyễn Du gói gọn trong vài câu thơ nhưng lại khiến Kiều hiện lên thật đẹp. Hai phần còn lại, ông dùng để miêu tả cái tài và cái tâm của Kiều
- Về trí tuệ, nàng “thông minh vốn sẵn tính trời”
- Về tài, nàng hoàn hảo đủ cả cầm, kì, thi, hoạ, đặc biệt là tài đánh đàn, vượt trội đến mức “ăn đứt”, trên tài mọi người, không những thế, nàng còn biết sáng tác nhạc, những bản nhạc của nàng làm xúc động lòng người
- Bản cung đàn “Bạc mệnh” mà nàng tự sáng tác là biểu hiện của một tâm hồn đa sầu đa cảm, dường như số phận và cuộc đời bạc mệnh đã vận vào nàng sau này
- Nàng thật đa tài, cái tài của nàng đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến
=> Qua miêu tả, Nguyễn Du đã dự đoán tương lai đầy sóng gió, một cuộc đời chẳng thể bình yên đến với nàng
KB:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
 
Top Bottom