Toán Đề thi tuyển sinh lớp 10 Tây Ninh (2017-2018)

Nguyễn Xuân Hiếu

Cựu Mod Toán | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng bảy 2016
1,123
1,495
344
22
Đắk Nông
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Năm học 2017-2018
Sở giáo dục và đạo tào Tây Ninh
Ngày thi: 2/6/2017
Môn thi: Toán(Không chuyên)
Thời gian: 120 phút
Đề bài:
Câu 1:
(1,0 điểm) Rút gọn biểu thức $T=\sqrt{36}+\sqrt{9}-\sqrt{49}$
Câu 2: (1,0 điểm) Giải phương trình $x^2-5x-14=0$
Câu 3: (1,0 điểm) Tìm $m$ để đường thẳng $(d): y=(2m-1)x+3$ song song với đường thẳng $(d'):y=5x+6$
Câu 4: (1,0 điểm) Vẽ đồ thị hàm số $y=\dfrac{3}{2}x^2$
Câu 5: (1,0 điểm) Tìm $a,b$ biết hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix}
&ax+y=1 \\
&ax+by=-5
\end{matrix}\right.$
Có một nghiệm là $(2;-3)$.
Câu 6: Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có đường cao $AH$($H$ thuộc cạnh $BC$) biết $AB=a,BC=2a.$ Tính theo $a$ độ dài $AC$ và $AH$.
Câu 7: (1,0 điểm) Tìm $m$ để phương trình $x^2+x-m+2=0$ có hai nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ thỏa $x_1^3+x_2^3+x_1^2.x_2^2=17.$
Câu 8: (1,0 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng $6m$ và độ dài đường chéo bằng $\dfrac{\sqrt{65}}{4}$ lần chiều rộng. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đã cho.
Câu 9: (1,0 điểm) Cho tam giác $ABC$ có $\widehat{BAC}$ tù. Trên $BC$ lấy hai điểm $D$ và $E$, trên $AB$ lấy điểm $F$, trên $AC$ lấy điểm $K$ sao cho $BD=BA,CE=CA,BE=BF,CK=CD$. Chứng minh bốn điểm $D,E,F$ và $K$ cùng nằm trên một đường tròn.
Câu 10: (1,0 điểm) Cho tam giác $ABC(AB<AC)$, nội tiếp đường tròn đường kính $BC$, có đường cao $AH$($H$ thuộc cạnh $BC$), đường phân giác của góc $A$ trong tam giác $ABC$ cắt đường tròn đó tại $K$($K$ khác $A$), biết $\dfrac{AH}{HK}=\dfrac{\sqrt{15}}{5}$. tính $\widehat{ACB}$
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Đình Hải

Nguyễn Mạnh Trung

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng năm 2017
450
218
81
22
Đắk Nông
từng câu đi, dễ ăn trước:
C1)[tex]T=\sqrt{36}+\sqrt{9}-\sqrt{49}=/6/+/3/-/7/=2[/tex]
C2)[tex]\Delta =(-5)^{2}-4.1.(-14)=25+56=81> 0[/tex]
vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
[tex]\left\{\begin{matrix}x_{1}=\frac{-(-5)-\sqrt{81}}{2.1}=-2 & \\ x_{2}=\frac{-(-5)+\sqrt{81}}{2.1}=7 & \end{matrix}\right.[/tex]
kết luận:...
C3)để (d)//(d')
thì:[tex]\left\{\begin{matrix}2m-1=5 & \\ 3\neq 6(Ld) & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow 2m=6\Leftrightarrow m=3[/tex]
vậy m=3 thì ....
C4)như hình bênCapture5.PNG
C5)thay x=2;y=-3 vào pt ta có:
[tex]\left\{\begin{matrix}2a-3=1 & \\ 2a-3b=-5 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a=2 & \\ 2.2-3b=-5 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a=2 & \\ b=3 & \end{matrix}\right.[/tex]
vậy với a=2,b=3 thì ......
xong đại nhé
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
từng câu đi, dễ ăn trước:
C1)[tex]T=\sqrt{36}+\sqrt{9}-\sqrt{49}=/6/+/3/-/7/=2[/tex]
C2)[tex]\Delta =(-5)^{2}-4.1.(-14)=25+56=81> 0[/tex]
vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
[tex]\left\{\begin{matrix}x_{1}=\frac{-(-5)-\sqrt{81}}{2.1}=-2 & \\ x_{2}=\frac{-(-5)+\sqrt{81}}{2.1}=7 & \end{matrix}\right.[/tex]
kết luận:...
C3)để (d)//(d')
thì:[tex]\left\{\begin{matrix}2m-1=5 & \\ 3\neq 6(Ld) & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow 2m=6\Leftrightarrow m=3[/tex]
vậy m=3 thì ....
C4)như hình bênView attachment 14835
C5)thay x=2;y=-3 vào pt ta có:
[tex]\left\{\begin{matrix}2a-3=1 & \\ 2a-3b=-5 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a=2 & \\ 2.2-3b=-5 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a=2 & \\ b=3 & \end{matrix}\right.[/tex]
vậy với a=2,b=3 thì ......
xong đại nhé
Từ "đại" của bạn hiểu theo nghĩa nào, đại kiểu qua loa hay là đại số. Nếu là đại số thì chưa nhé @Nguyễn Mạnh Trung
 
Top Bottom