Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn (Chung) THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định 2020-2021

dangtiendung1201

Cựu Mod Toán
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
1,272
1,359
191
20
Thái Bình
THCS Lương Thế VInh-Thành phố Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sở GD&ĐT Nam Định
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn (chung)
Ngày thi: 8/7/2020
[TBODY] [/TBODY]
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
a) Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bằng Việt).
b) Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng)
c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)
d) - Vâng bà để mặc em ... (Kim Lân)
Câu 2 (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc câu được sử dụng trong đoạn văn sau
Để cây cối không hóa thạch mãi trong những câu ca dao hay truyện cổ, con người phải tiếp tục trồng cây. Trồng cây thị cho người sau còn yêu cô Tấm. Trồng khóm tre ngà cho truyện Thánh Gióng âm ỉ nuôi lòng yêu nước trong mỗi con người. Trồng cây quế, cây cau, dây trầu cho cổ tích nối dài vào đời sống hiện đại. Cho cổ tích còn cơ hội nuôi dưỡng mầm thiện trong mỗi người... cho những hoang vu khô cằn không có cơ hội ám ảnh đời người.
(Theo Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016)
Phần II. Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.
Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
(Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, ✔️www.goctamhon.com)
Câu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm). Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân vật.
Câu 3 (1,0 điểm). Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý nghĩa gì?
Phần III. Làm văn (5,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, em hãy và một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.
Câu 2 (4,0 điểm)
Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả.
Em hãy cảm nhận đoạn thơ sau, từ đó rút ra những thông điệp mà Nguyễn Duy muốn gửi gắm tới bạn đọc.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình..
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
 

Attachments

  • de-thi-vao-lop-10-mon-van-truong-thpt-chuyen-le-hong-phong-nam-dinh.doc
    31 KB · Đọc: 41
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Giải đề:
Phần I:
Câu 1

a) Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bằng Việt).
=> "Bếp lửa" - Thành phần biệt lập phụ chú
b) Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng)
=> "Thể nào" - Thành phần biệt lập hình thái
c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)
=> "tôi càng buồn lắm" - thành phần biệt lập cảm thán
d) - Vâng bà để mặc em ... (Kim Lân)
=> "Vâng.... " - Thành phần biệt lập gọi - đáp
Câu 2
Phép điệp cấu trúc câu: "Trồng..... cho....."
=> Tác dụng: nhằm dùng để tạo ấn tượng đến người đọc về vấn đề mà đoạn trích nhắc đến.
Phần II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự
Câu 2:
Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật của nhân vật là:
  • Trước hết, cậu bé là người tinh ý, hay quan tâm mọi thứ xung quanh mình dù chỉ nhỏ nhất, và đưa ra những lời bình phẩm về nó một cách thẳng thắn, thậm chí là phê bình.
  • Nhưng sau khi nhìn thấy sự thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh mình, thì cậu đã thay đổi cách nhìn của mình theo chiều hướng tích cực hơn...
Câu 3 (1,0 điểm). Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình" có ý nghĩa gì?
  • Đây trước hết là một lời giải đáp cho những câu hỏi và lời bình phẩm của người con trai về việc người hàng xóm giặt vải không sạch
  • Ngoài ra, nó còn là một thông điệp gửi gắm tới tất cả chúng ta: Khi nhìn nhận một sự vật, hiện tượng nào đó, ta nên có cách nhìn đa chiều. Không nên chỉ nhìn vào khuyết điểm của sự vật, hiện tượng đó và luôn cho mình đúng. Hãy nhìn nhận nó theo nhiều chiều hướng khác nhau, và đừng bao giờ vội vàng đưa ra nhận định của mình nếu chỉ nhìn về một chiều hướng như vậy. Trước khi cho ra lời nhận xét về ai/ cái gì, thì hãy xem lại cách nhìn nhận của bản thân mình, sau đó mới nhìn sang sự vật, hiện tượng mà mình muốn bình phẩm.
Phần III. Làm văn
Câu 1.

