Văn 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn (Chung) Sở GD Thừa Thiên Huế 2020-2021

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Phần 1:
Câu 1: PTBĐ chính của 2 ngữ liệu: nghị luận
Câu 2: Thành phần biệt lập: TP tình thái: chắc chắn
Câu 3: - BPTT: ẩn dụ
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh mỗi người sẽ có những giá trị riêng đối với cuộc đời và mỗi giá trị đó đều xứng đáng được trân trọng. Vì vậy hãy phát huy hết sức mình
+ Làm cho diễn đạt sinh động, hấp dẫn hơn
Câu 4:
- Luôn tự hào, tự tin về những điều mình có
- Phát huy những giá trị sẵn có để làm đẹp bản thân, cuộc đời
Phần 2:
Câu 1:
1. Giải thích khái niệm tự tin
- Tự tin là gì?
+ Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công.
+ Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu
2. Các biểu hiện của sự tự tin
* Người tự tin là người như thế nào?
- Là người không bao giờ ngần ngại trước bất kì khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại nhưng họ vẫn xem đó là cơ hội để dẫn đến thành công.
* Tại sao chúng ta phải có sự tự tin trong công việc?
- Là yếu tố đầu tiên dẫn đến mọi thành công trong công việc, có thể lấy dẫn chứng một số gương tiêu biểu về các anh hùng, nhà bác học, doanh nhân thành đạt đi lên từ số 0 nhưng nhờ sự tự tin và nỗ lực của bản thân họ đã thành công (Nick Vujic, cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh gây sốt sân khấu Viet Nam Got Talent)
- Sự tự tin giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.
- Tự tin giúp ta có những lợi thế gì tự tin trong giao tiếp thì giúp ta có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ làm ăn. Tự tin trong năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó.
- Trong cuộc sống cũng như trong học tập, tự tin đóng vai trò không thể thiếu nó là nhân tố có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng có thể nó chưa được bộc lộ ra ngoài một cách cần thiết.
* Dẫn chứng: Trong cuộc sống (mạnh dạn, tự tin trong các việc làm hàng ngày như sáng tạo những gì xã hội chưa có…, trong học tập (tự tin, mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra, lên bảng làm bài, phát biểu…)
3. mở rộng vấn đề
– Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.
+ Ngược lại với tự tin là nhút nhát, không tự tin thì sẽ mang lại những thất bài, hay thiệt thòi gì cho bản thân chúng ta.
+ Những người không tự tin thì chắc chắn sẽ không bao giờ thành công được bởi họ luôn lo sợ thất bại, không dám tin vào khả năng của chính mình, và cũng sẽ không bao giờ dám tin vào khả năng của người khác.
+ Sự tự tin là vô cùng cần thiết đối với con người chúng ta. Nếu không có sự tự tin thì con người chỉ giống như một con rùa rụt đầu ở trong mai của mình không thể nhìn thấy hào quang của sự thành công.
- Phê phán những con người quá tự tin dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn dễ gây mất tình cảm ở mọi người xung quanh.
- Phương pháp
+ Hăng say với cái mình làm
+ Luôn chủ động trong mọi tình huống
+ Chấp nhận thất bại, không ngại khó khăn
+ Hãy luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi
+ Nhà trường cũng cần tạo môi trường khuyến khích
+ Gia đình có điều kiện có thể cho con tham gia các lớp kĩ năng phù hợp với khả năng và đam mê và lứa tuổi của con em.

Câu 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài Ánh trăng, nêu khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
+ Bài thơ viết về thiên nhiên- một trong những chủ đề quen thuộc của thơ ca nói chung
+ Bài thơ mượn đề tài thiên nhiên để nói tới suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ và con người, cuộc đời
- Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng
+ Tác giả tạo ra sự đối lập giữa con người quá khứ và con người hiện tại, giữa sự thiếu thốn trong quá khứ với sự “hiện đại” đầy đủ của thực tại
- Từ đó, diễn tả sự thay đổi về mặt tình cảm của con người: con người lãng quên vầng trăng, quên quá khứ, nên vầng trăng tình nghĩa giờ chỉ “như người dưng qua đường”
+ Con người trong sự đủ đầy vật chất và tiện nghi dễ dàng quên đi gian khổ, đau thương từ quá khứ
- Khổ thơ thứ 4 tạo nên bước ngoặt làm chuyển hướng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình
+ Hoàn cảnh được đẩy đến bước ngoặt khi tình huống bất ngờ xảy đến:
''Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om''
Đây là tình huống quen thuộc, rất thực, tình huống tạo nên tính bước ngoặt để tác giả bộc lộ và thể hiện chủ đề tác phẩm
+ Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “ phòng tối om” >< “vầng trăng tròn”
+ Người và trăng đối mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng lên, dường như “vầng trăng tròn vành vạnh” vẫn luôn chung thủy đứng chờ
+ Trăng xuất hiện đột ngột có sức rung động mạnh mẽ thức tỉnh lương tâm con người
→ khổ thơ quan trọng tạo nên tính bước ngoặt cho bài thơ cũng là hồi chuông làm thức tỉnh tình nghĩa, lương tâm của con người
- Hình tượng vầng trăng và dòng cảm xúc của tác giả
Sự xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình “ ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể/ như là sông là rừng”
- Chủ thể trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng cũng chính là quá khứ đối diện với hiện tại, sự thủy chung tình nghĩa đối diện với sự bạc bẽo vô tình
+ Đối diện với vầng trăng tình nghĩa, con người dường như thức tình được sự thiện lương: nhìn sâu vào bản thân để thấy lỗi lầm, sự thay đổi của mình
+ Cuộc gặp gỡ không lời giúp con người tự soi chiếu vào chính mình
- Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý của tác giả
+ “trăng cứ tròn vạnh vạnh” biểu trưng cho sự chung thủy, nghĩa tình, trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ dù con người có thay đổi, vô tình
+ Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không trách cứ, oán hờn thể hiện sự bao dung, độ lượng của con người nghĩa tình
+ Sự im lặng khiến nhân vật trữ tình “giật mình” đây là sự thức tỉnh lương tâm rất đáng trân trọng
+ Câu thơ cuối cùng là sự âm hận, nỗi niềm tâm sự trở nên ám ảnh, day dứt
=> Sự cảnh tỉnh, nhắc nhở con người nhớ về quá khứ, về những điều ân tình thủy chung
III. Kết bài
Nguyễn Duy khai thác hình tượng nghệ thuật ánh trăng hết sức độc đáo. Ánh trăng mang lại câu chuyện về lẽ sống ân tình, chung thủy
Bài thơ Ánh trăng cũng gợi lên trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm về cách sống, cách làm người, lối sống ân tình ở đời qua những câu thơ thấm thía, sâu nặng
 
  • Like
Reactions: machung25112003
Top Bottom