CLB lịch sử Đề thi tuyển CTV đợt 1 năm 2019, phần 1

Status
Không mở trả lời sau này.

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!

Như đã thông báo, hôm nay sẽ có đề thi tuyển CTV nhiệm kì mới đợt 1 ạ! Trước khi vào đề, chúng ta cùng xem qua một số thông tin về vòng thi này nhé! Phần thi này sẽ có sự giám sát của chị @Ngọc Bùi 12345 cùng đội ngũ BCN của CLUB (@Võ Thu Uyên, @Hồ Nhi, @Misaka Yuuki)

I. Cách thức gửi bài.

  • Bài làm phải ghi rõ họ tên và đề bài.
  • Các bạn làm bài và nạp ngay bên dưới topic này, bài làm của các bạn sẽ bị ẩn cho tới khi hết hạn nạp bài.
II. Thời gian làm bài:
  • Từ 7h sáng thứ 2, ngày 25/3/2019 tới 22h tối thứ 6, ngày 29/3/2019.
III. Một số lưu ý:
  • Các bạn có quyền tham khảo các tài liệu, tuy nhiên phải viết bằng ý của mình, không sao chép, nếu phát hiện sẽ bị hủy bài.
  • Mọi người khi đăng kí tham gia CTV, yêu cầu làm bài và nạp bài đầy đủ, đúng thời hạn để BCN chấm và công bố kết quả.
  • Những bạn nào đăng kí nhưng không làm bài, làm bài quá hạn, làm bài không nghiêm túc sẽ bị loại khỏi danh sách và nhận về "20 điểm cảnh cáo" làm quà tặng.
IV. Đề tuyển CTV đợt 1 năm 2019

[Đề phần thi thứ nhất]

Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:.
Thay mặt BCN
Võ Thu Uyên
 
Last edited:

Bangtanbomm

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
495
1,988
206
19
Du học sinh
Bangtan's Family
Câu 1: Các dấu tích được tìm thấy ở:
- Các hang Thẩm Khuyên Thẩm Hai ( Lạng Sơn )
- Hang Ma Ươi ( Hòa Bình )
- Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Đuông,... ( Thanh Hóa )
- Suối Đá, Núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt ( Đồng Nai )
Câu 2: a, Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Rô-ma và Hy Lạp:
  • Về chữ viết: phát minh ra hệ thống chữ cái a,b,c... ( lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ )
  • Lịch: Tính được 1 năm có 365 ngày dựa vào sự chuyển động của mặt trăng và mặt trời
  • Khoa học: các lĩnh vực như toán học, lý học, sử học, địa lý,.. phát triển
  • Văn học: kịch phát triển
  • Nghệ thuật: nghệ thuật điêu khắc đạt đến đỉnh cao ; nghệ thuật tạc tượng cũng phát triển
b, Thành tựu có ý nghĩa nhất đó là thành tựu về chữ viết.
Câu 3:
Nội dungPhong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Mục đíchĐánh Pháp giành lại độc lập,
khôi phục lại chế độ phong kiến
Tự vệ, bảo vệ chủ quyền
Thời gian1885-18961884-1913
Lãnh đạovăn thân, sĩ phunông dân
Địa bànBắc Trung KìYên Thế và 1 số tỉnh ở
Bắc Trung Kì
Lực lượng tham gia Văn thân, sĩ phu, nông dân nông dân
Hình thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trangKhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtCó tổ chức, thể hiện tinh thần dân
tộc sâu sắc
Mang tính tự vệ, tự phát
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4:
Kinh tế:
  • Đàng Ngoài : nông nghiệp giảm sút; đời sống nhân dân đói khổ
  • Đàng Trong: Khuyến khích khai hoang; đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới
  • Thương nghiệp; xuất hiện nhiều khu chợ, phố xá
  • Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng nghề thủ công
Văn hóa:
  • Các tôn giáo, nho giáo, phật giáo:
    - Nho giáo: vẫn được duy trì phổ biến.
    Phật giáo, đạo giáo được phục hồi.
    - Các chúa ngăn cấm nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo
  • Sự ra đời chữ quốc ngữ: - TK XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng việt. - Thế kỉ XVII, tiếng việt đã phong phú và trong sử dụng. à là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến

  • Văn học và nghệ thuật dân gian
* Văn học chữ nôm rất phát triển. Có nhiều thơ nôm, truyện nôm xuất hiện ngày càng nhiều
- Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ
- Sang đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
* Nghệ thuật dân gian - Nghệ thuật điêu khắc + Điêu khắc gỗ: phật bà Quan Âm - Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng
Câu 5: a.
Ý nghĩa:
Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục năm thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc’ kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan: do dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn từ bao đời nay, truyền thống đó đó đã làm cho tinh thần chiến đấu của quân
và dân ta mãnh liệt.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
b, Bài học kinh nghiệm:
Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất-Mặt trận Viêt Minh, trên cơ sở khối liên minh công –nông; phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp nhoáng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Từ những kinh nghiệm trên, bản thân em suy nghĩ: muốn giành được thắng lợi, phải biết đoàn kết, phát huy tối đa thế mạnh của mình, đề cao tinh thần yêu nước, giữ vững lập trường, không ngừng tìm tòi, sáng tạo và khắc phục những điểm yếu thì mới có thể bảo vệ tổ quốc và lãnh thổ Việt Nam ta ngày nay.
Câu 6: Qua video trên, dễ nhận thấy đây chính là Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Bác Hồ đã đọc năm 1946. Video trên như gợi lại cho em cảm xúc của những ngày chiến đấu gian khổ, về tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.
"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Câu nói này như khẳng định tinh thần không chịu đầu hàng thực dân Pháp, dù có hy sinh nhưng vẫn không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
"Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước" - dù chỉ còn 1 giọt máu cuối cùng thì nhất định vẫn phải chiến đấu, nhất định không chịu đầu hàng.
"Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm " - Việt Nam ta vốn có truyền thống anh dũng kiên cường. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với bao cuộc kháng chiến đẫm máu, ác liệt thì đến tận giây phút ấy, làm sao có thể gục ngã trước quân thù được?
Kết thúc video là bài hát Quốc ca của Việt Nam ta, làm cho em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào, giai điệu oai hùng, mạnh mẽ giống như tinh thần yêu nước của dân ta vậy. Tinh thần ấy không chỉ có trong kháng chiến mà đến bây giờ, trong mỗi trái tim người con Lạc Hồng thì lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại, qua năm tháng!
 

Nhóc Băng

Học sinh
Thành viên
20 Tháng hai 2019
137
106
46
Đắk Lắk
Music School
Tên : Bùi Nguyễn Ý An
Nick HMF : @Nhóc Băng
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 - 40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước v.v...
Người tối cổ sống thành từng bầy. Họ săn bắt thú rừng và hái lượm hoa qua để sống.

Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
Người Hi Lạp và Rô ma đã có những thành tựu văn hóa là:
+ Sáng tạo ra lịch: Dựa theo sự di chuyển của Trái đất quay xung quanh mặt trời để làm ra lịch. Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ chia thành 12 tháng. Đó là dương lịch.
+ Chữ viết: Hệ chữ a, b, c…
+ Các ngành khoa học cơ bản ( toán, lí, hóa, sinh… với nhiều nhà khoa học lớn như toán học có Ta – lét, Pi – ta – go, vật lí của Ác – si – mét, triết học có Pla – tôn , A –ri – nốt…
+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc: Như đền Pác – tê – nông trên đồi A – crô – pôn, đấu trường Cô – lê – đê ở Rô – ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi – lô.
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?

Trong các thành tựu trên, thành tựu có ý nghĩa nhất đối với nền văn minh của loài người là sự ra đời của hệ thống chữ cái.
- Vì: từ hệ thống chữ cái La-tinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên tất cả các lĩnh vực, mang nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn.
- Đối với Việt Nam: chữ việt của Việt Nam (29 kí tự) ra đời trên cơ sở bảng chữ cái Latinh, tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện .


Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.

*Bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Nội dungKhởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đíchChỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Thời gian tồn tạiDiễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Lãnh đạoNông dân.Văn thân, sĩ phu.
Địa bàn hoạt độngCác tỉnh Trung và Bắc Kì.Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
Lực lượng tham giaNông dân.Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.Khởi nghĩa vũ trang.
Tính chấtPhong trào mang tính chất tự vệ, tự phátPhong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Tình hình kinh tế, xã hội nước ta có những điểm mới là:
  • Xuất hiện Thiên Chúa giáo.
  • Chữ Quốc ngữ ra đời.
  • Nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển


Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.

b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
1) Những bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác– Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công – nông; phân hóa và cô lập kẻ thù để tiến lên đánh bại hoàn toàn chúng.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, dự đoán và chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
b) Suy nghĩ:
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa với xu thế hội nhập, đã đặt ra thời cơ và thách thức mới đối với đât nước ta. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh hơn bất kì dân tộc nào khác trên thế giới, nên thấu hiểu những giá trị của hòa bình, của độc lập dân tộc.
- Trong nhiều năm qua, dân tộc Việt Nam vẫn đứng trước những thử thách nghiêm trọng cả trong quá trình hội nhập với thế giới, cả về công cuộc bảo vệ chủ quyền đất liền và biển đảo,… Trong hoàn cảnh đó, những bài học của Cách mạng tháng Tám cần phải được giữ gìn, vận dụng và phát huy. Đó là:

- Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lê nin trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.
- Tập hợp và đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, kiên trì đường lối hòa bình, phát huy sức mạnh toàn diện trên tất cả các mặt trận, từ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục,…
- Đồng thời, bài học chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám cũng đòi hỏi chúng ta vận dụng, tận dụng được những điều kiện hội nhập, mở cửa để tăng cường sức mạnh của dân
tộc, đoàn kết quốc tế, sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:



Cảm nhận về Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách đây tròn 60 năm, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ và lòng dân cả nước phát đi mệnh lệnh Toàn quốc kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Người là một trong những văn kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Điều kỳ tuyệt là cho đến tận bây giờ, âm vang của những ngôn từ ngắn nhưng có sức sống mãnh liệt của nó vẫn làm xúc động trái tim của hàng triệu con người.

198 chữ của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là một kỳ văn của sức mạnh, một tuyệt bút bất tử với thời gian. Đó thực sự là bản Tuyên ngôn thứ hai của nền độc lập. Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ sự đắng cay, tủi nhục của kiếp sống nô lệ, chính vì vậy, Người đã đoan quyết bằng ý chí và tâm huyết của 20 triệu con người rằng: Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Đó là thông điệp của trái tim, xuất phát từ lẽ sống còn mà không một người dân Việt Nam nào không hiểu rõ: Độc lập, tự do còn quý hơn cả máu của chính mình. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã truyền máu, tiếp lửa cho tinh thần bất khuất của dân tộc.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 22- 12- 1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh là ba văn kiện xác định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta.

Điều làm cho không ít nhà lịch sử quân sự phải bất ngờ là trong một văn kiện ngắn như Lời kêu gọi, Hồ Chủ tịch vẫn trình bày một cách vừa đầy đủ, vừa sáng rõ toàn bộ đường lối kháng chiến của Đảng ta. Tinh thần tự lực cánh sinh, độc lập, tự chủ là nguyên tắc thứ nhất: Ai cũng phải ra sức cứu nước.

Xuất phát từ so sánh lực lượng mà phần bất lợi là thuộc về ta, Hồ Chủ tịch kêu gọi cuộc kháng chiến của ta nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc thứ hai, đó là kháng chiến toàn dân. Nguyên tắc thứ ba là kháng chiến toàn diện: “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”.

Hồ Chủ tịch đã tiên định cuộc kháng chiến sẽ lâu dài, nhưng chắc chắn sẽ thành công. Đây cũng là nguyên tắc thứ tư, kháng chiến trường kỳ: “Dù phải gian lao kháng chiến…, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.

Đường lối kháng chiến suốt chín năm hào hùng được trình bày đầy đủ trong một văn kiện dài chưa đến 200 chữ, đó là kỉ lục của sự mẫn tiệp. Hơn thế nữa, áng văn lịch sử đó còn tiếp thêm sức mạnh và niềm tin vô bờ bến cho nhiều triệu con người, là một kỉ lục về năng lực truyền cảm, uy lực cuốn hút của một thiên tài.

