đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt

V

vuhoanghuy61

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : TOÁN
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 05 câu trên 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm):
1. Rút gọn các biểu thức
A=\sqrt[1]{2}+\sqrt[1]{8}
2. Giải hệ phương trình sau:
2X+Y=9
X-Y=24
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Cho phương trìnhX^2-2M-(M^2+4)=0(1), trong đó m là tham số.
a) Chứng minh với mọi m phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt:
b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm m để X1^2+X2^2=20 .
2. Cho hàm số: y = mx + 1 (1), trong đó m là tham số.
a) Tìm m để đồ thị hàm số (1) đi qua điểm A (1;4). Với giá trị m vừa tìm được, hàm số (1) đồng biến hay nghịch biến trên R?
b) Tìm m để đồ thị hàm số (1) song song với đường thẳng (d) có phương trình:
x + y + 3 = 0
Câu 3 (1,5 điểm):
Một người đi xe đạp từ địa điểm A đến địa điểm B dài 30 km. Khi đi ngược trở lại từ B về A người đó tăng vận tốc thêm 3 (km/h) nên thời gia về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính vận tốc của người đi xe đạp lúc đi từ A đến B.
Câu 4 (2,5 điểm):
Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Từ điểm A bên ngoài đường tròn, kẻ 2 tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Từ B, kẻ đường thẳng song song với AC cắt đường tròn tại D (D khác B). Nối AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là K. Nối BK cắt AC tại I.
1. Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn.
2. Chứng minh rằng : IC2 = IK.IB.
3. Cho \{BAC}=60' chứng minh ba điểm A, O, D thẳng hàng
HẾT
Họ và tên thí sinh:............................................................ Số báo danh:........................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..............................................................................
Giám thị 2:..............................................................................
 
Last edited by a moderator:
V

vuhoanghuy61

Bài 1. (2 điểm)
1) Rút gọn biểu thức: A =(2+\sqrt[3]{2})^2-\sqrt[1]{288}
2) Giải phương trình:
a) x2 + 3x = 0
b) –x4 + 8x2 + 9 = 0
Bài 2. (2 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Cho số tự nhiên có hai chữ số, tổng của chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng 14. Nếu đổi chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị cho nhau thì được số mới lớn hơn số đã cho 18 đơn vị. Tìm số đã cho.
Bài 3. (1 điểm)
Trên mặt phẳng toạ độ Oxy cho (P): y = - 3x2. Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng y = -2x + 3 và cắt (P) tại điểm có tung độ y = -12
Bài 4.(4điểm)
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB =a. Gọi Ax, By là các tia vuông góc với AB (Ax, By thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (O) (M khác A và B) kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn (O); nó cắt Ax, By lần lượt ở E và F.
a) Chứng minh: Góc EOF bằng 900.
b) Chứng minh: Tứ giác AEMO nội tiếp; hai tam giác MAB và OEF đồng dạng.
c) Gọi K là giao điểm của AF và BE, chứng minh: MK vuông góc với AB.
d) Khi MB = \sqrt[1]{3} MA, tính diện tích tam giác KAB theo a.

------------- Hết --------------
 
V

vuhoanghuy61

Bài 1 :Câu1/A=22
a)x=0,x=-3
b)phương trình có 2 nghiệm 3 và -3
Bài 2/Số cần tìm là 68
Bài 3/có hai đường thẳng cần tìm: y = -2x -16 và y = -2x -8
Bài 4/ tự làm
 
V

vuhoanghuy61

Bài 1 (2,5 điểm)
Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình:
Một mảnh đất hình chữ nhật có độ dài đường chéo là 13 m và chiều dài lớn hơn chiều rộng 7 m. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó.
Bài 2 (1,0 điểm)
Cho parabol (P): y = -x2 và đường thẳng (d): y = mx – 1.
1) Chứng minh rằng với mọi giá trị của m thì đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân biệt.
2) Gọi x1, x2 lần lượt là hoành độ các giao điểm của đường thẳng (d) và parabol (P). Tìm giá trị của m để: x12x2 + x22x1 – x1x2 = 3.
Bài 3 (3,5 điểm)
Cho đường tròn (O) có đường kính AB = 2R và điểm C thuộc đường tròn đó (C khác A, B). Lấy điểm D thuộc dây BC (D khác B, C). Tia AD cắt cung nhỏ BC tại điểm E, tia AC cắt tia BE tại điểm F.
1) Chứng minh FCDE là tứ giác nội tiếp.
2) Chứng minh DA.DE = DB.DC.
3) Chứng minh CFD = OCB . Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác FCDE, chứng minh IC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
4) Cho biết DF = R, chứng minh tg ÀB = 2.

