đề thi thử

M

makumata

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 50: Một mạch dao động điện từ, điện dung của tụ điện C = 2.10-8 F. Biểu thức năng lượng
của cuộn cảm là WL = 10-6sin^2(2.106t) J. Xác định cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm
năng lượng dao động điện từ trong mạch chia đều cho tụ điện và cuộn cảm ?
A. 0,283 mA. B. 0,238 A. C. 0,283 A. D. 0,238 mA.
Câu 49: Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm và một bộ hai tụ điện có cùng điện dung C = 2,5 mF
mắc song song. Trong mạch có dao động điện từ tự do, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là
Uo = 12 V. Tại thời điểm hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm uL = 6 V thì một tụ điện bị bong ra vì đứt
dây nối. Tính năng lượng cực đại trong cuộn cảm sau đó
A. 0,27 mJ. B. 0,315 mJ. C. 0,135 mJ. D. 0,54 mJ.
Câu 48: Ánh sáng chiếu vào catôt của tế bào quang điện có công suất 0,20W, bước sóng 250nm
(250nm )<lamda0(catôt). Biết rằng, cứ hai phôtôn đập vào catôt thì giải phóng một quang êlectron và bay
về anôt. Dòng quang điện (bảo hòa) có cường độ là
A. 20,1mA. B. 80,5mA. C. 40,2mA. D. 10,0mA
Câu 44: Hai nguồn sóng A, B cách nhau 10 cm trên mặt nước tạo ra giao thoa sóng, dao động có
phương trình uA = acos(100πt) và uB = bcos(100πt), tốc độ truyền sóng v = 1 m/s. Số điểm trên đoạn
AB dao động có biên độ cực đại, cùng pha với trung điểm I của đoạn AB là
A. 4. B. 5. C. 11. D. 9.
Câu 34: Trong thí nghiệm I-âng, hai khe được chiếu bằng nguồn sáng gồm hai bức xạ lamda1=450nm và lamda2=600nm.Trên màn giao thoa, trong khoảng giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ này và vân sáng
bậc 5 của bức xạ kia (ở khác phía so với vân trung tâm) còn có:
A. 16 vân sáng khác. B. 8 vân sáng khác. C. 11 vân sáng khác. D. 19 vân sáng khác.
Câu 33: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà x1 = Acos(wt - 2π/3) và x2 = Acos(wt + 5π/6)
là dao động có pha ban đầu bằng
A.pi/12 rad B.-PI/12 rad C.pi/4 rad D.-11pi/12 rad
Câu 26: Hai chất điểm dao động điều hoà trên một đường thẳng, cùng vị trí cân bằng, cùng biên độ,
có tần số f1 = 2 Hz và f2 = 4 Hz. Khi hai chất điểm gặp nhau có tốc độ dao động tương ứng là v1 và
v2, tỉ số v1/v2 bằng
A. 1/4. B. 2. C. 4. D. 1/2.
Câu 23: Có hai nguồn sóng ngang S1, S2 trên mặt nước và cách nhau 6,5 cm dao động có phương
trình uS1 = 5cos(50πt) mm và uS2 = 3cos(50πt) mm, lan toả với tốc độ 50 cm/s. Phương trình sóng tổng
hợp tại điểm N trên đoạn S1S2 cách S1 khoảng 3,75 cm là
A. uN = 8cos(50πt + π/4) mm. B. uN = 2cos(50πt - 3π/4) mm.
C. uN = 0. D. uN = 2cos(50πt + π/4) mm.
Câu 17: Cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2,0.sin(100pit)A chạy qua một dây dẫn. Trong
5,0ms kể từ thời điểm t = 0, số êlectron chuyển qua một tiết điện thẳng của dây dẫn là
A. 1,59.1017. B. 3,98.1016. C. 7,96.1016. D. 1,19.1017
Câu 20: Trong mạch dao động điện từ tự do LC, độ tự cảm của cuộn cảm thuần L = 2,4 mH, điện
dung của tụ điện C = 1,5 mF. Io cường độ dòng điện cực đại trong mạch, thời gian giữa hai lần liên
tiếp cường độ dòng điện i = Io/3 là
A. 0,2293 ms. B. 0,3362 ms. C. 0,1277 ms. D. 0,0052 ms.
Câu 16: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lúc cân bằng lò xo giãn 3,5 cm. Kéo vật nặng xuống dưới
vị trí cân bằng khoảng h, rồi thả nhẹ thấy con lắc đang dao động điều hoà. Tại thời điểm có vận tốc
50 cm/s thì có gia tốc 2,3 m/s2. Tính h.
A. 8,60 cm. B. 2,96 cm. C. 3,07 cm. D. 3,50 cm.
Câu 13: Tại thời điểm t = 0, sóng ngang bắt đầu từ nguồn A truyền trên dây AB có phương trình sóng
u = acosp(t - 0,01x – 0,5), t(s), x(cm). Đến thời điểm t = 3 s, các điểm trên sợi dây cách A những
khoảng x bằng giá trị nào dưới đây có tốc độ dao động sóng lớn nhất ?
A. 50 cm, 150 cm và 250 cm. B. 200 cm và 400 cm.
C. 1m và 2m. D. 4 m và 8 m
Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu điện trở thuần R; cuộn cảm thuần L thì dòng điện qua nó
có cường độ hiệu dụng lần lượt là I(R) =4,0A,I(L)=3,0A. Mắc đoạn mạch RL nối tiếp vào điện áp trên
thì dòng điện qua nó có cường độ hiệu dụng I và lệch pha phi so với u là
A. 2,4A; - 0,93rad. B. 2,4A; + 0,93rad. C. 5,0A; + 0,64rad. D. 5,0A; - 0,64rad
Câu 7: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng vật nặng m = 100 g, dao động trên mặt
phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 5 cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng
μ = 0,1. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là
A. 0,157 s. B. 0,174 s. C. 0,177 s. D. 0,182 s.
Câu 4: Đặt hiệu điện thế một chiều 20V vào hai đầu cuộn dây (độ tự cảm H)
l=0,3/pi (H) thì có dòng
điện không đổi với cường độ I(1) =0,50A chạy qua. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 20V,
tần số 50Hz vào hai đầu cuộn dây ấy thì nó tiêu thụ công suất là
A. 4,8W. B. 8,0W. C. 10W. D. 6,4W.
Câu 1: Mắc một tải thuần trở ba pha, đối xứng tam giác vào ba dây pha của mạng điện xoay chiều ba
pha, toàn tải tiêu thụ công suất 600W. Nếu đứt một dây pha, toàn tải tiêu thụ công suất
A. 500W. B. 400W. C. 200W. D. 300W.
 
