Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hải Dương 2020-2021

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
I. Phần đọc hiểu
Câu 1:
Đoạn văn trên trích từ văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ
Câu 2:
Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh: Phan Lang được Linh Phi cứu và gặp được Vũ Nương dưới thủy cung
Câu 3:
Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ tổ tiên, cha mẹ Vũ Nương và Trương Sinh
Câu 4:
Các phép liên kết câu trong lời thoại "- Có lẽ không thể để gửi hình ảnh bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cám vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."
Phép nối: Vả chăng
Phép thế: nỗi ấy - ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam
Câu 5:
Đoạn trích trên đã cho thấy vẻ đẹp trong tầm hồn của Vũ Nương. Mặc dù đã quyết đi theo Linh Phi nhưng nàng vẫn luôn nhớ mong cuộc sống chốn trần gian. Khi Phan Lang nhắc về phần mộ tổ tiên, nàng "ứa nước mắt khóc", nói rằng sẽ có ngày tìm về. Quả thực, nàng chính là một người trọng nhân phẩm, tình nghĩa, giữ lời hứa.
II. Phần làm văn
Câu 1:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
- Phân tích, bàn luận
+ Cuộc sống xung quanh ta có biết bao điều ấm áp, nhất là trong khó khăn, tình người, tình đoàn kết của nhân dân ta lại trỗi dậy, đó chính là nét đẹp trong văn hóa con người Việt Nam.
+ Chưa bao giờ khẩu trang khan hiếm đến thế và giữa người với người lại có sự gắn bó, đoàn kết như bây giờ. Mỗi người dân Việt Nam từ nhỏ tới lớn đều góp sức mình vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh dù là việc nhỏ nhất. Ta có thể thấy những hành động cao đẹp như phát khẩu trang miễn phí, các ý bác sĩ, quân nhân ngày đêm khám bệnh, chăm sóc bệnh nhân, nhường cả nơi ăn ngủ của mình để dành cho những người cách li. Đối với họ đây vừa là nhiệm vụ, vừa là tình nguyện. Cả thế giới phải thán phục trước sự đoàn kết đồng lòng ấy của dân tộc ta.
+ Tình yêu thương, sự sẻ chia sẽ tạo ra sức mạnh để vươn lên. Chỉ cần nâng cao tinh thần chống dịch như chống giặc thì tình người, sự đoàn kết vốn có của người dân đã lại một lần nữa làm nên chiến thắng cho Việt Nam.
+ Có thể nói, trong trận chiến đánh đuổi COVID-19 này, tình đoàn kết chính là sức mạnh to lớn nhất. Cho dù ngoài đường có vắng vẻ, khoảng cách không gian giữa người với người có cách xa thì khoảng cách giữa những tấm lòng lại gần hơn bao giờ hết.
- Mở rộng vấn đề
- Bài học và liên hệ bản thân
Câu 2:
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
TB:
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học luật tại Liên Xô. Sau này, tác phẩm được đưa vào tập "Hương cây- Bếp lửa" (1968), tập thơ của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
2. Kỉ niệm thời kì 8 năm xa cha mẹ, sống bên bà
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

- Kỷ niệm tám năm xa cha mẹ có cái gian khổ chung của nhiều gia đình Việt Nam thời chống Mỹ. Trong nhà chỉ có hai bà cháu thật vắng vẻ, cô quạnh
- Hình ảnh người bà hiện lên thật vĩ đại "Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học"
- Với biện pháp liệt kê ta thấy được tình yêu thương chăm chút tần tảo và đức hi sinh của bà dành cho con cháu. Cha mẹ đi vắng, bà đảm nhiệm cả ba vai trò vừa là người cha, vừa là người mẹ lại vừa là người thầy để bảo ban, dạy dỗ cháu
- Điệp từ bà và cháu lặp đi lặp lại tới bốn lần gợi tả hình ảnh bà cháu quấn quýt yêu thương
- Ghi nhớ về kỷ niệm dòng hồi tưởng còn gắn với âm thanh của tiếng tu hú. Đây là âm thanh quen thuộc ở chốn đồng quê mỗi độ hè về. Nó được lặp lại tới bốn lần, mang nhiều nét nghĩa
+ Lần 1 mở ra không gian cao rộng mênh mông, vắng vẻ gợi cảm giác buồn của sự thiếu vắng, nhớ thương
+ Lần 2 gợi kỉ niệm yêu thương gắn kết tình bà cháu qua những câu chuyện ở Huế
+ Lần 3 là nỗi nhớ miên man thiết tha trong lòng người cháu về bà, về cha mẹ ở quá khứ và hiện tại
+ Lần cuối, lần này cảm xúc của cháu lớn lao, thiêng liêng nhất. Cháu muốn chim tu hú khỏa lấp nỗi cô đơn của bà khi cháu xa nhà. Phải chăng con chim tu hú lúc này chính là tác giả ở hiện tại đang nhớ về bà, vô cùng khát khao, khuôn nguôi được trở về bên bà nên tự trách nhẹ mình
- Cả cuộc đời bà là sự hi sinh khiến cháu vô cùng cảm động nên khổ thơ còn cho ta thấy tình yêu thương lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của cháu hướng về bà
KB:
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật
- Cảm nghĩ về những kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu bên bà
 
Top Bottom