Tôi đã đọc ở đâu đó một câu nói, rằng "Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, chúng ta chẳng thể nào né tránh, điều duy nhất có thể làm là thay đổi góc nhìn về nó." Quả đúng là vậy. Cuộc sống không phải lúc nào cũng là màu hồng, mà luôn ẩn chứa những điều bí ẩn. Đó có thể là niềm vui, cũng có thể là nỗi buồn, đó có thể là đỉnh cao của hi vọng và ước mơ, nhưng cũng có thể là bờ vực của tuyệt vọng.... Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, thì cuộc sống này vẫn luôn có những điều thú vị đang chờ đón chúng ta. Nếu ta nhìn nhận cuộc sống theo một cách phiến diện, bi quan, thì thứ ta nhận lại từ cuộc sống đó sẽ là một màu đen xám xịt, những định kiến xấu về mọi thứ xung quanh, giống như cậu bé trong đoạn trích trên vậy. Tuy nhiên, nếu ta thay đổi cách nhìn của mình về nó như cách cậu bé đã làm, nhìn nhận mọi thứ bằng ánh mắt lạc quan và tích cực thì cuộc sống này dù có khó khăn đến bao nhiêu cũng không làm ta nhụt bước. Việc chúng ta thay đổi cách nhìn tích cự về sự vật, hiện tượng xung quanh mình sẽ giúp ta có một tinh thần vui vẻ, lạc quan và thêm yêu cuộc sống này. Những người có cái nhìn lạc quan về cuộc sống, bao giờ cũng là những người thành công. Tại sao vậy? Vì họ luôn tự biết cách lựa chọn cho mình một đường đi phù hợp, tự tạo cho mình một lối sống vui vẻ và lạc quan. Họ cũng giống chúng ta, cũng sẽ gặp thất bại, đau thương và mất mát, nhưng nếu họ nhìn nhận những thất bại đó theo chiều hướng lạc quan, biến chúng thành động lực để bước tiếp, thì họ sẽ đạt được thành công của mình. Một cách nhìn lạc quan về cuộc sống có thể cứu sống nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, còn cách nhìn phiến diện, lo âu có thể giết chết cả nghìn người. Cũng giống như Ajahn Chah đã từng nói: "Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy mình chắc chắn đúng, đúng đến mức ta không chịu cởi mở với bất cứ thứ gì khác hay ai khác, ta sai ngay ở đó. Nó trở thành góc nhìn sai. Khi khổ đau xuất hiện, nó đến từ đâu? Nguyên nhân là góc nhìn sai, kết trái thành khổ đau. Nếu là góc nhìn đúng, nó sẽ không dẫn đến khổ đau." Vì vậy, nếu chúng ta rèn luyện cho mình một cách nhìn tích cực, một lối sống lạc quan và vui vẻ, chúng ta sẽ nhận lại nhiều điều tốt đẹp.
Câu 2:
MB:
  • Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
  • Giới thiệu về nhận định: "Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả."
TB:
  • Ý 1: Giải thích nhận định: "Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả."
+ Tác phẩm văn học là gì?
+ Thông điệp mà người nghệ sĩ gửi đến cho độc giả là gì?
=> Trong mỗi tác phẩm văn học, các nhà văn, nhà thơ luôn gửi đến cho chúng ta những thông điệp, những bài học về cuộc sống; để rồi từ đó chúng ta có cách nhìn nhận mới, cách cư xử với chính bản thân mình và cả cuộc sống xung quanh.
  • Ý 2: Cảm nhận đoạn thơ
    • Trăng xuất hiện trong một tình huống bất ngờ của cuộc sống:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
+ "đèn điện tắt", phòng tối om => cuộc sống dù hiện đại tới đâu cũng có lúc đẩy con người vào tình thế oái ăm
+ "vội bật tung cửa sổ" => theo phản xạ, khi không còn ánh sáng của đèn điện, con người đã tìm đến thiên nhiên, và "đột ngột" vầng trăng đã xuất hiện đầy bất ngờ trước mặt con người
=> Trăng vẫn đi bên cạnh con người, sẵn sàng ban phát cho con người thứ ánh sáng dịu nhẹ của mình. Điều đó cho ta thấy quá khứ vẫn đồng hành cùng con người, sẵn sàng nâng đỡ, làm điểm tựa cho chúng ta đi về phía trước.
  • Trước sự xuất hiện bất ngờ của trăng, con người đã đối mặt với trăng, với quá khứ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
+ "Mặt" ở đây chỉ mặt trăng và cả mặt người. => đây là cách chơi chữ => trăng lãng du và con người lãng quên đang đối mặt với nhau. Trong khi trăng bình tĩnh thì con người lại xúc động.
+ hình ảnh thơ trở lại với "đồng, sông, bể, rừng" đậm chất dân gian cho thấy quá khứ đã trội dậy ùa về
+ điệp từ "như là" đã làm nhịp điệu câu thơ trở lên cuộn xoáy và dâng trào
+ "rưng rưng"là tất cả sự xúc động cao trào trong cảm xúc
=> Con người lúc bấy giờ xúc động, bồi hồi trước hình ảnh của quá khứ. Và trăng chính là nhân chứng đã đem trả cho con người những gì tưởng chừng đã đánh mất
  • Hình tượng trăng hiện lên trong suy ngẫm của con người:
    • Trong suy ngẫm của con người ánh trăng không hề hao khuyết:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
+ "vành vạch" => gợi ánh trăng vẫn tràn đầy viên mãn, không hề hao khuyết dẫu con người đã lãng quên
+ cứ là sự tiếp diễn không ngừng
+ "phăng phắc" ám chỉ sự im lặng tuyệt đối, đó là sự bao dung và độ lượng, đồng thời là thái độ nghiêm khắc nhắc nhở con người về thái độ đối với quá khứ.
=> Trăng chính là quá khứ vẫn vẹn nguyên chẳng phai mờ, vẫn bao dung và độ lượng trước sai lầm của con người, và không dễ gì xóa bỏ hay chối từ.
  • Trước sự im lặng của ánh trăng, con người đã giật mình:
đủ cho ta giật mình..
+ Cái giật mình đó chính là phản xạ của tự nhiên khi ta phụ 1 điều gì đó, nó đồng thời là nỗi day dứt, là cái giật mình mang đậm tính nhân văn. Và cuối cùng, cái giật mình đã đem đến bài học thức tỉnh...
  • Ý 3: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta:
+ Quá khứ dẫu bình yên, hạnh phúc hay vất vả, gian lao đều có nghĩa, có tình. Quá khứ là bệ đỡ tinh thần cho ta tiến về tương lai => cần phải có thái độ đúng về quá khứ
+ nhắc nhở ta về lối sống ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn....
  • Ý 4: Đánh giá:
    • Nghệ thuật
+ hình ảnh thơ hòa giữa màu sắc hiện đại và đậm chất dân gian
+ xây dựng hình tượng ánh trăng đa nghĩa
+ yếu tố tự sự tuôn chảy nhịp nhàng trong mạch cảm xúc
+ giọng điệu linh hoạt.....
  • Nội dung
KB: suy nghĩ, cảm nhận chung về đoạn trích
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Giải đề:
Phần I:
Câu 1

a) Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bằng Việt).
=> "Bếp lửa" - Thành phần biệt lập phụ chú
b) Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về. (Nguyên Hồng)
=> "Thể nào" - Thành phần biệt lập hình thái
c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)
=> "tôi càng buồn lắm" - thành phần biệt lập cảm thán
d) - Vâng bà để mặc em ... (Kim Lân)
=> "Vâng.... " - Thành phần biệt lập gọi - đáp
Câu 2
Phép điệp cấu trúc câu: "Trồng..... cho....."
=> Tác dụng: nhằm dùng để tạo ấn tượng đến người đọc về vấn đề mà đoạn trích nhắc đến.
Phần II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Tự sự
Câu 2:
Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật của nhân vật là:
  • Trước hết, cậu bé là người tinh ý, hay quan tâm mọi thứ xung quanh mình dù chỉ nhỏ nhất, và đưa ra những lời bình phẩm về nó một cách thẳng thắn, thậm chí là phê bình.
  • Nhưng sau khi nhìn thấy sự thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh mình, thì cậu đã thay đổi cách nhìn của mình theo chiều hướng tích cực hơn...
Câu 3 (1,0 điểm). Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình" có ý nghĩa gì?
  • Đây trước hết là một lời giải đáp cho những câu hỏi và lời bình phẩm của người con trai về việc người hàng xóm giặt vải không sạch
  • Ngoài ra, nó còn là một thông điệp gửi gắm tới tất cả chúng ta: Khi nhìn nhận một sự vật, hiện tượng nào đó, ta nên có cách nhìn đa chiều. Không nên chỉ nhìn vào khuyết điểm của sự vật, hiện tượng đó và luôn cho mình đúng. Hãy nhìn nhận nó theo nhiều chiều hướng khác nhau, và đừng bao giờ vội vàng đưa ra nhận định của mình nếu chỉ nhìn về một chiều hướng như vậy. Trước khi cho ra lời nhận xét về ai/ cái gì, thì hãy xem lại cách nhìn nhận của bản thân mình, sau đó mới nhìn sang sự vật, hiện tượng mà mình muốn bình phẩm.
Phần III. Làm văn
Câu 1.