--------------------- Hết---------------------
 
V

vuhoanghuy61

Bài 2: ( 2,5 điểm ) Cho hàm số y = ax2
a) Xác định hệ số a biết rằng đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm M ( -2 ; 8)
b) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị ( P) của hàm số đã cho với giá trị a vừa tìm được và đường thẳng (d) đi qua M (-2;8) có hệ số góc bằng - 2 .Tìm tọa độ giao điểm khác M của (P) và ( d).
Bài 3: (1,25 điểm) Hai người đi xe đạp cùng xuất phát từ A để đến B với vận tốc bằng nhau.Đi được \frac{2}{3} quãng đường, người thứ nhất bị hỏng xe nên dừng lại 20 phút và đón ô tô quay về A, còn người thứ hai không dừng lại mà tiếp tục đi với vận tốc cũ để tới B.Biết rằng khoảng cách từ A đến B là 60 km, vận tốc ô tô hơn vận tốc xe đạp là 48 km/h và khi người thứ hai tới B thì người thứ nhất đã về A trước đó 40 phút.Tính vận tốc của xe đạp
Bài 4: (2,5 điểm )
Cho tam giác ABC vuông tại A và AC > AB , D là một điểm trên cạnh AC sao cho CD < AD.Vẽ đường tròn (D) tâm D và tiếp xúc với BC tại E.Từ B vẽ tiếp tuyến thứ hai của đường tròn (D) với F là tiếp điểm khác E.
a) Chứng minh rằng năm điểm A ,B , E , D , F cùng thuộc một đường tròn.
b) Gọi M là trung điểm của BC. Đường thẳng BF lần lượt cắt AM,AE,AD theo thứ tự tại các điểm N,K,I .Chứng minh IK/IF=AK/AF . Suy ra: IF.BK=IK.BF
c) Chứng minh rằng tam giác ANF là tam giác cân.
Bài 5: ( 1,5 điểm )

Từ một tấm thiếc hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AB= 3,6 dm , chiều dài AD =4,85 dm, người ta cắt một phần tấm thiếc để làm mặt xung quanh của một hình nón với đỉnh là A và đường sinh bằng 3,6 dm, sao cho diện tích mặt xung quanh này lớn nhất.Mặt đáy của hình nón được cắt trong phần còn lại của tấm thiếc hình chữ nhật ABCD.
a) Tính thể tích của hình nón được tạo thành.
b) Chứng tỏ rằng có thể cắt được nguyên vẹn hình tròn đáy mà chỉ sử dụng phần còn lại của tấm thiếc ABCD sau khi đã cắt xong mặt xung quanh hình nón nói trên.
 
V

vuhoanghuy61

Bài 1 (1,5 điểm):
Giải phương trình 9x2 +8x – 1 = 0
Bài 2 (2 điểm):
Cho parabol (P) y = x2 và đường thẳng (d) y = 2x +m2 + 1 ( m là tham số )
1/ Xác định tất cả các giá trị của m để ( d) song song với đường thẳng
(d’): y = 2m2x +m2 +m
2/ Chứng minh rằng với mọi m, (d ) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B
Bài 3 (2 điểm):
Hai xe ô tô cùng đi từ cảng Dung Quất đến khu du lịch Sa Huỳnh, xe thứ hai đến sớm hơn xe thứ nhất là 1 giờ. Lúc trở về xe thứ nhất tăng vận tốc thêm 5km mỗi giờ, xe thứ hai vẫn giữ nguyên vận tốc nhưng dừng lại nghỉ ở một điểm trên đường hết 40 phút, sau đó về đến cảng Dung Quất cùng lúc với xe thứ nhất. Tìm vận tốc ban đầu của mỗi xe, biết chiều dài quãng đường từ cảng Dung Quất đến khu du lịch Sa Huỳnh là 120km và khi đi hay về hai xe đều xuất phát cùng một lúc.

