Sử 9 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Lịch sử ( Chuyên) THPT Chuyên Trần Hưng Đạo Bình Thuận 2020-2021

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Giải đề:
Câu 1.
  • Sự thành lập:
    • Sau khi giành được độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
    • Mặt khác để hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng không thuận lợi và khó tránh khỏi thất bại cuối cùng. Đồng thời đáp ứng xu thế của thế giới là thành lập các liên minh khu vực
=> 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.
    • Đây là liên minh kinh tế, chính trị của khu vực Đông Nam Á
  • Mục tiêu hoạt động:
    • Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viêb trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Câu 2.
Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh:

  • Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế: hiện nay, các nước trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc quan trọng trong quan hệ là bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đàm phán hòa bình.
  • Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm: Hiện nay, thế giới đang phát triển theo nhiều con đường khác nhau, có nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, có nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.... Thế giới hình thành các trung tâm kinh tế tài chính cạnh tranh với nhau như Mĩ, Nhật, Tây Âu...
  • Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm: Nhiều nước trên thế giới đề ra chiến lược phát triển kinh tế, nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập như EU, ASEAN, AU...
  • Tuy nhiên, nhiều khu vực còn diễn ra xung đột nội chiến: như xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp biên giới, phong trào li khai, khủng bố..... còn diễn ra nhiều nước ở Trung Đông.....
Xu thế chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức giữa các dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Thời cơ:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh khu vực.
  • Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
Thách thức:
  • Phần lớn các nước phát triển đều có xuất phát điểm thấp về kinh tế, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, ... Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế và xã hội đất nước phát triển, ngược lại thì sẽ bị tụt hậu về kinh tế, xã hội. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối, chính sách phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3:
  • Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ 1917 đến 1923 là:
    • Cuối năm 1917, Người trở về Pháp.
    • Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp ở Vecxai, 18/6/1919, Người gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam.
    • 7/1920, Người đọc sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người hoàn toàn tin theo Lênin và đứng về phía quốc tế thứ ba. Người tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, con đường cách mạng vô sản.
    • 12/1920, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và tán thành gia nhập quốc tế thứ Ba, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Hoạt động này đã đánh dấu một bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin và theo con đường cách mạng vô sản.
    • 1921, Nguyễn Ái Quốc và một số người yêu nước các thuộc địa thành lập hội liên hiêph thuộc địa ở Pari.
    • 1922 Viết báo 'Người cùng khổ', viết bài cho Báo Nhân Đạo, 'Bản án chế độ thực dân Pháp'.... Sách báo của Người được bí mật đưa về Việt Nam, đến các tầng lớp nhân dân, có tác dụng kích thích phong trào dân tộc phát triển, chuyển biến theo xu hướng cách mạng mới.
  • Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Tháng 7/1920 Người đọc sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Vì: Sau khi đọc bản sơ thảo này, người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, con đường cách mạng vô sản
Câu 4.
Các khó khăn sau cách mạng tháng 8/ 1945

  • Chính trị:
    • Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: hơn 20 vạn quân Tưởng đóng ở Hà Nội và các tỉnh, theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng
    • Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh cũng trên danh nghĩa quân Đồng Minh tiến vào giải giáp quân đội Nhật nhưng lại giúp Pháp trở lại xâm lược.
    • Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp. Trên nước ta còn hơn 6 vạn quân Nhật
    • Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu
  • Kinh tế:
    • Nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề
    • Hậu quả nạn đói 1944 - 1945 chưa được giải quyết, ngân sách nhà nước hầu như trống rộng, ta chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương
    • Trong khi đó quân Dân Hoa Trung Quốc tung ra thik trường các loại tiền đã mất giá của Trung Quốc, làm cho nền tài chính thêm rối loạn
  • Văn hóa, giáo dục:
    • Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội còn phổ biến
Theo em, khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất là khó khăn về chính trị. Vì thời gian này, các nước với danh nghĩa quân đồng minh kéo vào nước ta, cùng một lúc ta phải đối phó với nhiều kẻ thù. Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới thành lập chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu..
Câu 5.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng trận "Điện Biên Phủ trên không" buộc Mĩ kí hiệp định Pari do Việt Nam đưa ra trước đó.
Ý nghĩa lịch sử:

  • Với thắng lợi của trận "Điện Biên Phủ trên không", Mĩ đã phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc và kí kết hiệp định Pari (1973) kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  • Với sự kiện này, đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, ta hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước.
  • Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc.
  • Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại của Mĩ đã tác động mạnh đến tình hình của nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đề này nhìn chung dễ hơn đề Hà Nội, 4 câu vừa sức tầm tay và 1 câu phân loại mạnh. Ở đây không giải lại mấy câu đã có đáp án chính xác, điều chỉnh một chút:
Câu 1: Hoàn cảnh: nhu cầu hợp tác cùng phát triển; tránh ảnh hưởng của các nước lớn, phù hợp với xu thế của thế giới là đang hoà dịu, hoà hoãn. Nó lúc đầu là liên minh chính trị, về xa hiệp ước Bali về sau mới mang luôn tính kinh tế (rõ rệt nhất từ sau 1991)
Câu 3: công lao đầu tiên, cũng là lớn nhất đó là tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam - cách mạng vô sản
Câu 4: khó khăn lớn nhất là nội phản và ngoại xâm (ghi "khó khăn về chính trị" là không sai, nhưng dùng từ chưa phù hợp). Nội phản là các lực lượng bên trong phá hoại quân dân, phá hoại chính phủ; ngoại xâm phá hoại mạnh nhất là tài chính, kế đến là quân sự (ngoại xâm vào nước ta sau hội nghị Potsdam)
Câu 5:
- "đánh cho Mỹ cút" là hiệp định Paris 1973; "đánh cho nguỵ nhào" là chiến dịch Hồ Chí Minh lật độ chính quyền Sài Gòn tháng 4/1975. Lý do thì xem lại nội dung hiệp định Paris.
- hai bước ngoặt lớn là Đồng khởi 1959 - 1960 và Tổng tiến công 1968. Sự kiện đầu tiên là chuyển lực lượng sang thế tiến công; sự kiện kế tiếp là bước ngoặt lớn nhất, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán Paris 4 năm tiếp theo
 
Top Bottom