L

linh110

Câu 1 : Công suất mỗi tải P=200W
Khi đứt 1 dây pha thì bộ mạch trở thành (R nt R)// R
Với tải ko đứt => P =200 W
2 điện trở có dây đứt P =U^2/(R+R) =P/2=100W
=> Công suất lúc sau =100 + 200 =300W
 
L

linh110

Câu 4 : Dòng điện 1 chiều => R=40 ôm
Dòng điện xoay chiều ZL =Lw=0,3.100=30 om
=> Z =50
=> P = I^2R=U^2.R/Z^2=6,4W
 
L

linh110

Câu 7 : VTCB mới , delta l =x=1 cm
=> A=4 cm
Tg tới vị trí cân bằng =T/4 + t
t là thời gian đi từ O -> x=1 cm
=> t =0,025 ( cái này bạn tính theo đường tròn cho nhanh )
=> Tg cần tìm =0,182s
 
L

linh110

Câu 10 : R=U/4 , Zl=U/3
Khi RL nối tiếp => I =U/Z = [tex] \frac { U}{\sqrt{\frac{U^2}{16} + \frac{U^2}{9}} [/tex]
=> I =2,4 A
cos phi =[tex] \frac{U/4}{5U/12} [/tex] => phi = 0,93 rad
p.s : mấy bài này bạn suy nghĩ 1 chút là ra , ko khó đâu ...mình làm tới đây thui nhé ...lười quá hi
 
M

makumata

bạn làm hết cho mình luôn đi.cảm ơn bạn nhiều................................
 
Top Bottom