Những lời kêu gọi đặc biệt ấy đã vang lên trong một quá khứ rất xa, nhưng cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên tinh thần và mong ước, chứng tỏ sức sống thực tiễn chân lí bất hủ của nó.
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

temotojirimo12

Cưu TMod Cộng đồng | Cựu PCN CLB Lịch Sử
Thành viên
4 Tháng mười một 2018
1,503
4,901
496
19
Cà Mau
THPT Hồ Thị Kỷ
Họ tên Lê Nguyễn Đông Hồ (@temotojirimo12 )
Câu 1:
(1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Trả lời :Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
trả lời:
Người Hi Lạp và Rô ma đã có những thành tựu văn hóa là:
+ Sáng tạo ra lịch:
+ Chữ viết: …
+ Các ngành khoa học cơ bản …
+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc:
b,Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
+ sáng tạo ra lịch
+ chữ viết
+ các ngành khoa học cơ bản
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Trả lời
Nội dungKhởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đíchChỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Thời gian tồn tạiDiễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), gồm có 3 giai đoạn trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Lãnh đạoNông dân.Văn thân, sĩ phu.
Địa bàn hoạt độngCác tỉnh Trung và Bắc Kì.Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
Lực lượng tham giaNông dân.Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.Khởi nghĩa vũ trang.
Tính chấtPhong trào mang tính chất tự vệ, tự phátPhong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Trả lời a. Nông nghiệp
* Đàng trong:
- Các đời chúa Nguyễn ra sức khai phá vùng đất Thuận–Quảng.
- Nhờ khai hoang và diều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp Đàng trong phát triển rõ rệ, nhất là vùng Đồng bằng song Cửu Long năng xuất lúa rất cao
.* Đàng ngoài:
+ Thời Mạc Đăng Dung được mùa nhà nhà no đủ
+ Thời Lê- Trịnh:
- Chính quyền ít quan tâm đến trhuyr lợi và tổ chức khai hoang
.- Ruộng đất công làng xã bị cường hào lấn chiếm.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xẩy ra…..
b. Thủ công nghiệp:
- Thế kỷ XVII,TC vẫn phát triển.
- Nhiều làng TC nổi tiếng ra đời: làng dệt La Khê (Hà nội), rèn săt Nho Lâm(Nghệ an), làm đường mía (Quảng nam)….
c. Thương Nghiệp:
- Buôn bán được mở rộng.
- Các đô thi mới ra đời: Phố Hiến(Hưng Yên), Thanh Hà(Thừa Thiên Huế), Hội An(Quảng Nam)…
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
a. Nguyên nhân
– Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do.
– Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh đứng đầu. Đảng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đúc rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
– Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập; các cấp bộ Đảng và Việt Minh chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
– Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
b. Ý nghĩa
– Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
– Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
– Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
– Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít; cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.

b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Thời gian đã lùi xa nhưng tầm vóc ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng tỏa sáng. Đó là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, một dấu mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"(1).

câu 6 :
'' Hỡi đồng bào toàn quốc'' Ôi tiếng gọi thân thương của bác Hồ , tiếng gọi thúc giục toàn dân đứng lên chiến đấu, tiếng gọi thiêng liêng biết bao đời, đây là ''Toàn văn lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh 19/12/1946 ''. Sau khi xem xong đoạn video này nó chỉ gói gọn tầm khoảng 3 phút , thời lượng của video không nhiều cũng không ít nhưng nó đủ để tôi cảm thấy rằng sự hào hùng của khí phách dân tộc , tinh thần đấu tranh chống thực dân pháp, tinh thần dũng cảm đứng lên và không bao giờ nhân nhượng ''Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp'' đúng vậy lời bác nói là hoàn toàn đúng và nếu tôi có thể quay ngược thời gian và trở về tháng 12 năm 1945 thì tôi sẽ công hiến hết sức mình để đánh giặc cứu nước cho dù có phải hy sinh đi chăng nữa . Sau cùng Bác đã một lần nữa khẳng định ''Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm Kháng chiến thắng lợi muôn năm '' và lời khẳng định của Bác cho đến nay đã trở thành hiện thực . Bác ơi ! Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của bác vẫn sống mãi trong lòng con
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Pham Thi Hong Minh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng mười một 2017
796
1,202
204
21
Thanh Hóa
Đại Học KHTN-ĐHQGHN
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.
Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt đập.

Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?

Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), t 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,...
với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me
những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...

Kiến trúc :các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
b,Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đới với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng là :
chữ viết vì nhừ có chữ viết mà tổ tiên ông cha để lại những kinh nghiệm , triết lí đã rút ra qua nhiều thế hệ cho con cháu sau này
Câu 3:(1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau:
Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
phong trào Cần Vươngk/n Yên Thế
mục đíchđánh Pháp giành độc lập. khôi phục lại chế đọ phong kiếnđánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân,giữ đất , giữ làng
thời gian 1885-1896 ( thời kì Pháp bình định Việt Nam)1884-1913 (thời kì pháp bình định Việt Nam và khai thác thuộc địa lần 1)
lãnh đạovăn thân, sĩ phunông dân
địa bàncác tỉnh trung và bắc kìchủ yếu ở Yên thế và 1 số tỉnh bắc kì
lực lượng tham giavăn thân , sĩ phu , nông dânnông dân
hình thức đấu tranhhình thức đấu tranh có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiếnkhởi nghĩa vũ trang
tính chấtlà phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiếnlà phong trào nông dân mang tính tự phát
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới


Kinh tế:


Đàng Ngoài : nông nghiệp giảm sút; đời sống nhân dân đói khổ
Đàng Trong: Khuyến khích khai hoang; đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới.
Thương nghiệp; xuất hiện nhiều khu chợ, phố xá.
Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng nghề thủ công.

Văn hóa:
Các tôn giáo, nho giáo, phật giáo:

- Nho giáo: vẫn được duy trì phổ biến.
Phật giáo, đạo giáo được phục hồi.
- Các chúa ngăn cấm nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo.

Sự ra đời chữ quốc ngữ: - TK XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng việt. - Thế kỉ XVII, tiếng việt đã phong phú và phổ biến.

Văn học và nghệ thuật dân gian
* Văn học chữ nôm rất phát triển xuất hiện ngày càng nhiều
- Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ
- Sang đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
* Nghệ thuật dân gian : phật bà Quan Âm - Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng
Câu 5.
a,nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8/1945.

. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

b,những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam. suy nghĩ về những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng

Suy nghĩ về việc vận dụng bài học kinh nghiệm:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, để phát huy vai trò, nhất là giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là nắm bắt xu thế phát triển của thời đại, kịp thời quyết định đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới mạnh mẽ về kinh tế trên cơ sở đổi mới từng bước về chính trị; vừa tranh thủ và phát huy sức mạnh nội lực, vừa tranh thủ, tận dụng những cơ hội của thế giới, của thời đại mang lại, để không chỉ đưa đất nước chuyển mình theo hướng tích cực, dần vượt thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
câu 6:cảm nhận khi xem video sau:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch là một trong những văn kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Điều kỳ tuyệt là cho đến tận bây giờ, âm vang của những ngôn từ ngắn nhưng có sức sống mãnh liệt của nó vẫn làm xúc động trái tim của hàng triệu con người. Đó là thông điệp của trái tim, xuất phát từ lẽ sống còn mà không một người dân Việt Nam nào không hiểu rõ: Độc lập, tự do còn quý hơn cả máu của chính mình. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã truyền máu, tiếp lửa cho tinh thần bất khuất của dân tộc.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là một kỳ văn của sức mạnh, một tuyệt bút bất tử với thời gian. Đó thực sự là bản Tuyên ngôn thứ hai của nền độc lập. Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ sự đắng cay, tủi nhục của kiếp sống nô lệ, chính vì vậy, Người đã đoan quyết bằng ý chí và tâm huyết của 20 triệu con người rằng: Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Đường lối kháng chiến suốt chín năm hào hùng được trình bày đầy đủ trong một văn kiện dài chưa đến 200 chữ, đó là kỉ lục của sự mẫn tiệp. Hơn thế nữa, áng văn lịch sử đó còn tiếp thêm sức mạnh và niềm tin vô bờ bến cho nhiều triệu con người, là một kỉ lục về năng lực truyền cảm, uy lực cuốn hút của một thiên tài. Những lời kêu gọi đặc biệt ấy đã vang lên trong một quá khứ rất xa, nhưng cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên tinh thần và mong ước, chứng tỏ sức sống thực tiễn chân lí bất hủ của nó.





Phạm Thị Hồng Minh
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Họ và tên Cao Thái Dương @Triệu Vân 567
Câu 1:
Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Câu 2:
a)
- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
b)
Văn học
Kiến trúc, điêu khắc
Lĩnh vực khoa học
Câu 3:
Khởi nghĩa Yên Thế(1)
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương(2)
Mục đích

Chỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. (1)
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.(2)
Thời gian tồn tại
Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.(1)
Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.(2)
Lãnh đạo
Nông dân.(1)
Văn thân, sĩ phu.(2)
Địa bàn hoạt động
Các tỉnh Trung và Bắc Kì.(1)
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.(2)
Lực lượng tham gia
Nông dân.(1)
Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.(2)
Phương thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.(1)
Khởi nghĩa vũ trang.(2)
Tính chất
Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát(1)
Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.(2)
Câu 4:
Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia – dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt. Tuy trong các thế kỷ XVI-XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Câu 5:
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam
:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
Câu 6:
Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời hịch của non sông đất nước cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ 3 tuần sau, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
Tuy vậy, Chính phủ ta vẫn tiếp tục chủ trương hòa bình, ký Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), nhận Việt Nam là nước tự do (chưa phải độc lập), nhượng bộ cho quân Pháp ra đóng ở miền Bắc (sẽ rút dần trong 5 năm).
Ta lại ký Tạm ước 14/9/1946 mong duy trì đàm phán hòa bình. Song ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Thực dân Pháp không chịu ngừng bắn ở miền Nam (từ 0 giờ 30 ngày 30/10/1946) theo quy định trong Tạm ước mà chúng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, đổ thêm quân vào Đà Nẵng, tăng cường khiêu khích ngay ở Thủ đô.
Ngày 18 và 19/12/1946, đại diện Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta. Thực tế cho thấy khả năng hòa hoãn không còn. Địch đã công khai tuyên bố chúng sẽ hành động sáng 20/12/1946 nếu Chính phủ ta khước từ những điều nêu trong tối hậu thư của chúng.
Các chiến sỹ tự vệ ở Hà Nội đào hầm hào, xây công sự chuẩn bị chiến đấu.
Tình hình đã đến lúc cực kỳ căng thẳng, bởi vì từ sau Hiệp định sơ bộ 6/3, hơn 6.500 quân Pháp đã vào đóng xen kẽ với ta ở 45 điểm trong thành phố Hà Nội. Để quân Pháp nổ súng đánh trước thì ta sẽ lâm vào bị động và thế trận dễ bị chia cắt.
Từ những ngày cuối tháng 11/1946, để tránh những hành động uy hiếp của kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuyển ra ngoại thành Hà Nội, và từ tối 3/12/1946, Người về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
Để có thể kéo dài hơn những giờ phút hòa bình quý giá và thể hiện thiện chí của ta, sáng 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi cho Xanhtơny, ủy viên Cộng hòa Pháp ở miền Bắc Đông Dương: yêu cầu cùng ông Hoàng Minh Giám “tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại”.
Khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám yêu cầu gặp, Xanhtơny đã khước từ, nói là sẽ tiếp vào hôm sau. Nhưng hôm sau là 20/12 - ngày mà quân đội Pháp đã đơn phương quyết định “Tự mình đảm nhiệm việc duy trì an ninh trong thành phố”.
Thấy trước được khả năng tất yếu sẽ phải xảy ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tích cực và chủ động chuẩn bị cho ngày toàn quốc kháng chiến. Đến lúc này, việc di chuyển các cơ sở sản xuất, đặc biệt là máy móc cơ khí, các trạm quân y, các cơ quan không có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu đã cơ bản hoàn thành. Hàng vạn tấn muối cũng đã được đồng chí Nguyễn Lương Bằng tổ chức chuyển lên chiến khu.
Thế trận đã bố trí sẵn sàng, toàn dân, toàn quân tuy trang bị vũ khí chưa đầy đủ, còn rất thiếu thốn do hoàn cảnh của ta khi ấy, nhưng về tinh thần đều đã đồng lòng trên dưới chung một lời thề ”Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh!”
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Trang Vũ 2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,097
2,517
331
Nam Định
Trường THPT
Họ Tên: Vũ Thị Mai Trang ( @Trang Vũ 2k5 )
Bài làm
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Trên đất nước ta các nhà khảo cổ học đã phát hiện được dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30-40 vạn năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hóa thạch người, di tích cư trú và các coong cụ đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ,... ở trên lãnh thổ Việt Nam như: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước, Nghệ An, Yên Bái,...
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
a) Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma:
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
Chữ viết: sáng tạo ra các ký hiệu đơn giản có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa con người
hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ. Đây là một sáng kiến và là một cống hiến lớn lao cho nhân loại
Sự ra đời của khoa học: Đến thời cổ hi lạp rô ma, những hiểu biết khoa học mới đạt đến trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho ngành khoa học lúc đó:
Toán Học: Có người Hi Lạp như Thales, Py tha gor, Euclid
Vật lý có Archimède
Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít
Văn học: đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin,Sô phốc,Bripít, Hô me,Lu cre xơ,Viếc gin
Nghệ Thuật: Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ như : người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô
Kiến trúc: có đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.
b) Trong các thành tựu đó thành tựu về Chữ viết, Thiên văn học, toán học Vật lý,... đều có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh loài người nói chung và văn minh VN nói riêng
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Mục đích Thời gianLãnh Đạođịa bànlực lượng tham giahình thức đấu tranhtính chất
Phong Trào Cần Vương Đánh đuổi Thực dân Pháp dành lại chủ quyền từ tay Pháp1885-1895Tôn Thất Huyết, Phan Đình Phùng...giai đoạn 1 từ Phan Thiết trở ra,giai đoạn 2 tập trung chủ yếu ở Bắc Trung Kỳ và Bắc kỳ sĩ phu và nhân dân yêu nước khởi nghĩa vũ trang Phong trào thể hiện lòng yêu nước thiết tha
Yên Thếđấu tranh ngăn Thực dân Pháp thi hành chính sách bình định để cuộc sống không bj xâm phạm1884-1913Đề Nắm, Đề Thám Yên Thếnông dân Yên Thếkhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn đình chiến nhưng lại có giai đoạn tác chiếnphong trào mang tính chất tự vệ
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Kinh tế:
Nông nghiệp ở đàng ngoài: Ruộng đất bj bỏ hoang,mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh-Nghệ , nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán
Nông nghiệp đàng trong: phát triển hơn cả là do điều kiện tự nhiên thuận lợi diện tích ko ngừng mở rộng
Thủ công nghiệp: xuât hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như: gốm thổ hà ( Bắc Giang) Bát tràng( Hà Nội),...
Thương Nghiệp:buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đòng bằng và ven biển, các thương nhân luôn tấp nập đến đây để tấp nập buôn bán nhất là ở phố Hiến và Hội An. Xuất hiện thêm 1 số đo thị ngoiaf Thăng Long còn có Phố Hiến( Hưng Yên) Thanh hà(Thừa Thiên -Huế), Hội An( Quảng Nam),...
Văn hóa:
Tôn giáo: Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời lê sơ bj hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân đan vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
Chữ Quốc ngữ: Tiếng việt đã phong phú và trong sáng.
Văn học và Nghệ thuật dân gian: Văn học đan gian phát triển mạnh mẽ. bên cạnh truyện thơ Nôm còn có truyện Trạng quỳnh,...Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật,..
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