Bài 4 (3,5 điểm):
Cho đường tròn tâm O đường kính AB =2R và C là một điểm nằm trên đường tròn sao cho CA > CB. Gọi I là trung điểm của OA. Vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I, cắt tia BC tại M và đoạn thẳng AC tại P ; AM cắt đường tròn (O) tại điểm thừ hai K.
1/ Chứng minh tứ giác BCPI nội tiếp được trong một đường tròn .
2/ Chứng minh ba điểm B, P, K thẳng hàng.
3/ Các tiếp tuyến tại A và C của đường tròn (O) cắt nhau ai Q. Tính diện tích của tứ giác QAIM theo R khi BC = R

Bài 5 (1 điểm):
Cho x> 0, y > 0 thỏa mãn x2 + y2 = 1 . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \frac{-2xy}{1+xy}
 
V

vuhoanghuy61

CÁC BÀI TOÁN HÌNH ĐÃ THI VÀO LỚP 10 TỪ NĂM 1999- 2009
CỦA SỞ GIÁO DỤC QUẢNG NAM.
Bài 1. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Đường tròn đường kính BC cắt cạnh
AB, AC lần lượt tại E và F ; BF cắt EC tại H. Tia AH cắt đường thẳng
BC tại N .
a) Chứng minh tứ giác HFCN nội tiếp EFN.
b) Chứng minh FB là phân giác của BAC .
c) Giả sử AH = BC . Tính số đo góc của ABC.

Bài 2. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia AB lấy điểm D nằm ngoài
đoạn AB và kẻ tiếp tuyến DC với đường tròn (O) ( C là tiếp điểm ). Gọi
E là chân đường vuông góc hạ từ A xuống đường thẳng CD và F là chân
đường vuông góc hạ từ D xuống đường thẳng AC. Chứng minh:
a) Tứ giác EFDA nội tiếp .
b) AF là phân giác của EAD .
c) Tam giác EFA và tam giác BDC đồng dạng .
d) Các tam giác ACD và ABF có cùng diện tích .

Bài 3. Cho tam giác ABC ( BAC<45' ) nội tiếp trong nửa đường tròn tâm O
đường kính AB. Dựng tiếp tuyến với đường tròn (O) tại C và gọi H là
chân đường vuông góc kẻ từ A đến tiếp tuyến đó. AH cắt đường tròn
(O) tại M ( M  A) . Đường vuông góc với AC kẻ từ M cắt AC tại K và
AB tại P.
a) Chứng minh tứ giác MKCH nội tiếp .
b) Chứng minh MAP cân .
c) Tìm điều kiện của ABC để ba điểm M, K, O thẳng hàng.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Đường tròn tâm O
đường kính AH cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại M và N ( A M&N).
Gọi I, P, Q lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng OH, BH, và CH.
Chứng minh:
a) Tứ giác BMNC nội tiếp .
b) Điểm I là trực tâm tam giác APQ.
 
V

vuhoanghuy61

Bài 6. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC tới đường
tròn ( B, C là các tiếp điểm). Đường thẳng qua A cắt đường tròn (O) tại
D và E ( D nằm giữa A và E , dây DE không qua tâm O). Gọi H là trung
điểm của DE, AE cắt BC tại K .
a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn .
b) Chứng minh HA là tia phân giác của BHC


Bài 7. Cho đường tròn (O;R) có đường kính AB. Trên đường tròn (O;R) lấy điểm M sao cho MAB=60' . Vẽ đường tròn (B;BM) cắt đường tròn (O;R) tại điểm thứ hai là N .

a) Chứng minh AM và AN là các tiếp tuyến của đường tròn (B;BM) .
b) Kẻ các đường kính MOI của đường tròn (O;R) và MBJ của đường tròn (B;BM) . Chứng minh N , I , J thẳng hàng và JI . JN = 6R2
c) Tính phần diện tích của hình tròn (B;BM) nằm bên ngoài đường tròn (O;R) theo R .

Bài 8: Cho đường tròn (O;R) , đường kính AB . Trên tiếp tuyến kẻ từ A của đường
tròn này lấy điểm C sao cho AC = AB . Từ C kẻ tiếp tuyến thứ hai CD của
đường tròn (O;R) , với D là tiếp điểm.
a) Chứng minh rằng ACDO là một tứ giác nội tiếp .
b)Gọi H là giao điểm của AD và OC .Tính theo R độ dài các đoạn thẳng AH ; AD
c)Đường thẳng BC cắt đường tròn (O;R) tại điểm thứ hai M.Chứng minh MHD=45'
d)Đường tròn (I) ngoại tiếp tam giác MHB. Tính diện tích phần của hình tròn này
nằm ngoài đường tròn (O;R) .
 
Top Bottom