Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Sở GDĐT An Giang 2020-2021

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Phần 1
Câu 1:
- Từ ghép: kiên cường
- Từ láy: khó khăn, xám xịt, chống chọi
Câu 2:
Trường từ vựng chỉ con người: bác sĩ, y tá, điều dưỡng, bệnh nhân,...
Câu 3:
Những điều cảm động và ấm áp của lòng nhân ái, cao hơn hết đó là hình ảnh những vị bác sĩ , y tá, điều dưỡng in hằn vết đổ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, cả ngày không dám đi vệ sinh, kiên cường giúp bênh nhân chống chọi với dịch bênh
Câu 4:
Hình ành người mẹ - người bác sĩ từ biệt người con của mìnhlên đường chống chọi với dịch bênh. Dẫu họ biết sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, giản khổ, thâm chí là ''không thể trở về''. Nhưng họ vẫn lên đường, vì họ biết rằng Tổ quốc đang cần họ, bệnh nhân đang cần họ, vì vậy họ tahays mình cần có trách nhiệm với đất nước
Phân 2
Câu 1:
1. Dẫn dắt vấn đề
2. Giải thích
- các chiến sĩ áo trắng chính là những vị bác sĩ, y tá, điều dưỡng kiên cường giúp bệnh nhân chống chọi với dịch bệnh trong cơn đại dịch vừa qua. Việc làm ấy đã khiến tất thảy mọi người ngưỡng mộ biết ơn về sự hi sinh và nhiệt huyết trong công việc
=> những việc làm của những con người vĩ đại ấy chính là hiện thân của Nghĩa cử cao đẹp của toàn dân loại trước đại dịch của loài người
3. Phân tích
- hành động cao đẹp của các chiến sĩ áo trắng trong đại dịch
+ các y bác sĩ cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật và túc trực ở bệnh viện
+ họ phải tạm rời xa gia đình người thân yêu để chiến đấu với đại dịch
+ nhiều y bác sĩ không thể có một nụ hôn với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh
=> nguy hiểm là vậy nhưng những chiến sĩ áo trắng của dân tộc Việt Nam, anh hùng những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý chí, bản lĩnh, kiên cường , ngày đêm động viên, chăm sóc bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài
- ý nghĩa của những hành động ấy
+ các y bác sĩ đang cùng chung tay giúp cho cộng đồng hạn chế và tránh sự lây lan của dịch bệnh
+ các y Bác sĩ không tiếc Thanh Xuân Tuổi Trẻ Không sợ dịch bệnh mà hi sinh hạnh phúc cá nhân làm công việc hiểm nguy với tử thần
=> trong hoàn cảnh khó khăn , các y Bác sĩ đã quên cả thân mình, gác loại hạnh phúc cá nhân để đem lại những điều đẹp đẽ nhất cho xã hội
4. Mở rộng
- phê phán những người không chịu thay đổi để thích nghi vẫn thích giao lưu và làm cho công cuộc sống và trở nên khó khăn khiến các chiến sĩ áo trắng vất vả hơn trong bệnh viện
5. Liên hệ bản thân

Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Phân tích
a, Bé Thu trước khi chịu nhận ông Sáu là ba
– Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha.
– Ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
+ Ông Sáu xuống bến xuồng, gọi con thì Thu từ sự ngạc nhiên này sang đến ngạc nhiên khác, “tròn mắt nhìn”, cô bé thấy “lạ quá, chớp chớp mắt” như muốn hỏi là ai rồi vội chạy đi tìm sự giúp đỡ từ mẹ.
+ Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu luôn tìm cách bù đắp cho con thì bé Thu:
  • Ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra”
  • Nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”
  • Nói trống không với ông Sáu. T
  • Trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhờ tới sự giúp đỡ của ông Sáu.
  • Ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm.
  • Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại.
=> Bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, cô chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba.
b, Bé Thu khi nhận ông Sáu là ba
– Khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba, bé Thu đã hiểu và thay đổi thái độ của mình.
+ Khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
+ Khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”
– Khi ông Sáu nói lời từ biệt:
+ Cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng.
+ Chạy lại ôm ba thật chặt, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo.
+ Muốn ba đừng đi nữa, ở nhà với mình.
+ Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình.
=> Trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba.
3. Tổng kết
 
Top Bottom