a) Ý nghĩa lịch sử: Cách Mạng Tháng 8 thành công là thắng lợi vĩ đại nhất của nhân dân ta từ khi có Đảng mới lãnh đạo mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân đã chấm dứt chế độ phong kiến ở VN.
Cách mạng tháng 8 còn là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-lê nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở VN là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và là thắng lợi của đường lối cách mạng của Đảng ta gắn với độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội với đoàn kết dân tộc và với sưc mạnh thời đại.
Nguyên nhân thắng lợi: Để cách mạng tháng 8 thành công đầu tiên phải nói đến tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc ta, ko chịu sống kiếp nô lệ của người dân mất nước 1 lòng theo đảng và tin Đảng. Cách mạng tháng 8 thành công trong bối cảnh thế giới có những thuận lợi
b) bài học kinh nghiệm:
Đảng ta phải biết nắm bắt tình hình, bài học về xây dựng phát huy của khối đại đoàn kết toàn dân
Đảng ta phải biết phát huy tinh thần dân tộc và biết cách cô lập kể thù để ta dễ dàng đánh bại chúng
Suy nghĩ: em thấy Đảng ta đã có đường lối chiến thuật đúng đắn biết cách cô lập kẻ thù và chúng ta của hiện tại nên học theo những bài học kinh nghiệm đó của ông cha ta để xây dựng đất nước giàu mạnh, độc lập tự cường, đáng thắng mọi quân xâm lược bảo vệ chủ quyền đất nước
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trên Quảng Trường Ba Đình đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa. Nhưng chỉ 3 ngày sau thực dân Pháp đã quay lại và gửi tối hậu thư cho Đảng. Để thể hiện ý chí đoàn kết quyết tâm chống giặc Bác đã kêu gọi toàn quốc đứng lên đấu tranh một lần nữa.Bác và Đảng đã chủ động chuẩn bj phương án đánh giặc. Lời kêu gọi của Bác đã cho Thực Dân Pháp thấy ý chí quyết tâm chống quân xâm lược: ''không kể người già trẻ nhỏ ai đều cũng có thể tham gia, ai có j dùng đấy''. Để hòa chung ko khí kháng chiến chống Pháp, cả nước ta đã hòa chung một lời thề:'' Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh'', họ có thể hi sinh chứ ko bao giờ chịu mất nước. Từ đây, ta có thể thấy được lời kêu gọi của Bác đã tác động tới trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam, những con tim đó như đã hòa vào một, đã cùng chảy chung một dòng máu và sẽ '' Quyết chiến tới cùng'' để giữ nước cho dù mình hi sinh.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Tên: Thái Minh Quân; nick: @Thái Minh Quân

Câu 1: Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?

Dấu tích: Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), Bình Phước
Câu 2:
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?

a. Những thành tựu của văn hóa cổ đại Hy Lạp – Roma
+ Lịch pháp: nhờ biết Trái Đất hình cầu, người phương Tây tính ra một năm có 365 ngày 1/4 và tính được một tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng hai là 28 ngày; có năm nhuận
+ Chữ viết: do trình độ phát triển cao của kinh tế và ảnh hưởng từ hệ chữ của cư dân phương Đông cổ đại, cư dân sáng tạo ra chữ cái bằng cách ghép chữ rất linh hoạt thành từ, hình thành hệ chữ cái a, b, c… ban đầu 20 chữ, sau tăng lên đến 26 chữ hoàn chỉnh như ngày nay. Họ cũng sáng tạo ra hệ chữ số La Mã là các số: “I, II, III, V…” còn sử dụng đến ngày nay.
+ Toán học: nhiều thành tựu đã vượt lên trên các ghi chép và giải các bài toán riêng biệt với các định lý Thales, định lý về tam giác vuông và các số nguyên của Pythagore, tiên đề đường thẳng song song của Euclid….
+ Vật lý học: nổi tiếng nhất là nhà bác học Archimedes (thế kỷ III TCN) ở Hy Lạp cổ, quê ở thành Syracuse. Ông nổi tiếng với các phát minh ra thấu kính hội tụ để phản chiếu ánh nắng Mặt Trời đốt cháy thuyền của quân xâm lược La Mã; đồng thời là người tìm ra “lực đẩy Archmedes” để đo lượng vàng trong vương miệng của nhà vua
+ Sử học: với tác phẩm Historiai (Sử học) của Herodotus (đã dịch sang tiếng Việt), Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponese của Thucyditus (cũng đã dịch ra tiếng Việt), Những cuộc chinh phạt của Alexandre Đại đế của Arrian (cũng đã dịch ra tiếng Việt)…
+ Địa lý có sách “Địa lý” của Strabon, nhưng phương pháp viết không hay bằng các tiền bối
+ Triết học: có Thales, Pythagore, Socrates và nổi bật nhất là Platon và Aristotle. Socrates và học trò Platon theo thuyết duy tâm (ý thức có trước vật chất); Platon có sách “Nền Cộng hòa” đã chứng mình rõ thuyết này; Aristotle theo thuyết “nhị nguyên luận”, trong khi Thales theo duy vật (vật chất có trước ý thức) và cho rằng Trái Đất có hình chiếc đĩa dẹt
+ Văn học: Sau các các bản thần thoai, văn học Hi Lạp phát triển mạnh văn học, thơ ca và nhất là kịch (phổ biến nhất). Người Roma thừa kế và phát triển với các tác giả như Virgilius, Lucrece…
+ Nghệ thuật: Người Hi Lạp cổ đại để lại nhiều tượng và đền đài, những công trình này toát ra sự nhẹ nhàng, tinh tế và gần gũi với cuộc sống con người. Người Roma cũng tiếp tục xây dựng nhiều đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu… nhưng không tinh tế, gần gũi bằng người Hi Lạp.
b. Thành tựu chữ viết có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng; vì chữ viết giúp con người biết giao tiếp và trao đổi, buôn bán và đồng thời giúp truyền bá đạo Thiên Chúa. Thế kỷ XVI, các giáo sĩ Thiên Chúa đã học tiếng Việt, rồi dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt nhằm truyền bá đạo Thiên Chúa

Câu 3: Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Nội dungPhong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Mục đíchĐánh Pháp giành lại độc lập,
khôi phục lại chế độ phong kiến
Tự vệ để giành lại độc lập
cho làng xã
Thời gian1885-18961884-1913
Lãnh đạovăn thân, sĩ phunông dân
Địa bànBắc Trung KìYên Thế và 1 số tỉnh ở
Bắc Trung Kì
Lực lượng tham giaVăn thân, sĩ phu, nông dânnông dân
Hình thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trangKhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtmang tính dân tộc sâu sắcMang tính tự phát
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
a. Kinh tế

- Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển do các chúa Trịnh mải ăn chơi (nhất là Trịnh Giang và Trịnh Sâm), không chăm lo sản xuất. Đê điều hư hỏng, ruộng đất bỏ hoang khiến nạn mất mùa, nhiều người dân chết đói hoặc phải tha phương cầu thực. Mặc dù thế, người dân vẫn tăng gia sản xuất và chế tạo nhiều giống lúa mới phục vụ cho nhu cầu lương thực của người tiêu dùng và buôn bán; trồng thêm cây ăn quả để phục vụ cho đời sống. Theo thống kê của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) thì ở Đàng Ngoài thường cấy lúa chiêm (8 giống), 27 giống lúa mùa
- Nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh do các chúa Nguyễn tận dụng điều kiện tự nhiên trù phú của vùng đất phương Nam và chiêu tập người dân Việt ở miền Thuận – Quảng vào khai hoang, cung cấp nông cụ và lương thực để họ khai hoang và lập làng xã để định cư. Được sự chăm lo của chúa Nguyễn, người dân tăng gia sản xuất khiến diện tích ruộng đất tăng lên nhanh chóng. Họ tiến hành đào kênh mương, đắp đập và tiến hành trồng nhiều loại cây lương thực và cây ăn quả cho năng suất cao – đặt biệt là cây lúa, loại cây cho năng suất cao và sản lượng nhiều, phục vụ tốt cho nhu cầu thị trường bên ngoài. Năm 1789, khi nạn đói xảy ra ở Xiêm, Nguyễn Ánh đã cho phép bán ra 8.800 phương gạo (264.000 lít).
- Tuy nhiên đến nửa sau thế kỷ XVIII, tình hình tập trung ruộng đất vào tay địa chủ ngày càng phổ biến. Ở Đàng Ngoài có địa chủ chiếm tới hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn mẫu ruộng khiến nông dân không còn ruộng đất. Vả lại bị nhà nước đặt thêm nhiều thứ thuế nặng nề nên đời sống điêu đứng, nhiều người bỏ làng đi tha phương, đói kém diễn ra trầm trọng. Tương tự như thế ở Đàng Trong, tình trạng tư hữu của địa chủ diễn ra mạnh. Theo thống kê của Lê Quý Đôn, khu nhà giàu có từ 20 đến 60 nhà, mỗi nhà thì điền nô có đến 50 - 60 người, có đến 300 - 400 trâu bò.
+ Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước: ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc súng, đúc tiền, làm đồ trang sức, làm vũ khí cho quân đội. Từ 1760, chúa cho phép các trấn được mở xưởng đúc tiền. Trong khi đó, các xưởng thủ công ở Đàng Trong hoạt động mạnh, nhất là đúc súng và đóng thuyền. Lực lượng lao động trong các xưởng là thợ thủ công giỏi được lấy từ các làng vào. Nhìn chung, thủ công nghiệp nhà nước tuy có mở rộng quy mô sản xuất và trình độ kỹ thuật, nhưng bị ràng buộc trong tổ chức và quan hệ cưỡng bức nô dịch, nên ít tác động đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Thủ công nghiệp dân gian: một bộ phận thợ thủ công chuyên nghiệp ở các đô thị và nông thôn trở thành lực lượng sản xuất chính, từ đó hình thành các làng nghề chuyên nghiệp. Bên cạnh các làng nghề thủ công cổ truyền như gốm sứ, dệt vải, rèn sắt, đúc đồng… đang phát triển tới trình độ cao, đã xuất hiện một số làng nghề thủ công mới như nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ và sơn mài. Mặc dù nghề chính là làm ruộng, nhưng các làng nghề vẫn hoạt động mạnh mẽ và một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị để lập phường sản xuất. Khai mỏ phát triển mạnh ở cả hai miền với nhiều khu mỏ và chủ thầu Việt - Hoa. Ở Đàng Trong, nghề làm đường mía ở Nam - Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi) phát triển đến trình độ kỹ thuât cao.
+ Thương nghiệp:
- Chợ làng mọc khắp các làng, xã, huyện và thường họp theo phiên. Ở một số vùng, các chợ làng (khoảng 5 - 6 chợ lớn) họp thành một khu chợ lớn với diện tích 10 - 15 km2. Tại các chợ, người dân buôn bán nhiều mặt hàng, trong đó hàng nông phẩm và hàng thủ công do người dân tự sản xuất và mua bán là chủ yếu. Số người buôn bán ở chợ phần đông là phụ nữ và người nghèo. Người buôn bán lớn có các cửa hàng, cửa hiệu không nhiều. Ở nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng. Người dân đem các sản phẩm địa phương của làng đến mua bán ở các làng buôn, rồi từ làng buôn họ lại đem hàng hóa ra buôn bán ở các phố thị và ngược lại. Ở Thăng Long, Phố Hiến, người dân làng đem hàng hóa đổ xô vào đây để lập các chợ mới và buôn bán; đồng thời lập thêm các phố hàng. Để kiểm soát việc buôn bán ở các chợ làng và làng buôn, nhà nước lập các trạm ở ngã ba sông để thu thuế. Ở Đàng Trong, nhiều thương nhân người Việt và Hoa đem gạo từ Gia Định ra miền Trung buôn bán; ở Đàng Ngoài, thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Gia-va, Xiêm, Hà Lan, Anh…. đem vũ khí, thuốc súng, len dạ, đồ sứ để đổi lấy tơ lụa, đường, gốm, nông sản…. Nhiều thương nhân người Nhật Bản, Trung Hoa, Anh, Hà Lan và Pháp đã xin lập phố xá để buôn bán lâu dài.
- Các đô thị dần xuất hiện. Theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa, người dân làng đi lại ngược xuôi để buôn bán và trao đổi nhiều mặt hàng hóa, bất chấp sự ngăn cản của triều đình, dẫn tời sự hình thành các đô thị lớn như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định) và Gia Định; nhưng tiêu biểu hơn cả là Thăng Long và Hội An. Tại các đô thị này, người dân xây nhà ở, lập phố xá buôn bán tấp nập. Nhân dân có câu “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến” là muốn nói đến sự phồn thịnh của các đô thị. Theo ghi nhận của người đương thời, Thăng Long có tới 62 phố toàn là thợ thủ công và thương nhân đang buôn bán (ghi chép của giáo sĩ Marini, 1666), Phố Hiến có 20 phường với 2.000 nóc nhà. Ở Đàng Trong có đến 4 đô thị, nổi bật nhất là Hội An. Theo ghi chép của giáo sĩ phương Tây C. Borri (1618) thì Hội An “là hải cảng đẹp nhất và thương nhân ngoại quốc tới buôn bán nhiều nhất”. Nằm trên con đường thương mại Biển Đông rộng lớn, thương nhân từ Hội An có thể buôn bán từ Đông sang Tây, Nam ra Bắc. Đến đầu thế kỷ XVIII, Hội An trở thành thành phố cảng lớn với nhiều thương nhân khắp mọi nơi đến buôn bán; có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa. Theo ghi nhận của Lê Quý Đôn, “phàm hóa sản vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn theo đường thủy, đường bộ, đi ngựa đều hội tập tại Hội An. Vì thế, người khách phương Bắc đều tụ tập về đây để mua về nước. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được”. Ở Huế, đô thị Thanh Hà do người Hoa thành lập cũng buôn bán khá sầm uất, được gọi là “Đại Minh khách phố”.
Đến cuối thế kỷ XVIII, các đô thị suy tàn dần.
b. Văn hóa
+ Tư tưởng
- Cùng với sự sụp đổ của nhà nước phong kiến tập quyền Lê sơ và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, Nho giáo từng bước bị suy thoái và tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước mặc dù các chính quyền phong kiến đương thời tìm mọi cách củng cố. Đạo giáo Phật giáo được củng cố với hàng loạt chùa chiền được nhà chúa xây dựng, nhân dân góp phần tiền của giúp chính quyền xây dựng chùa chiền, đúc chuông và tô tượng.
- Từ thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền bá đạo Công giáo (còn gọi là Thiên chúa). Tôn giáo này nhanh chóng truyền bá ở khắp nơi, nhiều nhà thờ mọc lên. Cùng với việc du nhập đạo Công giáo, giáo sĩ phương Tây (đầu tiên là người Bồ Đào Nha) vào đầu thế kỷ XVI đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ dựa trên mẫu tự Latinh. Lúc đầu, chữ Quốc ngữ được sử dụng trong truyền giáo, nhưng không phổ biến trong nhân dân. Cùng với sự cấm đoán Công giáo của chính quyền vì nhiều điểm khác biệt, chữ Quốc ngữ lụi tàn (mãi đến nửa cuối thế kỷ XIX mới tái sử dụng lại)
- Tiếp nhận ảnh hưởng của các tư tưởng và tôn giáo, người dân Việt Nam tạo ra nếp sống văn hóa riêng trên cơ sở hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc thể hiện trong quan hệ gia đình với tôn ti trật tự, thứ bậc của gia đình, nhận thức đúng - sai, khoan dung trong cuộc sống. Người dân cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những người có công với làng, với nước. Bên cạnh chùa chiền và các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Giáo dục và khoa cử
- Ở Đàng Ngoài, nhà Mạc sau khi thành lập đã tổ chức đều đặn các khoa thi (cứ 3 năm tổ chức một lần) và chính quyền Mạc lấy đỗ tổng cộng 385 tiến sĩ, trong đó có trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và nữ tiến sĩ đầu tiên Nguyễn Thị Duệ. Khi đất nước bị chia cắt, triều Lê - Trịnh tiếp nối truyền thống khoa cử thời Lê sơ và cũng lấy đỗ tổng cộng 851 tiến sĩ. Trong số những người đỗ đạt cao, có những người tài giỏi và có cống hiến lớn cho đất nước. Tuy vậy, nội dung thi cử nặng về sách vở Nho học và tổ chức thi cử cứng nhắc, gian lận công khai nên chất lượng giáo dục ngày một suy giảm/
- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) vào năm 1646 đã quyết định mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng. Nội dung Nho học rất sơ lược nhưng nặng về kinh sách và sử, khoa học tự nhiên không được chú ý, Điểm tiến bộ hơn khoa cử thời Lê - Trịnh là chúa Nguyễn quan tâm hơn điều kiện thực tế so với lý thuyết cứng nhắc của Lê - Trịnh.
+ Văn học
- Văn học chữ Hán mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ do sự suy thoái của Nho giáo. Tuy vậy vẫn xuất hiện một số nhà thơ và nhà văn, nhà nghiên cứu của văn học chữ Hán như Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ… làm cho văn học thêm phong phú. Chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ XI trở đi và phát triển mạnh vào các thế kỷ XVII - XVIII với một số nhà thơ lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ… và các truyện Nôm khuyết danh như Trê cóc, Trinh thử, Phạm Công - Cúc Hoa, Thạch Sanh…..; áng thơ Nôm Chinh phục ngâm, Cung oán ngâm khúc….
- Trong lúc văn học chính thống dần suy thoái thì văn học dân gian phát triển khá rầm rộ. Với tài năng của mình, nhân dân đã sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian… nhằm phê phán nghiêm khắc những lễ giáo của nhà nước phong kiến để nói những tâm tư nguyện vọng của mình, ca ngợi quê hương đất nước cùng các phong tục tập quán của quê hương mình. Văn học dân gian cũng phát triển mạnh ở các dân tộc ít người làm cho kho tàng văn học thêm phong phú.
+ Nghệ thuật
- Nghệ thuật kiến trúc phát triển với nhiều công trình có giá trị như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật bà Quan âm nghìn mặt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), tượng La hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội), tượng vua chúa, tranh vẽ chân dung
- Điêu khắc rất phát triển với các cảnh sinh hoạt của người dân như đi cày bừa, đấu vật, hát xướng, đánh cờ, chọi gà…. được khắc trên các vì kèo ở đình làng. Trình độ nghệ thuật tuy đơn giản nhưng phản ánh được cuộc sống của những người dân thường
- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát quan họ, hát trống quân… hết sức phong phú và đa dạng, phản ánh sinh động đời sông và ước vọng của nhân dân
+ Khoa học kỹ thuật
- Sử học: bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã được các sử thần triều Lê - Trịnh sau này bổ sung và hoàn thành vào năm 1697. bên cạnh đó xuất hiện nhiều bộ sách sử của tư nhân như Ô Châu cận lục của Dương Văn An; Phủ biên tạp lục, Lê triều công nghiệp thực lục và Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn; bộ sử thi Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh, dài 8.000 câu), Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (thế kỷ XVIII), Công nghiệp dư chí của Vũ Phương Đề….
- Địa lý: bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá (thế kỷ XVII), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn….
- Khoa học quân sự: sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ và lần đầu tiên quân dân Đàng Trong xây dựng các lũy đất là lũy Thầy (1630, dài 10 dặm và cao 12 thước ) và lũy Bán Bích (1772, dài 15 dặm ). Ở giai đoạn này, kỹ thuật đúc súng và đóng thuyền chiến có đại bác ở Đàng Trong được nâng cao do sự học hỏi từ kỹ thuật phương Tây
- Triết học: có các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

• Điểm mới của sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: trong thời kỳ này nông nghiệp ở hai Đàng Ngoài, Đàng Trong có nhiều điểm mới. Thứ nhất, nhân dân hai miền lúc này sáng tạo ra nhiều giống lúa mới, có năng suất cao và chất lượng tốt theo kinh nghiệm làm nông lâu đời “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; đủ dùng trong nước và xuất khẩu ra bên ngoài. Đặc biệt ở Đàng Trong, Gia Định là vựa lúa lớn nhất của cả vùng này. Lúa ở Gia Định có hai vụ lúa, sản lượng tăng liên tục và giá cả rất rẻ so với các vùng khác. Thứ hai, người dân hai miền trồng nhiều loại cây ăn quả và tìm ra các phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả
+ Thủ công nghiệp: điểm mới là các làng nghề và phường nghề ở các đô thị đã phát triển nhanh và mở rộng quy mô ra nhiều nơi trên cả nước. Khác với các thời trước, nghề khai mỏ được đẩy mạnh và phát triển ở cả hai miền; mạnh nhất là ở Đàng Ngoài
+ Thương nghiệp: khác với các thời trước; các chợ làng ngày càng mở rộng về quy mô và cách thức hoạt động. Các đô thị được mở ngày càng nhiều với 6 đô thị lớn như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định) và Gia Định; nhưng tiêu biểu hơn cả là Thăng Long và Hội An.
- Văn hóa:
+ Tôn giáo: điểm mới là các tôn giáo không còn phát triển hưng thịnh như thời Lê sơ mà lại phát triển ở mức trung bình, gần như hòa nhập vào dân gian. Điểm mới tiếp theo là sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo - tôn giáo mới của các giáo sĩ phương Tây, đã được truyền bá vào nước ta; Thiên Chúa giáo cũng trực tiếp cải tiến chữ viết của người Việt thành chữ Quốc ngữ
+ Văn học: phát triển mạnh với nhiều thể loại khác nhau, phát triển mạnh nhất là văn học dân gian. Chữ Nôm được sử dụng phổ biến, chính thức trở thành quốc tự vào thời Quang Trung hoàng đế

Câu 5:
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

a. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945:
1. Nguyên nhân thắng lợi :
* Nguyên nhân khách quan: Cách mạnh tháng 8 nổ ra trong hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi. Phe phát xít sau nhiều đợt tấn công dữ dội của quân Đồng minh đã buộc phải đầu hàng vô điều kiện. Ở Viễn Đông, phát xít Nhật đã phải đầu hàng đồng minh sau những đòn tấn công liên tiếp của Liên Xô và phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mĩ. Nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu và chính phủ tay sai thân Nhật của Trần Trọng Kim hoang mang, rệu rã.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Đó là kết quả của 15 năm đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, là kết quả tổng hợp của 3 cao trào cách mạng. Trong ba cao trào cách mạng, nhân dân được tập dượt về phương pháp và hình thức làm cách mạng cho phù hợp với tình hình mới. Và cũng qua các lần thất bại trong các cao trào cách mạng, nhân dân rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho cách mạng và củng cố tình đoàn kết giữa các giai tầng trong xã hội Việt Nam. Tình đoàn kết là một đặc trưng nổi bật của lòng yêu nước trong tâm khảm người dân Việt Nam, được hình thành trong thời dựng nước và được phát huy trong việc xây dựng đất nước qua việc chiến thắng các tên đế quốc hùng mạnh, bảo vệ toàn vẹn bờ cõi Tổ quốc
- Đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Cộng sản ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trải qua 3 cao trào cách mạng, Đảng đút rút nhiều kinh nghiệm trong việc điều chỉnh đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn cách mạng trong nước; xác định được kẻ thù chính và định ra các phương pháp, hình thức cách mạng phù hợp để nhanh chóng tập hợp các giai tầng trong xã hội Việt Nam, họp thành trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất gọi là Mặt trận Việt Minh (5/1941). Đảng cũng rất khôn khéo khi chỉ chọn hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, đặt cao hơn đấu tranh vũ trang với lý do: lực lượng quân đội chưa có, mong muốn tập hợp lực lượng mạnh hơn vì mục đích chung. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là điều kiện cơ bản, quyết định thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
2. Ý nghĩa lịch sử:
* Đối với dân tộc:
- Cuộc cách mạng này nhanh chóng lật đổ ách thống trị của kẻ thù chính là Nhật, xóa bỏ chế độ quân chủ Việt Nam tồn tại gần 1.000 năm (sự kiện Bảo Đại đế thoái vị) để lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc lập một chính thể nhà nước như thế giúp chính phủ ta có nhiều thời gian để xây dựng lại đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền mới và tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến trường kỳ sẽ diễn ra sắp tới
- Cách mạng Tháng Tám đã đưa nước ta từ thân phận là nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập và có chủ quyền; đưa Đảng ta trở thành một Đảng cầm quyền (Đảng chính thức hoạt động công khai từ năm 1951 với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam); đưa dân tộc ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới, được “sánh vai với các cường quốc năm châu” (theo Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch)
- Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng nước ta- kỷ nguyên của độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Cách mạng tháng Tám là minh chứng hùng hồn cho vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam với đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản. Đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa.
* Đối với quốc tế:
- Cách mạng Tháng Tám đã nâng cao vị thế quốc tế của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân Pháp và phát xít Nhật, lập nên nhà nước của dân – do dân – vì dân.
- Cách mạng Tháng Tám đã phá tan một mắt xích quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Trước đó vào năm 1917, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga do lãnh tụ Lenin lãnh đạo đã lật đổ ách thống trị của Sa hoàng và sau đó là chính quyền tư sản, thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa Nga đầu tiên do lãnh tụ Lenin lãnh đạo – mắt xích yếu nhất là đế quốc Nga bị phá đổ, tạo động lực cho các phong trào đấu tranh chống đế quốc - phong kiến ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Á – Phi – Mỹ latinh