Tôi đã đọc ở đâu đó một câu nói, rằng "Cuộc sống đầy ắp những việc không như ý, chúng ta chẳng thể nào né tránh, điều duy nhất có thể làm là thay đổi góc nhìn về nó." Quả đúng là vậy. Cuộc sống không phải lúc nào cũng là màu hồng, mà luôn ẩn chứa những điều bí ẩn. Đó có thể là niềm vui, cũng có thể là nỗi buồn, đó có thể là đỉnh cao của hi vọng và ước mơ, nhưng cũng có thể là bờ vực của tuyệt vọng.... Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, thì cuộc sống này vẫn luôn có những điều thú vị đang chờ đón chúng ta. Nếu ta nhìn nhận cuộc sống theo một cách phiến diện, bi quan, thì thứ ta nhận lại từ cuộc sống đó sẽ là một màu đen xám xịt, những định kiến xấu về mọi thứ xung quanh, giống như cậu bé trong đoạn trích trên vậy. Tuy nhiên, nếu ta thay đổi cách nhìn của mình về nó như cách cậu bé đã làm, nhìn nhận mọi thứ bằng ánh mắt lạc quan và tích cực thì cuộc sống này dù có khó khăn đến bao nhiêu cũng không làm ta nhụt bước. Việc chúng ta thay đổi cách nhìn tích cự về sự vật, hiện tượng xung quanh mình sẽ giúp ta có một tinh thần vui vẻ, lạc quan và thêm yêu cuộc sống này. Những người có cái nhìn lạc quan về cuộc sống, bao giờ cũng là những người thành công. Tại sao vậy? Vì họ luôn tự biết cách lựa chọn cho mình một đường đi phù hợp, tự tạo cho mình một lối sống vui vẻ và lạc quan. Họ cũng giống chúng ta, cũng sẽ gặp thất bại, đau thương và mất mát, nhưng nếu họ nhìn nhận những thất bại đó theo chiều hướng lạc quan, biến chúng thành động lực để bước tiếp, thì họ sẽ đạt được thành công của mình. Một cách nhìn lạc quan về cuộc sống có thể cứu sống nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, còn cách nhìn phiến diện, lo âu có thể giết chết cả nghìn người. Cũng giống như Ajahn Chah đã từng nói: "Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy mình chắc chắn đúng, đúng đến mức ta không chịu cởi mở với bất cứ thứ gì khác hay ai khác, ta sai ngay ở đó. Nó trở thành góc nhìn sai. Khi khổ đau xuất hiện, nó đến từ đâu? Nguyên nhân là góc nhìn sai, kết trái thành khổ đau. Nếu là góc nhìn đúng, nó sẽ không dẫn đến khổ đau." Vì vậy, nếu chúng ta rèn luyện cho mình một cách nhìn tích cực, một lối sống lạc quan và vui vẻ, chúng ta sẽ nhận lại nhiều điều tốt đẹp.
Câu 2:
MB:
  • Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
  • Giới thiệu về nhận định: "Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả."
TB:
  • Ý 1: Giải thích nhận định: "Mỗi tác phẩm là một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả."
+ Tác phẩm văn học là gì?
+ Thông điệp mà người nghệ sĩ gửi đến cho độc giả là gì?
=> Trong mỗi tác phẩm văn học, các nhà văn, nhà thơ luôn gửi đến cho chúng ta những thông điệp, những bài học về cuộc sống; để rồi từ đó chúng ta có cách nhìn nhận mới, cách cư xử với chính bản thân mình và cả cuộc sống xung quanh.
  • Ý 2: Cảm nhận đoạn thơ
    • Trăng xuất hiện trong một tình huống bất ngờ của cuộc sống:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
+ "đèn điện tắt", phòng tối om => cuộc sống dù hiện đại tới đâu cũng có lúc đẩy con người vào tình thế oái ăm
