Gợi ý bài giải:
1.
a. Việt Nam gia nhập tổ chức Asean
Hoàn cảnh ra đời: nhu cầu hợp tác để cùng phát triển, tránh ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài
Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
b. Đóng góp của Việt Nam:
- cùng các nước thành viên định hướng, xây dựng các quyết sách quan trọng: tầm nhìn Asean 2020, 2025; Hiến chương Asean, Chương trình hành động Hà Nội; lộ trình xây dựng cộng đồng Asean (2009 - 2015)...
- tham gia và đề xuất sáng kiến hợp tác thiết thực hướng đến người dân: phúc lợi xã hội, giáo dục và y tế; phòng chóng dịch bệnh; bảo vệ môi trường...
- thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung: củng cố vai trò trung tâm của Asean; các vấn đề hoà bình, an ninh khu vực...
- tích cực hội nhập kinh tế khu vực: thực hiện trên 90% cam kết xây dựng cộng đồng kinh tế Asean; triển khai các thoả thuận hợp tác kinh tế nội khối, hợp tác với các đối tác khác...
- đảm nhiệm thành công các nhiệm vụ luân phiên: chủ nhà hội nghị cấp cao Asean 6; chủ tịch Asean 2010; chủ tịch uỷ ban thường trực Asean...
2.
a. hậu quả tiêu cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ tư), vì cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gây nhiều hậu quả tiêu cực: kinh tế nhiều nước suy sụp, lạm phát gia tăng, nợ nước ngoài, du lịch bị thiệt hai nặng, dịch bệnh gia tăng trong khi vaccine chưa có... HS có nghĩa vụ: tìm hiểu các thông tin chính thống về dịch bệnh trên mọi kênh thông tin, học tạp nâng cao trình độ, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động bổ ích phòng chống dịch...
b.
Thời cơ:
- Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
- tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới
- tranh thủ các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Thách thức:
- các ngành nghề trong công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo chịu tác động rất to lớn
- vấn đề khủng hoảng nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao và giỏi công nghệ thông tin
- vấn đề rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho sinh viên của các trường ĐH trước sự thay đổi quá nhanh của thị trường
- người tiêu dùng cũng có những đòi hỏi thay đổi lớn trong việc tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm một cách tích cực và chủ động
=> đối mặt với những nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh thông tin, an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh nguồn nước, năng lượng, lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao…
3.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên
- Vấn đề dân tộc: tiến hành cách mang tư sản dân quyền đi đến xã hội cộng sản; liên minh hết thảy các giai tầng, kể cả trung lập các tầng lớp trung gian => tập hợp mọi giai tầng xã hội VN, công nhân lãnh đạo với đội tiên phong là Đảng Cộng sản (giải phóng dân tộc trước rồi đến giai cấp sau)
- Vấn đề dân chủ: tạm thời gác lại các khẩu hiệu về ruộng đất của nông dân; vì nông dân và địa chủ đều bị thực dân thống trị
Luận cương tháng 10/1930:
- Vấn đề dân tộc: bị hạ xuống, tróc nã "trí, phú, địa, hào" vì họ có thể phản cách mạng; lực lượng duy nhất là công - nông với mục đích giành ruộng đất cho nông dân => vô tình gây chia rẽ xã hội, nguyên nhân khiến phong trào 30 - 31 thất bại.
- Vấn đề dân chủ: lên cao nhất (ruộng đất) do ảnh hưởng của phái hữu Quốc tế III
4. Chứng minh thông qua sự kiện trên mọi mặt:
- lập hũ gạo cứu đói và tăng gia sản xuất; mở lớp Bình dân học vụ xoá mù chữ; kêu gọi nhân dân ủng hộ tài chính qua "Tuần lễ Vàng"; tổ chức bầu cử Quốc hội khoá I để lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Hiến pháp 1946 => xây dựng chính quyền mới vững chắc, tạo tính hợp pháp để được nhân dân ủng hộ và đấu tranh ngoại giao với giặc.
- Có nhiều nhân nhượng lớn: cho phép bọn tay sai của Trung Hoa Dân quốc tham gia chính quyền mới (Quốc hội I) về chính trị nhằm hạn chế sự chống phá của chúng, tiêu tiền của Trung Hoa Dân quốc. Nhân nhượng tiếp theo là về ngoại giao với hai văn kiện: Hiệp định Sơ bộ đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước; Tạm ước hạn chế sự chống phá của Pháp. Thậm chí kêu gọi Mỹ và Liên Xô ủng hộ nhưng hai nước từ chối khéo. Nhân nhượng đến "giọt nước tràn ly" qua tối hậu thư của tên tướng Morliere kêu gọi chính phủ ta giao Hà Nội cho chúng...
5.
Quyền dân tộc qua hai hiệp định quốc tế:
- Hiệp định Geneve: Pháp mới công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trước đó, Hiêp định Sơ bộ được kí kết (6-3-1946), Pháp mới công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
- Hiệp định Pari được kí kết vào ngày 27-1-1973 bao gồm nhiều điều khoản, trong đó nội dung ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là: Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Các cuộc đấu tranh giành quyền dân tộc cơ bản 1954 - 1973:
- đấu tranh chính trị từ 54 đến 1959 để giữ gìn lực lượng, tuân thủ Geneve
- Đồng khởi 1959 đến 1960 mở ra thời kỳ đấu tranh vũ trang phối hợp với đấu tranh chính trị
- đấu tranh chính trị ở các đô thị phá "Ấp chiến lược" và làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn (1963)
- đấu tranh quân sự đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ qua trận Ấp Bắc, Bình Giã; phản công mùa khô ở miền Nam; 1 lần đánh tan cuộc không kích của quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam 1965 - 1968
- bước ngoặc lịch sử Tết Mậu thân 1968 buộc Mỹ và Sài Gòn ngồi vào bàn đàm phán Paris
- thành lập Chính phủ lâm thời cộng hoà miền Nam Việt nam cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam mở hai cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao, kể cả quân sự và nổi bật là ngoại giao
- đấu tranh quân sự với nước bạn Lào và Campuchia đánh tan quân Mỹ và Sài Gòn xâm lược; mở Tổng tiến công chiến lược (vào miền Nam) và tổ chức chặn đánh quân Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam, đỉnh cao là trận "Điện Biên Phủ trên không" buộc Mỹ xuống thang (phi Mỹ hoá)