b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
+ Những bài học kinh nghiệm:
Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại cho Đảng ta và nhân dân Việt nam nhiều bài học quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc. Đó là những bài học chính sau đây:
- Một là: Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy 2 nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng chống đế quốc phải là nhiệm vụ hàng đầu, chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu thích hợp. Đường lối này đã được khẳng định trong đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và trở thành cương lĩnh của Đảng ta.
- Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh Công – Nông. Điều này được Đảng khẳng định từ các văn kiện đầu tiên sau khi thành lập ít lâu. Công – nông là nền tảng chính, nhưng cần biết đoàn kết với các giai tầng khác mới tạo thành sức mạnh tổng hợp chống kẻ thù chung
- Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Điều này thể hiện rõ trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám 1945. Khi quân Nhật chuẩn bị đảo chính Pháp vào tháng 3/1945, Đảng phân tích cụ thể tình hình và có những quyết định chính xác: Trong Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định: “Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở như Đông Dương… Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ” – thể hiện một quyết định chính xác khi xác định kẻ thù chính trong khi có tới hai kẻ thù cùng nhảy vào Đông Dương. Khi xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật, Đảng đã quyết định thay đổi khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”, tạm gác khẩu hiệu “tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ phong kiến”, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn địa chủ làm tay sai cho đế quốc, phát-xít. Chủ trương này nhằm triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa đế quốc, phát xít với giai cấp địa chủ phong kiến, phân hóa nội bộ giai cấp địa chủ có lợi cho việc mở rộng Mặt trận đoàn kết dân tộc, tập trung chống kẻ thù chủ yếu (phát-xít Nhật), giành chính quyền về tay nhân dân.
- Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân. Đảng ta trước sau như một luôn dùng bạo lực cách mạng trong cách mạng Việt Nam, nhưng Đảng áp dụng rất linh hoạt chủ trương bạo lực cách mạng trong các tình hình cách mạng cụ thể và phù hợp với khả năng làm cách mạng của quảng đại quần chúng nhân dân
- Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chớp đúng thời cơ. Nghệ thuật chớp thời cơ diễn ra khi lực lượng quần chúng mạnh mẽ và được tập dượt kỹ càng về các phương pháp làm cách mạng; trong khi kẻ thù đang trên đà suy yếu và hoang mang cực độ. Thời cơ đến và qua đi rất nhanh, nên cần phải tận dụng cho phù hợp
Tóm lại: Thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945 là kết quả tất yếu của 15 năm chuẩn bị chu đáo của Đảng ta, là kết quả của cuộc đấu tranh yêu nước rộng lớn của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của đồng bào, đồng chí cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa với xu thế hội nhập đã đặt ra những thời cơ và thách thức mới với đất nước ta. Đất nước ta sau Đổi mới năm 1986 đến nay, đã xác định chính xác con đường đã chọn và đi đến đúng con đường đã chọn - đó là con đường xã hội chủ nghĩa. Dù trải qua bao nhiêu sóng gió trên con đường phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và đứng vững. Trong hoàn cảnh đó, những bài học của Cách mạng tháng Tám cần phải được giữ gìn, vận dụng và phát huy. Đó là:
- Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng – nhân tố quan trọng quyêt định đến thắng lợi của cach mạng VN, kiên trì đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lê nin trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.
- Tập hợp và đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, kiên trì đường lối hòa bình, phát huy sức mạnh toàn diện trên tất cả các mặt trận, từ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục,…
- Đồng thời, bài học chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám cũng đòi hỏi chúng ta vận dụng, tận dụng được những điều kiện hội nhập, mở cửa để tăng cường sức mạnh của dân tộc, đoàn kết quốc tế, sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Câu 6: nêu cảm nghĩ của bạn khi xem clip về Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” mang tính chất và ý nghĩa lịch sử như hịch đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong thế kỉ XX, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Văn bản này được viết trong một bối cảnh lịch sử khá sôi động của lịch sử Việt Nam: thời kỳ nước ta vừa xây dựng và vừa bảo vệ đất nước. Chúng ta còn nhớ, nếu tính từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày Hồ Chủ tịch đọc Bản Tuyên ngôn độc lập đến đêm 19 tháng 12 năm 1946 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ của dân tộc ta mới chỉ có 15 tháng 12 ngày. Trong thời gian ngắn ngủi đó, chính phủ ta đã cùng chung sức với nhân dân xây dựng chính quyền mới, xây dựng lại nền kinh tế và ổn định xã hội, phát triển nền văn hóa cách mạng; đồng thời thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo để từng bước đẩy lui từng kẻ thù một để tập trung vào một kẻ thù chính là Pháp, một cường quốc hùng mạnh. Vận mệnh của Tổ quốc ta, của dân tộc lúc bấy giờ thật vô cùng hiểm nghèo và nghiêm trọng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đoạn hồi tưởng về những giờ phút lịch sử nghiêm trọng ấy đã ghi nhận: “Từ đêm hôm trước, đêm 19 tháng Chạp lịch sử, chiến tranh đã lan rộng ra cả nước ta. Hơn một năm sau ngày Nam Bộ đứng lên kháng chiến, tiếp theo các cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Sơn La, Lạng Sơn, ở thành phố cảng Hải Phòng, nay đến lượt quân và dân ta ở Hà Nội nổ súng đánh trả quân xâm lược. Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng... cũng đã vùng dậy chiến đấu cứu nước diệt thù. Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ”.
Trước tình thế hiểm nghèo và quân giặc ngày càng lấn tới đến mức không còn có thể nhân nhượng thêm một phút nào nữa, Chính phủ ta đã phát động cả nước kháng chiến bằng văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Ngay trong lời mở đầu của văn bản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chắc nịch năm chữ “Hỡi đồng bào toàn quốc!” cất lên làm chấn động lòng người. Năm chữ đó thốt lên từ tâm can của một người nặng lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, một con người đã phải từ bỏ hạnh phúc riêng tư của bản thân mình để dấn thân vào sự nghiệp chung của cả nước, thật là khâm phục biết bao cho con người vĩ đại này !
Ở hai câu tiếp theo, Người lập luận chắc chắn với mục đích khơi dậy lòng yêu nước từ ngàn đời của nhân dân ta, quyết chiến đấu hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Tự do hay là chết!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
Sau hai câu này, Người có một động tác rất sáng tạo – đó là chủ động kêu gọi sự tham gia cuộc kháng chiến nhiệt tình của các giai tầng trong xã hội Việt Nam. Việt Nam mới dộc lập chưa bao lâu thì Pháp lại xâm lược trở lại, chà đạp thô bạo mọi quyền, dù là quyền cơ bản nhất của mọi công dân Việt Nam là tự do độc lập thì nhân dân không còn con đường nào khác là phải đứng lên cùng chống lại kẻ thù chính là thực dân Pháp. Bác Hồ cố ý nhắc lại tinh thần đoàn kết như một đặc trưng cơ bản của lòng yêu nước, một công cụ hiệu quả để kêu gọi mọi giai tầng cùng nắm chặt tay nhau – cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù chung. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tổng hợp, như hình ảnh ví von của câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ôn lại trang sử oai hùng thời 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954), những thế hệ người dân Việt Nam ngày nay và mai sau vô cùng tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc, nghiêng mình kính cẩn trước bao liệt sĩ đã “hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước”.
“Dân ta gan dạ anh hùng,
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn".

Tố Hữu
 
Last edited:

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Họ và Tên : Lê Hoàng Bảo An
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Trả lời : Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở trên đât nước ta là : Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)...
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Trả lời :
a.
-
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
b. Trong các thành tựu đó thành tựu về Chữ viết, Thiên văn học, toán học Vật lý,... đều có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh loài người nói chung và văn minh VN nói riêng
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian,lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Trả lời :
Nội dung khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế Phong trào Cần Vương
Mục đích đánh đuổi giặc Pháp để bảo vệ đất nước đánh Pháp giành lại độc lập và khôi phục lại chế độ phong kiến
Thời gian 1884-19131885-1896
lãnh đạo nông dân văn thân , sĩ phu
Địa bàn các tỉnh Trung và Bắc Kì chủ yếu ở Yên Thế ( Bắc Giang )và một số tỉnh Bắc Kì
Lực lượng tham gia nông dân văn thân , sĩ phu ,nông dân
Hình thức đấu tranh khởi nghĩa vũ trang khởi nghĩa vũ trang
Tính chất phong trào mang tính tự vệ , tự phát phong trào yêu nước chống Pháp thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Trả lời :
Kinh tế:
Nông nghiệp ở đàng ngoài: Ruộng đất bj bỏ hoang,mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh-Nghệ , nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán
Nông nghiệp đàng trong: phát triển hơn cả là do điều kiện tự nhiên thuận lợi diện tích ko ngừng mở rộng
Thủ công nghiệp: xuât hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như: gốm thổ hà ( Bắc Giang) Bát tràng( Hà Nội),...
Thương Nghiệp:buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đòng bằng và ven biển, các thương nhân luôn tấp nập đến đây để tấp nập buôn bán nhất là ở phố Hiến và Hội An. Xuất hiện thêm 1 số đo thị ngoiaf Thăng Long còn có Phố Hiến( Hưng Yên) Thanh hà(Thừa Thiên -Huế), Hội An( Quảng Nam),...
Văn hóa:
Tôn giáo: Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời lê sơ bj hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân đan vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
Chữ Quốc ngữ: Tiếng việt đã phong phú và trong sáng.
Văn học và Nghệ thuật dân gian: Văn học đan gian phát triển mạnh mẽ. bên cạnh truyện thơ Nôm còn có truyện Trạng quỳnh,...Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật,..
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Trả lời :
a. Ý nghĩa lịch sử: Cách Mạng Tháng 8 thành công là thắng lợi vĩ đại nhất của nhân dân ta từ khi có Đảng mới lãnh đạo mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân đã chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam
Cách mạng tháng 8 còn là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-lê nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và là thắng lợi của đường lối cách mạng của Đảng ta gắn với độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội với đoàn kết dân tộc và với sức mạnh thời đại.
Nguyên nhân thắng lợi: Để cách mạng tháng 8 thành công đầu tiên phải nói đến tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc ta, không chịu sống kiếp nô lệ của người dân mất nước 1 lòng theo đảng và tin Đảng. Cách mạng tháng 8 thành công trong bối cảnh thế giới có những thuận lợi
b. bài học kinh nghiệm:
Đảng ta phải biết nắm bắt tình hình, bài học về xây dựng phát huy của khối đại đoàn kết toàn dân
Đảng ta phải biết phát huy tinh thần dân tộc và biết cách cô lập kể thù để ta dễ dàng đánh bại chúng
Suy nghĩ: em thấy Đảng ta đã có đường lối chiến thuật đúng đắn biết cách cô lập kẻ thù và chúng ta của hiện tại nên học theo những bài học kinh nghiệm đó của ông cha ta để xây dựng đất nước giàu mạnh, độc lập tự cường, đáng thắng mọi quân xâm lược bảo vệ chủ quyền đất nước
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:.
Trả lời :
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trên Quảng Trường Ba Đình đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng chỉ 3 ngày sau thực dân Pháp đã quay lại . Để thể hiện ý chí đoàn kết quyết tâm chống giặc ,Bác đã kêu gọi toàn quốc đứng lên đấu tranh một lần nữa.Bác và Đảng đã chủ động chuẩn bị phương án đánh giặc. Lời kêu gọi của Bác đã cho Thực Dân Pháp thấy ý chí quyết tâm chống quân xâm lược: ''không kể người già hay trẻ nhỏ ai đều cũng có thể tham gia, ai có gì dùng đấy''. Để hòa chung không khí kháng chiến chống Pháp , cả nước ta đã hòa chung một lời thề:'' Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh'', họ có thể hi sinh chứ không bao giờ chịu để cho nước trong tay của giặc. Từ đây, ta có thể thấy được lời kêu gọi của Bác đã tác động tới trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam, những con tim đó đã cùng chảy chung một dòng máu và sẽ '' Quyết chiến tới cùng'' để giữ nước cho dù mình hi sinh.
 