+ "vội bật tung cửa sổ" => theo phản xạ, khi không còn ánh sáng của đèn điện, con người đã tìm đến thiên nhiên, và "đột ngột" vầng trăng đã xuất hiện đầy bất ngờ trước mặt con người
=> Trăng vẫn đi bên cạnh con người, sẵn sàng ban phát cho con người thứ ánh sáng dịu nhẹ của mình. Điều đó cho ta thấy quá khứ vẫn đồng hành cùng con người, sẵn sàng nâng đỡ, làm điểm tựa cho chúng ta đi về phía trước.
  • Trước sự xuất hiện bất ngờ của trăng, con người đã đối mặt với trăng, với quá khứ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
+ "Mặt" ở đây chỉ mặt trăng và cả mặt người. => đây là cách chơi chữ => trăng lãng du và con người lãng quên đang đối mặt với nhau. Trong khi trăng bình tĩnh thì con người lại xúc động.
+ hình ảnh thơ trở lại với "đồng, sông, bể, rừng" đậm chất dân gian cho thấy quá khứ đã trội dậy ùa về
+ điệp từ "như là" đã làm nhịp điệu câu thơ trở lên cuộn xoáy và dâng trào
+ "rưng rưng"là tất cả sự xúc động cao trào trong cảm xúc
=> Con người lúc bấy giờ xúc động, bồi hồi trước hình ảnh của quá khứ. Và trăng chính là nhân chứng đã đem trả cho con người những gì tưởng chừng đã đánh mất
  • Hình tượng trăng hiện lên trong suy ngẫm của con người:
    • Trong suy ngẫm của con người ánh trăng không hề hao khuyết:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
+ "vành vạch" => gợi ánh trăng vẫn tràn đầy viên mãn, không hề hao khuyết dẫu con người đã lãng quên
+ cứ là sự tiếp diễn không ngừng
+ "phăng phắc" ám chỉ sự im lặng tuyệt đối, đó là sự bao dung và độ lượng, đồng thời là thái độ nghiêm khắc nhắc nhở con người về thái độ đối với quá khứ.
=> Trăng chính là quá khứ vẫn vẹn nguyên chẳng phai mờ, vẫn bao dung và độ lượng trước sai lầm của con người, và không dễ gì xóa bỏ hay chối từ.
  • Trước sự im lặng của ánh trăng, con người đã giật mình:
đủ cho ta giật mình..
+ Cái giật mình đó chính là phản xạ của tự nhiên khi ta phụ 1 điều gì đó, nó đồng thời là nỗi day dứt, là cái giật mình mang đậm tính nhân văn. Và cuối cùng, cái giật mình đã đem đến bài học thức tỉnh...
  • Ý 3: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta:
+ Quá khứ dẫu bình yên, hạnh phúc hay vất vả, gian lao đều có nghĩa, có tình. Quá khứ là bệ đỡ tinh thần cho ta tiến về tương lai => cần phải có thái độ đúng về quá khứ
+ nhắc nhở ta về lối sống ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn....
  • Ý 4: Đánh giá:
    • Nghệ thuật
+ hình ảnh thơ hòa giữa màu sắc hiện đại và đậm chất dân gian
+ xây dựng hình tượng ánh trăng đa nghĩa
+ yếu tố tự sự tuôn chảy nhịp nhàng trong mạch cảm xúc
+ giọng điệu linh hoạt.....
  • Nội dung
KB: suy nghĩ, cảm nhận chung về đoạn trích
Bổ sung :
Câu 1:
a, Ôi: thành phần biệt lập cảm thán.
b, tôi nghĩ vậy : thành phần biệt lập phụ chú
( em nghĩ " tôi buồn lắm " không phải thành phần cảm thán)
Câu 2:
Điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung : Mỗi con người chúng ta cần phải vun trồng những gì tốt đẹp từ truyện cổ tích ra ngoài đời thực,để làm đẹp cuộc đời cũng như xóa bỏ mọi khổ đau
( Nếu trả lời chung chung sẽ không có điểm)
 
Top Bottom