Đề thi thử trương Nguyễn Huệ

T

tuan.zozo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp em mấy câu này với:
1)Hòa tan hoàn toàn 31,25 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 157,05 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là:
A. 0,45 mol B. 0,5 mol C. 0,30 mol D. 0,40 mol
2)Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của Sắt với Cacbon và Sắt phế liệu chỉ gồm Sắt, Cacbon và Fe2O3. Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Martanh là: Fe2O3+3C==>2Fe+ 3CO
Khối lượng Sắt phế liệu (chứa 40% Fe2O3, 1%C) cần dùng để khi luyện với 6 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martanh, nhằm thu được loại thép 1%C, là:
A. 1,82 tấn B. 2,73 tấn C. 1,98 tấn D. 2,93 tấn
3): Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 17,08g X cho phản ứng hết với 200ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1), trong phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ. Khối lượng của phần rắn là:
A. 16,16g B. 28,7g C. 16,6g D. 11,8g
4): Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 0,60. B. 1,00. C. 0,25. D. 1,20
 
N

ngochoanhqt

Mình giúp cậu 2 câu:
Câu 1: chắc cậu củng đoán được là bài này có muối amoni, dử kiện bài toán quá rỏ ràng và giải thông thường thì có thể nói là ``dư `` dử kiện. nếu ko đoán được thì so sánh mol e nhường vs nhận bạn củng dể dàng thây:
Đặt a là số mol muối amoni.
==> m (muối)= m kl + m NO3- (tạo muôi) + m (Amoni nitrat)
<=> 157,05 = 31,25 + 0,1*(8 + 3) *62 + a*8*62 + 80*a ===> a = 0,1mol
==> mol HNO3 bị khư = n N(trong SPK) = 0,4
Phía trên mình dùng CT giải nhanh nha bạn.
Câu 2. Đề đầy đủ là hh phế liệu đó trừ Fe2O3 và C ra còn lại là Fe 59%
Gọi m là khối lượng cần tìm: ==> trong m gồm: 0,4m Fe2O3, 0,01m C, 0,59m Fe
Trong 6 tấn gang gồm 5,7 Fe vs 0,3 C
PT luyện Gang
Fe2O3 + 3C -----> 2 Fe + 3 CO
160 36 112
0,4m--> 0,09m 0,28m

% C = 1 <=> ((0,01m + 0,3) - 0,09m)/((0,59m +5,7) + 0,28) = 1/99 (=m C/mFe)
giải ra được ĐA la 2,73 tấn.

Câu 4: mình kiểm tra KL của chất rắn thu được gồm Fe dư Vs Ag ==> nhưng tính ra lại có mol Fe lẻ. Bạn xem lại giúp mình đề nha.
Chúc bạn học tốt!
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 3:
C3H7NH3NO3 + KOH \Rightarrow KNO3 + C3H7NH2 + H2O
0,14 mol -----> 0,14 ----> 0,14 mol.
Chất rắn : KNO3 0,14 mol và KOH dư = 0,4 - 0,14 = 0,26 mol.
\Rightarrow 28,7g.
Câu 4:
2AgNO3 + H2O \Rightarrow 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2.
Để xuất hiện 34,28 gam chất rắn thì AgNO3 phải dư. Gọi x là số mol AgNO3 phản ứng
=> n AgNO3 dư (0.3 - x) mol; n HNO3 = x mol.
Mặt khác 34,28 > m Ag max = 0,3*108 \Rightarrow Sau khi cho Fe vào X thì Fe còn dư => xảy ra các phản ứng:
Fe + 4HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
x/4 <--- x -----------> x/4
Fe + 2Fe(NO3)3 --> 3Fe(NO3)2.
x/8 <--- x/4
..........Fe + 2AgNO3 --> Fe(NO3)2 + 2Ag
(0.3-x)/2<--(0.3-x) -------------------> 0.3-x
m rắn = 22,4 - 56(x/4 + x/8 + 0.15 - x/2) + 108(0.3-x) = 34.28 --> x = 0.12
--> t = 0.12*96500/2.68 = 4320 (giây) = 1,2h .
 
N

ngochoanhqt

Câu 4:
2AgNO3 + H2O \Rightarrow 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2.
Để xuất hiện 34,28 gam chất rắn thì AgNO3 phải dư. Gọi x là số mol AgNO3 phản ứng
=> n AgNO3 dư (0.3 - x) mol; n HNO3 = x mol.
Mặt khác 34,28 > m Ag max = 0,3*108 \Rightarrow Sau khi cho Fe vào X thì Fe còn dư => xảy ra các phản ứng:
Fe + 4HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
x/4 <--- x -----------> x/4
Fe + 2Fe(NO3)3 --> 3Fe(NO3)2.
x/8 <--- x/4
..........Fe + 2AgNO3 --> Fe(NO3)2 + 2Ag
(0.3-x)/2<--(0.3-x) -------------------> 0.3-x
m rắn = 22,4 - 56(x/4 + x/8 + 0.15 - x/2) + 108(0.3-x) = 34.28 --> x = 0.12
--> t = 0.12*96500/2.68 = 4320 (giây) = 1,2h .[/QUOTE]


Anh hocmai giải thích giúp em điểm này?
ở trên khi khi ĐP dd ---> H+, nó kêt hợp với NO3- sẻ có thính ÕH mạnh, vậy Khi ĐP tạo ra Ag thì Ag có bị OXH lại thanh Ag+ ko? và hh rắn cuối cùng thu được đó ko phải gồm toàn bộ Ag có trong dd+ Fe dư sao? Mong anh giải đáp giúp, cám ơn!
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý :

* Trong chương trình hóa học THPT em mặc định phản ứng điện phân dung dịch AgNO3:
2AgNO3 + H2O \Rightarrow 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2. Trong phản ứng này Ag sẽ không tác dụng với HNO3 để tạo lại Ag+. Lý do tại sao thì vấn đề này liên quan đến nhiều nội dung kiến thức khác nên em mặc định phản ứng là như vậy nhé.
* Do toàn bộ lượng Ag được tạo ra trong phản ứng điện phân bám lên điện cực trơ. Nên lượng Ag được tạo ra ban đầu này không liên quan gì đến lượng chất rắn thu được khi cho Fe vào dung dịch sau điện phân. Khi cho Fe vào dung dịch sau điện phân thì Fe sẽ phản ứng với các chất còn lại trong dung dịch sau điện phân và chất rắn thu được là Fe còn dư và Ag tạo ra trong phản ứng của Fe với muối Ag.
 
Top Bottom