Nhóc Băng

Học sinh
Thành viên
20 Tháng hai 2019
137
106
46
Đắk Lắk
Music School
Chào các bạn!

Như đã thông báo, hôm nay sẽ có đề thi tuyển CTV nhiệm kì mới đợt 1 ạ! Trước khi vào đề, chúng ta cùng xem qua một số thông tin về vòng thi này nhé! Phần thi này sẽ có sự giám sát của chị @Ngọc Bùi 12345 cùng đội ngũ BCN của CLUB (@Võ Thu Uyên, @Hồ Nhi, @Misaka Yuuki)

I. Cách thức gửi bài.

  • Bài làm phải ghi rõ họ tên và đề bài.
  • Các bạn làm bài và nạp ngay bên dưới topic này, bài làm của các bạn sẽ bị ẩn cho tới khi hết hạn nạp bài.
II. Thời gian làm bài:
  • Từ 7h sáng thứ 2, ngày 25/3/2019 tới 22h tối thứ 6, ngày 29/2/2019.
III. Một số lưu ý:
  • Các bạn có quyền tham khảo các tài liệu, tuy nhiên phải viết bằng ý của mình, không sao chép, nếu phát hiện sẽ bị hủy bài.
  • Mọi người khi đăng kí tham gia CTV, yêu cầu làm bài và nạp bài đầy đủ, đúng thời hạn để BCN chấm và công bố kết quả.
  • Những bạn nào đăng kí nhưng không làm bài, làm bài quá hạn, làm bài không nghiêm túc sẽ bị loại khỏi danh sách và nhận về "20 điểm cảnh cáo" làm quà tặng.
IV. Đề tuyển CTV đợt 1 năm 2019

[Đề phần thi thứ nhất]

Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:.
Thay mặt BCN
Võ Thu Uyên
Cho em hỏi một tí thời gian làm bài là từ 25/3 đến 29/2 là sao ạ
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

jeanne yuki

Banned
Banned
Thành viên
22 Tháng mười 2018
415
751
86
19
Nghệ An
thcs quynh hong
Chào các bạn!

Như đã thông báo, hôm nay sẽ có đề thi tuyển CTV nhiệm kì mới đợt 1 ạ! Trước khi vào đề, chúng ta cùng xem qua một số thông tin về vòng thi này nhé! Phần thi này sẽ có sự giám sát của chị @Ngọc Bùi 12345 cùng đội ngũ BCN của CLUB (@Võ Thu Uyên, @Hồ Nhi, @Misaka Yuuki)

I. Cách thức gửi bài.

  • Bài làm phải ghi rõ họ tên và đề bài.
  • Các bạn làm bài và nạp ngay bên dưới topic này, bài làm của các bạn sẽ bị ẩn cho tới khi hết hạn nạp bài.
II. Thời gian làm bài:
  • Từ 7h sáng thứ 2, ngày 25/3/2019 tới 22h tối thứ 6, ngày 29/2/2019.
III. Một số lưu ý:
  • Các bạn có quyền tham khảo các tài liệu, tuy nhiên phải viết bằng ý của mình, không sao chép, nếu phát hiện sẽ bị hủy bài.
  • Mọi người khi đăng kí tham gia CTV, yêu cầu làm bài và nạp bài đầy đủ, đúng thời hạn để BCN chấm và công bố kết quả.
  • Những bạn nào đăng kí nhưng không làm bài, làm bài quá hạn, làm bài không nghiêm túc sẽ bị loại khỏi danh sách và nhận về "20 điểm cảnh cáo" làm quà tặng.
IV. Đề tuyển CTV đợt 1 năm 2019

[Đề phần thi thứ nhất]

Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:.
Thay mặt BCN
Võ Thu Uyên
Câu 1: các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Câu 2:
a,
Người Hi Lạp và Rô ma đã có những thành tựu văn hóa là:
+ Sáng tạo ra lịch: Dựa theo sự di chuyển của Trái đất quay xung quanh mặt trời để làm ra lịch. Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ chia thành 12 tháng. Đó là dương lịch.
+ Chữ viết: Hệ chữ a, b, c…
+ Các ngành khoa học cơ bản ( toán, lí, hóa, sinh… với nhiều nhà khoa học lớn như toán học có Ta – lét, Pi – ta – go, vật lí của Ác – si – mét, triết học có Pla – tôn , A –ri – nốt…
+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc: Như đền Pác – tê – nông trên đồi A – crô – pôn, đấu trường Cô – lê – đê ở Rô – ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi – lô.
b, thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là chữ viết bởi vì chữ viết là biểu hiện của thành tựu văn minh . Nhờ có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 3:

Nội dungkhởi nghĩa của nhân dân Yên ThếPhong trào Cần Vương
Mục đíchđánh đuổi giặc Pháp để bảo vệ đất nướcđánh Pháp giành lại độc lập và khôi phục lại chế độ phong kiến
Thời gian1884-19131885-1896
lãnh đạonông dânvăn thân , sĩ phu
Địa bàncác tỉnh Trung và Bắc Kìchủ yếu ở Yên Thế ( Bắc Giang )và một số tỉnh Bắc Kì
Lực lượng tham gianông dânvăn thân , sĩ phu ,nông dân
Hình thức đấu tranhkhởi nghĩa vũ trangkhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtphong trào mang tính tự vệ , tự phátphong trào yêu nước p thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4:Kinh tế:
Nông nghiệp ở đàng ngoài: Ruộng đất bj bỏ hoang,mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh-Nghệ , nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán
Nông nghiệp đàng trong: phát triển hơn cả là do điều kiện tự nhiên thuận lợi diện tích ko ngừng mở rộng
Thủ công nghiệp: xuât hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như: gốm thổ hà ( Bắc Giang) Bát tràng( Hà Nội),...
Thương Nghiệp:buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đòng bằng và ven biển, các thương nhân luôn tấp nập đến đây để tấp nập buôn bán nhất là ở phố Hiến và Hội An. Xuất hiện thêm 1 số đo thị ngoiaf Thăng Long còn có Phố Hiến( Hưng Yên) Thanh hà(Thừa Thiên -Huế), Hội An( Quảng Nam),...
Văn hóa:
Tôn giáo: Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời lê sơ bj hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân đan vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
Chữ Quốc ngữ: Tiếng việt đã phong phú và trong sáng.
Văn học và Nghệ thuật dân gian: Văn học đan gian phát triển mạnh mẽ. bên cạnh truyện thơ Nôm còn có truyện Trạng quỳnh,...Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thu
Câu 5: a,Nguyên nhân thắng lợi:
  • Kế thừa và phát huy đến cao độ truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh hùng, bất khuất trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.
  • Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch đường lối đấu tranh đúng. Nhân dân kiên quyết cách mạng.
  • Điều kiện khách quan thuận lợi: Hồng quân Liên Xô đánh bại quân Nhật – tạo thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy dành chính quyền .
Ý nghĩa lịch sử:
  • Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã đánh đuổi được bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước Viêt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện này đã đưa ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dân chủ cộng hòa. Đưa dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bất hợp pháp thành Đảng cầm quyền trong cả nước. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta –kỉ nguyên độc lập, tự do ghi thêm một trang oanh liệt nữa vào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh hùng, bất khuât của dân tộc.
  • Đối với thế giới: Cuộc cách mạng tháng Tám đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít thế giới, trong đó có phát xít Nhật ở Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công không những đưa nước ta độc lập mà còn đưa nước ta đứng trong hàng ngũ những nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Cổ vũ rất lớn đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thắng lợi góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và ở toàn thế giới nói chung
ật,..
b,
Bài học kinh nghiệm:
  • Giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong.
  • Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
  • Kiên quyết đi theo con đường cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
  • Chuẩn bị lâu dài kết hợp với thời cơ
=> Đây là những bài học có giá trị, ý nghĩa đối với chúng ta trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước sau đó.
Câu 6:
Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

_Ann Thiên_

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2018
66
119
31
Du học sinh
Sao Thủy
- Họ và tên : Hoàng Kiều An
- Đề bài :

Câu 1: (1đ)
Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:


- Trả lời :

Câu 1:

- Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở trên đât nước ta là : Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)...

Câu 2:

a. - Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với nhiều nhà khoa học lớn như toán học có Ta – lét, Pi – ta – go, vật lí của Ác – si – mét, triết học có Pla – tôn , A –ri – nốt…
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
b. Trong các thành tựu đó thành tựu về Chữ viết, Thiên văn học, toán học Vật lý,... đều có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng .

Câu 3:

Nội dung so sánhKhởi nghĩa nhân dân Yên ThếPhong trào Cần Vương
Mục đíchĐánh đuổi giặc Pháp để bảo vệ đất nướcĐánh Pháp giành lại độc lập và khôi phục lại chế độ phong kiến
Thời gianTừ năm 1884 - 1913Từ năm 1885 - 1896
Lãnh đạoNông dânVăn thân , sĩ phu
Địa bànCác tỉnh Trung và Bắc KìC hủ yếu ở Yên Thế ( Bắc Giang ) và một số tỉnh Bắc Kì
Lực lượng tham giaNông dânVăn thân , sĩ phu , nông dân
Hình thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trangKhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtPhong trào mang tính tự vệ , tự phátPhong trào yêu nước , thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4:

- Kinh tế :
  • Nông nghiệp ở Đàng Ngoài : Ruộng đất bị bỏ hoang , mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ , nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán . Nông nghiệp ở Đàng Trong : phát triển hơn cả là do điều kiện tự nhiên thuận lợi diện tích không ngừng mở rộng .
  • Thủ công nghiệp : Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang) Bát tràng ( Hà Nội),...
  • Thương Nghiệp : Buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đòng bằng và ven biển, các thương nhân luôn tấp nập đến đây để tấp nập buôn bán nhất là ở phố Hiến và Hội An. Xuất hiện thêm 1 số đo thị ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến( Hưng Yên) Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An ( Quảng Nam),...
- Văn hóa :
  • Tôn giáo : Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời lê sơ bj hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân đan vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
  • Chữ Quốc ngữ : Tiếng việt đã phong phú và trong sáng.
  • Văn học và nghệ thuật dân gian : Văn học đan gian phát triển mạnh mẽ. bên cạnh truyện thơ Nôm còn có truyện Trạng quỳnh ,... Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật,..
Câu 5:

a. Ý nghĩa lịch sử : Cách Mạng Tháng 8 thành công là thắng lợi vĩ đại nhất của nhân dân ta từ khi có Đảng mới lãnh đạo mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân đã chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam .
Cách mạng tháng 8 còn là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-lê nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và là thắng lợi của đường lối cách mạng của Đảng ta gắn với độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội với đoàn kết dân tộc và với sức mạnh thời đại.
Nguyên nhân thắng lợi : Để cách mạng tháng 8 thành công đầu tiên phải nói đến tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc ta, không chịu sống kiếp nô lệ của người dân mất nước một lòng theo đảng và tin Đảng. Cách mạng tháng 8 thành công trong bối cảnh thế giới có những thuận lợi .
b. Bài học kinh nghiệm :
- Đảng ta phải biết nắm bắt tình hình, bài học về xây dựng phát huy của khối đại đoàn kết toàn dân
- Đảng ta phải biết phát huy tinh thần dân tộc và biết cách cô lập kể thù để ta dễ dàng đánh bại chúng

Suy nghĩ:

- Đảng ta đã có đường lối chiến thuật đúng đắn biết cách cô lập kẻ thù và hiện tại , ta nên học theo những bài học kinh nghiệm trước đó của ông cha ta để xây dựng đất nước giàu mạnh, độc lập tự cường, đánh thắng mọi quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc .

Câu 6:

Có thể nói , “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước , khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc , truyền thống anh hùng bất khuất , làm cho cả nước đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với một ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ chính trị dứt khoát và kiên định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Ở câu này , Người đã lột tả được toàn bộ và tận cùng cái tinh thần của người Việt Nam tại thời điểm đó và trong suốt chiều dài lịch sử. Với người Việt Nam , Tổ quốc là trên hết, dân tộc là trên hết. Nhắc nhở chúng ta rằng không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất nước , không có lỗi nhục nào bằng nỗi nhục nô lệ. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ quyền sống thiêng liêng của dân tộc, quyết không chịu trở lại với cuộc đời nồ lệ tăm tối ! Một khi Tổ quốc bị lâm nguy, thì không có gì quan trọng bằng Tổ quốc , chúng ta sẵn sàng đánh đổi tất cả, hy sinh tất cả cho Tổ quốc.
 

Hy _ Nhiên

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
5 Tháng mười một 2018
508
1,236
176
19
Nghệ An
THcS Quỳnh Hồng
Họ tên : Nguyễn Vân Nhi
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).núi Nuông (Thanh Hóa), Tấn Mài Ninh) Hàng Gòn VI, Dầu Giây, Suối Đá, Núi Đất, Núi Cẩm Tiên
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
- Người Hy Lạp biết nghiên cứu về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma đã biết tính ngày tháng công lịch rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Họ biết sáng tạo ra chữ viết A, B, C …. có thể ghép lại rất linh hoạt
Các phát minh khoa học ra đời với nhiều nghiên cứu đặt nền móng cho hiện đại với nhiều ký thuyết xác đáng , thuyết phục
- Văn học có nhiều tên tuổi lớn như Etxin, Sô phốc, Bripít.
- Sử học , Thiên văn học , Vật lý phát triển đến trình độ cao
nghệ thuật thời kỳ này đã để lại nhiều tác phẩm đạt trình độ tuyệt mỹ như người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…
- Về kiến trúc có đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.
b.Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
- Lịch và chữ viết
Câu 3: (1đ)Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Nội dung so sánhPhong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Thời gianDiễn ra trong 10 năm (1885 -1896)
Thời kỳ pháp bình định Việt Nam
Diễn ra trong 30 năm ( 1884-1913) thời kỳ Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Mục đíchĐánh Pháp dành lại độc lập Phò vua khôi phục chế độ phong kiếnChống Pháp tự vệ .Bảo vệ đất nước ,xây dựng cuộc sống tươi đẹp
Lãnh đạoTôn Thất Thuyết và Vua Hàm Nghi
Các văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Đề Nắm
Đề Thám (Hoàng Hoa Thám )
Địa bànKhắp bắc kỳ và lan sang trung kỳChủ yếu ở Yên Thế ( Bắc Giang ) và một số tỉnh Bắc Kỳ lân cận
Lực lượng tham giaĐông đảo sĩ phu, văn thân, nông dân ở nơi diễn ra cuộc khởi nghĩaChủ yếu là nông dân các địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
Hình thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang , khởi nghĩa chính trịKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hoàn hoãn có giai đoạn tác chiến
Tính chấtLà phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiếnPhong trào mang tính chất tự vệ phòng thủ tự phát
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: (1.5đ)Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
- Một số ngành thủ công ngày càng phát triển và đạt tới trình độ cao như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng...
- Có nhiều nghành thủ công thủ công mới ra đời như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài
- Xuất hiện nhiều tầng lớp thương nhân , nhiều đô thị như hội an ,thăng long và hiện tương di dân rời làng đến vùng đô thị để buôn bán mở phường
- Người nước ngoài vào nước ta lập đồn buôn bán ngày càng càng nhiều
- Tăng cường tổ chức khai hoang các vùng đất lập nhiều làng xóm mở rộng diện tích trồng trọt
- Các loại hình nghệ thuật đa dạng ra đời
- Tôn giáo là nho giáo chiếm vị thế cao , đạo giáo và phật giáo được coi trọng , ngoài ra thiên chúa giáo cũng bắt đầu truyền bá
- Sự ra đời của chữ quốc ngữ
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Nguyên nhân :
+ Tinh thần yêu nước bất khuất đồng lòng,
của dân tộc ta
+ Dân nhân đấu tranh kiên cường đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do
đảng và Bác Hồ vĩ đại
+ Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội liên xô đã cổ vũ tinh thần cho chúng ta
- Ý nghĩa lịch sử
+ phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, sự thống trị của Nhật và lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu lập lại độc lập dân tộc
+ Chuẩn bị cho những thắng lợi tiếp theo , cổ vũ phong trào đấu tanh chống áp bức
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay
- Đảng ta đã có đường lối đúng đắn, sáng tạo; các chủ trương cách mạng phù hợp.
- Đảng ta có lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
Câu 6: Lời kêu gọi của bác đã truyền tải trọn vẹn tinh thần sục sôi thể hiện chính xác ngắn gọn nội dung thuyết phục . Câu từ gần gũi không khoa trương mà lại cô đọng, chạm đến traí tim người đọc Người dùng từ "đồng bào" để hàn gắn xóa bỏ khoảng cách giữa người chủ tịch với nhân dân nhấn mạnh tất cả đều là anh em , mọi người đều có thể đánh giặc cứu nước. ngoài ra Hồ chủ tịch còn khẳng định tính chuộng hòa bình của dân ta, nêu cao tinh thần tự vệ chiến đấu tới cuối cùng " Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Câu 1:
Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở:
  • Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
  • Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa)
  • Xuân Lộc (Đồng Nai)
  • ...
Câu 2:
a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp - Rô ma là:
  • Thiên văn học: sáng tạo ra Dương lịch ( 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng )
  • Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
  • Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-clít, …
  • Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo
  • Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
b. Theo em nghĩ là thành tựu sáng tạo ra Dương lịch. Đến bây giờ tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng loại lịch này và Lịch âm trước đó của người châu Á chỉ là lịch phụ mà thôi. Việc sáng tạo ra lịch Dương giúp thế giới có thể thống nhất về thời gian và dễ dàng lên kế hoạch làm việc lớn như cuộc gặp mặt của ông Trump với ông Kim Jong Un chẳng hạn,...

Câu 3:
Phong trào Cần VươngKhởi nghĩa của nhân dân Yên Thế
Mục đíchLấy lại chế độ phong kiếnBảo vệ đất nước
Thời gian1885-18961884-1913
Lãnh đạoVăn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước ( Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,...)Những người xuất thân từ nông dân căm thù giặc, mưu trí, dũng cảm ( Đề Nắm, Đề Thám,... )
Địa bànBắc Kì và Trung KìYên Thế và vùng lân cận
Lực lượng tham giaNông dân và đồng bào dân tộc thiểu sốNhững người nông dân cần cù, chất phác, yêu nước
Hình thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang, đàm phánKhởi nghĩa vũ trang, đàm phán
Tính chấtThể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nông dân
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4:
* Kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
+ Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…
- Thủ công nghiệp:
+ Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
- Thương nghiệp:
+ Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân được đẩy mạnh.
+ Xuất hiện nhiều thành thị.
* Văn hóa
- Tôn giáo:
+ Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa
- Chữ viết:
+ Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
- Văn học và nghệ thuật:
+ Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, văn học dân gian có nhiều thể loại mới
+ Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...

* Có những điểm gì mới như: Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta, chữ Quốc ngữ ra đời, nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển,…

Câu 5:
a.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b.
Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.


* Theo em ở hiện tại Đảng ta vẫn thực hiện tốt bài học nêu trên nhưng có 1 vấn đề là chưa đánh bại được kẻ thù là Trung Quốc, họ vẫn đang lăm le xâm lăng bờ cõi nước ta. Vì vậy Đảng phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và dứt điểm vấn đề này.

Câu 6:
Từ "không" với giọng điệu quyết liệt đã góp phần nói lên tinh thần bất khuất, kiên cường của chúng ta. Từ "lấn tới" cho thấy sự hung hăng của quân địch vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa nên đây là cuộc chiến chính nghĩa. Câu "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." đã cho thấy tinh thần chiến đấu của nhân dân ta đang lên cao đến tột độ.Bác đã kêu gọi tất cả người dân Việt Nam cùng kháng chiến để tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn với tinh thần bất diệt. Hai câu cuối lời kêu gọi vang lên đanh thép, hùng hồn như một lời thề quyết chiến và quyết thắng làm nức lòng hàng triệu đồng bào.
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Từ Lê Thảo Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng hai 2018
1,434
3,424
356
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Tài khoản HMF: @tulethaovy6c1
Họ và tên: Từ Lê Thảo Vy
Em gửi bài ạ!

Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
  • Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.
  • Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
a) Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma:
  • Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
  • Chữ viết: sáng tạo ra các ký hiệu đơn giản có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa con người. Hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ. Đây là một sáng kiến và là một cống hiến lớn lao cho nhân loại
  • Sự ra đời của khoa học: Đến thời cổ hi lạp rô ma, những hiểu biết khoa học mới đạt đến trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho ngành khoa học lúc đó:
  • Toán Học: Có người Hi Lạp như Thales, Py tha gor, Euclid
  • Vật lý học: Archimède
  • Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít
  • Văn học: đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin,Sô phốc,Bripít, Hô me,Lu cre xơ,Viếc gin
  • Nghệ Thuật: Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ như : người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô
  • Kiến trúc: có đền Pác-tê-nông ở A-ten (Hi lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô ma.
b) Trong các thành tựu đó thành tựu về Chữ viết, Thiên văn học, Toán học, Vật lý,... đều có ý nghĩa lớn đối với nền văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng nhưng thành tựu lớn nhất đối với văn minh loài người là chữ viết bởi vì chữ viết là biểu hiện của thành tựu văn minh. Nhờ chữ viết mà loài người đc bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Nội dung
Khởi nghĩa Yên Thế
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đích
Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Thời gian
Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Lãnh đạo
Nông dân.
Văn thân, sĩ phu.
Địa bàn
Các tỉnh Trung và Bắc Kì.Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
Lực lượng tham gia
Nông dân.
Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Hình thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.Khởi nghĩa vũ trang.
Tính chất
Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát.Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
*Kinh tế:
  • Nông nghiệp ở đàng ngoài: Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh-Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán
  • Nông nghiệp đàng trong: phát triển hơn cả là do điều kiện tự nhiên thuận lợi diện tích không ngừng mở rộng
  • Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng như: gốm Thổ Hà ( Bắc Giang ) Bát Tràng ( Hà Nội ),...
  • Thương nghiệp: buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đòng bằng và ven biển, các thương nhân luôn tấp nập đến đây để tấp nập buôn bán nhất là ở phố Hiến và Hội An. Xuất hiện thêm 1 số đô thị ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến ( Hưng Yên), Thanh Hà ( Thừa Thiên - Huế), Hội An ( Quảng Nam ),...
*Văn hóa:
  • Tôn giáo: Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
  • Chữ Quốc ngữ: Tiếng Việt đã phong phú và trong sáng.
  • Văn học và Nghệ thuật dân gian: Văn học đan gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện thơ Nôm còn có truyện Trạng Quỳnh, nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, ....
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
a) * Nguyên nhân

  • Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh đứng đầu. Đảng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đúc rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
  • Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập; các cấp bộ Đảng và Việt Minh chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
  • Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
* Ý nghĩa
  • Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
  • Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
  • Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít; cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
b) *Bài học kinh nghiệm:
  • Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến
  • Bài học phát động toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông
  • Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
  • Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách hợp lí để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân
  • Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuận chọn đúng thời cơ
  • Xây dựng một đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền
*Suy nghĩ của em: em thấy Đảng ta đã có đường lối chiến thuật đúng đắn, biết cách cô lập kẻ thù. Chúng ta nên học theo những bài học kinh nghiệm đó của ông cha ta để xây dựng đất nước giàu mạnh, độc lập, đánh thắng mọi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên Quảng Trường Ba Đình đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhưng sau đó không lâu, thực dân Pháp đã quay lại và gửi tối hậu thư cho Đảng. Để thể hiện ý chí đoàn kết quyết tâm chống giặc, Bác đã kêu gọi toàn quốc đứng lên đấu tranh một lần nữa. Lời kêu gọi của Bác đã cho Thực Dân Pháp thấy ý chí quyết tâm chống quân xâm lược: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu nước”. Để hòa chung ko khí kháng chiến, cả nước ta đã hòa chung một lời thề:'' Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh'', họ có thể hi sinh chứ không bao giờ để đất nước rơi vào tay của giặc, không bao giờ làm nô lệ. Từ đây, ta có thể thấy được lời kêu gọi của Bác đã tác động tới trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam, những con tim đó như đã hòa vào một, đã cùng chảy chung một dòng máu và sẽ “Quyết chiến tới cùng'' để giữ nước.
 

Angeliaa

Tiềm năng thiên văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
9 Tháng mười một 2017
1,314
1,699
244
19
Quảng Nam
THCS Phan Đình Phùng
Tài khoản HMF: @Angeliaa
Họ và tên: Đặng Ngọc Phương Uyên
Bài thi ạ!
- Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số răng hoá thạch người vượn và nhiều xương cốt động vật thuộc thời kì Cánh tân.
-
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
- Và ở các địa phương nhỏ rác khắp trên cả nước các nhà khảo cổ cũng tìm được các dấu vết của người tối cổ(Người vượn).
- Thiên văn học:sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết:sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác:đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,..
Ý nghĩa:
Theo em về các thành tựu văn minh trên thì thành tựu về chữ viết là thành tựu văn minh nhất đối với loài người nói chung và Việt Nam nói riêng! Nó chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy thành tựu văn minh phát triển ở loài người! Nhờ nó mà lịch sử loài người được lưu truyền và con người có tiếng nói chung!...

Nội dungCác cuộc khởi nghĩa
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Mục đíchĐánh Pháp. Giành lại độc lập dân tộc.
Khôi phục chế độ phong kiến.
Chống lại chính sách bình định của Pháp.
Giành lại cuộc sống cho mình.
Thời gianCó 2 giai đoạn:
- 1885-1888: Xây dựng lực lượng.
- 1888-1896: Chiến đấu ác liệt.
Từ năm 1884 đến năm 1913.
Lãnh đạoVăn thân và nhân dân.Nông dân.
Địa bànCác tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.Yên Thế ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang.
Lực lượng tham giaNhân dânPhần lớn là dân ngụ cư và mất đất.
Hình thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang, có qui mô và trình độ cao.Khởi nghĩa vũ trang có qui mô nhỏ, riêng lẻ.
Tính chấtThể hiện tình đoàn kết dân tộc sâu sắc.Phong trào mang tính chất tự vệ, tìm lại cuộc sống cho mình.
[TBODY] [/TBODY]
*Kinh tế:
  • Nông nghiệp ở đàng ngoài: Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa đói kém khiến nông dân bỏ đi nơi khác.
  • Nông nghiệp đàng trong: phát triển.
  • Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng.
  • Thương nghiệp: buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đòng bằng và ven biển, các thương nhân luôn tấp nập đến đây để tấp nập buôn bán nhất là ở phố Hiến và Hội An. Xuất hiện thêm 1 số đô thị lớn.
*Văn hóa:
  • Tôn giáo: Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
  • Chữ Quốc ngữ: Tiếng Việt đã phong phú và phát triển mạnh mẽ.
  • Văn học và Nghệ thuật dân gian: Văn học nhân gian phát triển mạnh mẽ.
- Nguyên nhân thắng lợi: Truyền thống yêu nước nồng nàn, tình đoàn kết, quyết tâm giành thắng lợi của nhân dân ta và hướng đi đúng đắn của Đảng và sự chỉ dẫn của Bác Hồ.

- Ý nghĩa lịch sử: Là bước đầu cho sự phát triển đất nước, dân tộc. Phá tan sự đô hộ của thực dân Pháp. Giành lại độc lập, tự do cho dân tộc toàn lãnh thổ Việt Nam.
Cảm nghĩ: Bản tuyên ngôn độc lập cho thấy Bác là một con người nhìn xa trông rộng, tầm mắt sáng suốt, có tài lãnh đạo. Bác đã chạm tới từng trái tim con người Việt Nam, gợi lên cho học niềm yêu nước nồng nàn. Dù là trai gái, già trẻ mỗi người khi nghe bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc mình cũng sẽ hoà quyện làm một. Với một ý nghĩ chung: "Việt Nam là đất nước của người dân, vì nhân dân và do nhân dân. Họ có quyền bình đẳng và được có hạnh phúc, có quyền tự do.
 

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,245
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Họ và tên : Tống Trần Huy
Tài khoản HMF : @Tống Huy
---------------------
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:.
-------------------------------------
Bài làm :
Câu 1:
  1. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
  2. Núi Đọ, Quan Yên , núi Nu(Thanh Hóa)
  3. Suối Đá, Núi Đất, Núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt ( Đồng Nai)
  4. Hang Ma Ươi (Hòa Bình)
Câu 2:
a)

  1. Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
  2. Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
  3. Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
  4. Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
  5. Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...

b)
Trong những thành tựu đó, thành tựu về chữ viết có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng.
Đ
Câu 3:
Nội dung so sánhPhong trào Cần VươngPhong trào Yên Thế
Mục đíchĐánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại
chế độ phong kiến
Đánh Pháp để tự vệ , bảo vệ quyền lợi bản thân ,
giữ đất , giữ làng , bảo vệ quê hương
Thời gianDiễn ra từ năm 1885 đến năm 1896Diễn ra từ năm 1884 đến năm 1913
Lãnh đạoVăn thân , sĩ phuNông dân
Địa bànCác tỉnh Trung, Bắc KìYên Thế(Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì
Lực lượng tham giaVăn thân , sĩ phu , nông dânNông dân
Hình thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trangKhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtCó tổ chức , thể hiện sự đoàn kếtChủ yếu là để tự vệ , bảo vệ quyền lợi bản thân
[TBODY] [/TBODY]
Câu 4:
*Kinh tế:

  • Nông nghiệp ở đàng ngoài: Nhân dân nghèo khổ , thiếu thốn .
  • Nông nghiệp đàng trong: Khuyến khích khai hoang , lập nhiều làng xóm mới
  • Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng thủ công
  • Thương nghiệp: buôn bán phát triển nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân trong nước và nước ngoài tấp nập đến đây để buôn bán .
*Văn hóa:
  • Tôn giáo: Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này lại được phục hồi. Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống
  • Chữ Quốc ngữ: Tiếng Việt phát triển
  • Văn học và Nghệ thuật dân gian: Xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới
Câu 5 :
a)
Nguyên nhân thắng lợi :
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

Ý nghĩa lịch sử :
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.


b) Sau nhiều năm trôi qua , thắng lợi vẻ vang và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám vẫn là một sự kiện đấu tranh diệu kì trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc . Diễn ra và dành thắng lợi trong một thời gian ngắn nhưng Cách mạng tháng Tám đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm quý báu : Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội , vì một nước Việt Nam dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng và văn minh.
Câu 6 : Chúng ta dễ dàng nhận thấy đây là Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Bác Hồ đã đọc vào năm 1946 . Video tái hiện lại trước mắt ta khoảng khắc thiêng liêng ấy .
Mở đầu video “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là năm chữ “Hỡi đồng bào toàn quốc!” cất lên vang dội núi sông làm chấn động lòng người. Bác Hồ đã nêu bật lòng yêu chuộng hòa bình, tinh thần nhân nhượng của nhân dân ta, vạch trần sự hung hăng “lấn tới”, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp “quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp là một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Trái lại, thực dân Pháp xâm lược là kẻ đã bị vạch mặt hiếu chiến, phi nghĩa. Người đã lập luận tương phản, vừa chặt chẽ vừa sắc bén đầy sức thuyết phục:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
nhưng Bác Hồ đã thẳng thắn khẳng định :" Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Bác đã khẳng định ai cũng có thể cứu nước : không phân biệt nam nữ , chủng tộc , gia thế ; có gươm thì lấy gươm có cuốc thì lấy cuốc....
Tất cả phải dốc toàn lực để bảo vệ nước nhà "Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước" dù chỉ còn một giọt máu cuối cùng thì cũng sẽ đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ , không chịu khuất phục...

"Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm "​
Bác là một người yêu nước tha thiết , Bác tin chắc rằng chúng ta sẽ thắng , chúng ta sẽ lại được độc lập , tự do và bảo vệ được lãnh thổ từ bao đời để lại.

Cuối video , bài hát Quốc ca được vang lên , góp phần khơi lại lòng yêu nước trong mỗi con người chúng ta./
 

Miracle Twilight

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
1,408
884
176
18
Bà Rịa - Vũng Tàu
Miracle Galaxy
Tên: Lê Thị Thúy Ngân
Nick HMF: @Miracle Twilight
Câu 1: (1đ) Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm. Bạn hãy cho biết, những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đât nước ta?
Trả lời:
Vào năm từ 1960 đến 1965 các nhà khảo cổ học đã bắt đầu phát hiện ra được nhiều di tích của Người tối cổ nước ta:
- Đầu tiên là hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn ngày nay): nhà khảo cổ phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ.
- Núi Đọ, Núi Quan Yên,( Thanh Hóa )
- Xuân Lộc (Đồng Nai): phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập
- Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số răng hoá thạch người vượn.
Câu 2: (2đ)
a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp- Rô ma?
b. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Trả lời:
a)
- Về Thiên văn học: họ sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được rằng 1 năm ta có 365 ngày, chia thành 12 tháng khác nhau. Trong đó một tháng có thể có 30 hay 31 ngày, riêng chỉ có tháng hai là 28 ngày.
- Về Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết gồm những ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người, sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau này là 26 chữ.
- Khoa học: đạt được nhiều thành tựu trong toán học, thiên văn học, vật lí học, triết học, lịch sử, địa lí,... có những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Trong văn học: có những bộ sử thi có giá trị nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ có Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô, tượng lực sĩ ném đĩa,...
b) Trong những thành tựu đó, em nghĩ thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người và văn minh Việt Nam chính là thành tựu về chữ viết. Vì chữ viết abc của người Hy Lạp ứng dụng cho đa số các nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng. Còn thể hiện sự tiến hóa về con người trên thế giới.
Câu 3: (1đ) Hãy lập bảng so sánh Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế với các nội dung sau: Mục đích, thời gian, lãnh đạo, Địa bàn, Lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất.
Trả lời:

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa nhân dân Yên Thế

Mục đích

Giúp vua đánh Pháp. Khôi phục chủ quyền độc lập của dân tộc.

Chống chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, giữ đất, giữ làng. Bảo vệ cuộc sống của mình.

Thời gian

Từ năm 1885 đến năm 1896 có 2 giai đoạn

Từ năm 1884 đến năm 1913 có 4 giai đoạn

Lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước

Nông dân tự lãnh đạo

Địa bàn

Chủ yếu các tỉnh ở Trung và Bắc Kì

Yên Thế (Bắc Giang) với các tỉnh ở Bắc Kì

Lực lượng tham gia

Chủ yếu là nông dân và các sĩ phu, văn thân

Nông dân

Hình thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang, du kích, tập kích.

Khởi nghĩa vũ trang

Tính chất

Phong trào mang tính chất tự phát, thể hiện tình yêu đất nước dân ta

Có màu sắc đậm của phong kiến, mang tính tự vệ
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4: (1.5đ) Bạn hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Hãy cho biết sự phát triển kinh tế, văn hóa trong thời kì này có điểm gì mới?
Trả lời:
Kinh tế
* Nông nghiệp:

- Đàng ngoài: nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, nhà nước ít quan tâm thủy lợi và khai hoang. Lụt lội, hạn hán mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Nông dân bỏ đi nơi khác.
- Đàng trong: Chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, thành lập làng ấp. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển.
* Thủ công nghiệp:
Xuất hiện nhiều làng thủ công mới
* Thương nghiệp:
- Buôn bán phát triển, nhất là các vùng đồng bằng và ven biển
- Xuất hiện một số đô thị mới
- Nửa sau thế kỷ XVIII, chúa Trịnh – Nguyễn thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương nên đô thì suy tàn dần.
Văn hóa
* Tôn giáo:

- Nho giáo tiếp tục được duy trì
- Phật giáo, đạo giáo được phục hồi. Thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta.
- Hình thức tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển
* Chữ Quốc ngữ:
- Thế kỷ XVII, A-lêc-xăng-đơ Rôt đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng việt gọi là chữ Quốc Ngữ
- Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ và phổ biến
* Văn học và nghệ thuật dân gian:
Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi. Các vở chèo, tuồng, hát ả đào...
Câu 5: (3đ)
a. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Nêu những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
a) Ý nghĩa lịch sử:
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.
- Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
- Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mac Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
- Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và thoái trào cách mạng 1932 - 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
b) Bài học kinh nghiệm: Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp. Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất-Mặt trận Viêt Minh; phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng. Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp nhoáng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong nước.
Suy nghĩ của em: em nghĩ Đảng đã có kế hoạch đúng đắn nhưng vẫn cần tinh thần yêu nước của nhân dân, sự dũng cảm, thông minh trong việc đánh giặc. Phải tìm điểm yếu kẻ thù thì sẽ nhanh thắng hơn. Như vậy sẽ được con cháu áp dụng phương pháp đó.
Câu 6: ( 2đ) Nêu cảm nghĩ của bạn khi xem đoạn video sau:
Cảm nghĩ của em: em nghĩ video có ý nghĩa lớn trong cuộc các mạng đánh Pháp. Những lời nói của Bác khiến em thấy cũng bị thuyết phục, hơn nữa chữ ‘KHÔNG’ trong video cho em thấy Bác nhấn mạnh ta phải hy sinh tất cả để bảo vệ đất nước. Ta thà hy sinh chứ không cho nước bị lấn chiếm. Những người dân, những người không cùng tần lớp độ tuổi đều có trách nhiệm bảo vệ đất nước. Bài Tiến quân ca kết thúc thật sự làm em thấy rắng tinh thần yêu nước dân ta rất nhiều và đã sẵn sằng đi lên mặt trận chiến đâu. Lời cuối em cảm ơn anh/chị nào đã cho em xem một video đầy ý nghĩa như vậy!
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Qua thống kê có tất cả 16 trên tổng số 20 bạn đăng kí làm CTV làm và nạp bài đúng hẹn. Hiện tại BCN đang tiến hành chấm bài, điểm sẽ có trong thời gian sớm nhất nhé mọi người!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom