Sử 12 Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2021 - 2022 ( Bắc Kạn )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN (Đề thi gồm 05 trang)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 NĂM 2022 Năm học: 2021-2022 - Môn: Lịch sử
Mã đề thi 204
Câu 1: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào sau đây cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ?
A. Hàn Quốc.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Triều Tiên.
Câu 2: Bản Hiến pháp tháng 11-1993 ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ
A, chính quyền tay sai thân Mĩ.
B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
D. chính quyền của người da trắng.
C. chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 3: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam Việt Nam?
A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
B. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
C. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).
Câu 4: Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967?
A. Philippin.
B. Lào.
C. Mianma.
D. Brunây.
Câu 5: Đấu không phải là nội dung trong phong trào yêu nước Việt Nam ở đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Ba Đình.
B. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
C. Phong trào Đông du.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 6: Trong những năm 1961-1965, nhân dân miền Nam Việt Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
A. “Chiến tranh đơn phương”.
B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh".
D. “Chiến tranh đặc biệt".
Câu 7: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) chủ trương thành lập
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 8: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
A. hướng mạnh về Đông Nam Á.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. hướng về các nước châu Á.
C. cải thiện quan hệ với Liên Xô.
Câu 9: Trong chiến dịch Tây Nguyên 3-1975, địa điểm nào dưới đây được Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chọn làm điểm đột phá chiến lược?
A. Gia Lai - Kon Tum.
C. Buôn Ma Thuột.
B. Plâyku.
D. Dák Lák.
Câu 10: Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương 1945 - 1954 được thể hiện qua kế hoạch quân sự nào dưới đây?
A. Kế hoạch Nava.
C. Kế hoạch Bôlae.
B. Kế hoạch Đô Lát đo Tátxinh.
D. Kế hoạc Rove
Câu 11: Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa hai nhà lãnh đạo Xô - Mĩ tại đảo Manta (12-1989) đưa tới kết quả gì?
A. Chấm dứt chiến tranh lạnh.
C. Hạn chế hệ thống phỏng chống tên lửa.
D. Hạn chế vũ khi tiến công chiến lược.
B. Khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
Câu 12: Trong giai đoạn 1946-1954, quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rove của Pháp
với thắng lợi nào dưới đây?
A. Chiến thắng Biên giới thu - đông (1950).
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
D. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947).
C. Chiến thắng Thượng Lào (1954).
Câu 13: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng” cốt là để
A. giải quyết được căn bản nạn đói.
B. giải quyết khó khăn về tài chính.
C. phát triển kinh tế nông nghiệp.
D. giải quyết khó khăn về giáo dục.
Câu 14: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là
A. tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
B. đưa quân Mĩ ồ ạt vào miền Nam.
C. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
D. dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng (1930-1931) ở Việt Nam?
A. Chính quyền Xô viết ra đời tại một số xã thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh (cuối 1930 - đầu 1931),
B. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930.
C. Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng tháng 2-1930.
D. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (năm 1930). Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây để ra chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới?
A. Nhật Bản.
B. Đức.
C. Pháp.
D. Mĩ
Câu 17: Năm 1957, lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới B. chế tạo thành công bom nguyên tử.
A. thực hiện các cuộc cách mạng xanh.
C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. hoàn thành việc thám hiểm mặt trăng.
Câu 18: Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đã được xuất bản ở Pari năm 1925?
A. Nhật kí trong tù
B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. Đường Kách mệnh.
D. Kịch “Con rồng trẻ”.

Câu 19: Trong những năm 1925-1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hoạt động nào sau đây?
A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Người nhà quê.
C. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”.
D. Xuất bản báo
Câu 20: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đầu năm1979
diễn ra trên quy mô bao nhiêu tỉnh?
A. 4 tỉnh.
B. 5 tỉnh.
C. 7 tỉnh.
D. 6 tỉnh.
Câu 21: Tư tưởng Duy tân của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biển thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là
A. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
C. vụ đầu độc binh linh Pháp ở Hà Nội.
B. phong trào chống thuế ở Trung Kì.
D. vụ ám sát tên toàn quyền Méclanh.
Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở Mĩ Latinh gắn liền với vai trò lãnh đạo của Phiden Cátxtoro?
A. Chống lại chế độ độc tài thân Mĩ - Batista.
C. Chống lại chế độ diệt chủng người da đỏ.
B. Chống lại chế độ diệt chủng Khơme đỏ.
D. Đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai.
Câu 23: Thắng lợi nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
D. Hiệp định Pari được kí kết năm 1973.
Câu 24: Qua phòng trào dân chủ 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được bài học kinh nghiệm đấu tranh nào dưới đây?
A. Chớp thời cơ nhằm phát động phong trào đấu tranh.
B. Xây dựng Mặt trận Việt Minh của riêng Việt Nam.
C. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh.
D. Cuộc tập dượt lần đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng.
Câu 25: Trong các sự kiện dưới đây, sự kiện nào có ý nghĩa quan trọng nhất và ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930.
C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước năm 1920.
D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập năm 1945.
Câu 26: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào dưới đây?
A. Mặt trận phản đế Đông Dương. C. Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây phản ảnh không đúng tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929)?
A. Trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
B. Nghèo nàn, lạc hậu, bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
C. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.
D. Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng nhanh.
Câu 28: Thời kì 1945-1954, chiến thắng nào của nhân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
A. Việt Bắc thu - đông (1947).
C. Điện Biên Phủ (1954).
B. Đông - Xuân (1953-1954).
D. Biên giới thu - đông (1950).
Câu 29: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ
A. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất,
B. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
C. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế thế giới.
D, nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
Câu 30: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
B. Do chỉ phi cho quốc phòng thấp.
A. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
C. Lãnh thổ rộng lớn, tải nguyên phong phú.
D. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
=> Chọn D. Giải thích
Câu A. Nhật Bản
Câu B. Nhật Bản
Câu C. Mỹ
Câu D. Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản => Đáp án đúng.

Câu 31: Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là
A. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản.
B. sau thất bại khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển nhanh.
C. sự tồn tại song song của khuynh hướng vô sản và khuynh hưởng tư sản.
D. cả hai khuynh hướng vô sản và tư sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau.
=> Chọn C. Sách giáo khoa Lịch sử 11
Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam?
A. Diễn ra trong điều kiện trống vắng về quyền lực.
B. Đây là cuộc các mạng được chuẩn bị chu đáo.
C. Tổng khởi nghĩa ở cả thành thị và nông thôn.
D. Là cuộc cách mạng có tính nhân dân sâu sắc.
=> Chọn A. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 16 - mục 3 trang 112

Câu 33: Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961-1975) là
A. sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh.
B. sử dụng kết hợp hai gọng kìm chiến lược là “tìm diệt” và “bình định”.
C. sử dụng quân đội Mĩ và quân đồng minh làm lực lượng nòng cốt.
D, thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân.
=> Chọn D. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 21 15 trang 168

Câu 34: Các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945 ở Việt Nam không có điểm khác biệt về
A, nhiệm vụ chiến lược.
B. khẩu hiệu đấu tranh.
C. nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt.
D. lực lượng tập hợp trong mặt trận.
=> Chọn A. Giải thích
Nhiệm vụ chiếc lược giống nhau đều với nhiệm vụ giải phóng dân tộc, khỏi ách thống trị của thực dân.

Câu 35: Điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương(1973) về Việt Nam là
A. phản ảnh và ghi nhận những thắng lợi giành được trên chiến trường.
B. có điều khoản về việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
C. chịu sự ảnh hưởng, chỉ phối sâu sắc của các cường quốc trên thế giới.
D. tạo ra sự thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho Việt Nam.
=> Chọn A. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 20 mục 3 trang 154 - sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 20 mục 3 trang 180

Câu 36: Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong thập niên 20 của thế kỉ XX là
A. không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
B. chưa tập hợp được lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.
C. nặng về chủ trương tiến hành bằng bạo lực, ám sát cá nhân.
D. đường lỗi chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
=> Chọn D. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 11

Câu 37: “Bắc đảm, Nam đánh” là chủ trương của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn lịch sử nào dưới đây?
A. Chống thực dân Pháp từ ngày 19-12-1946 đến ngày 7-5-1954.
B. Chống ngoại xâm tử sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946.
C. Chống ngoại xâm từ năm 1945 đến năm 1975.
D. Chống đế quốc Mĩ từ năm 1954 đến năm 1975.
=> Chọn B. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 17 trang 125

Câu 38: Căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây để khẳng định phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có tính dân tộc?
A. Phương pháp đấu tranh.
B. Hình thức đấu tranh.
C. Lực lượng tham gia.
D. Tổ chức lãnh đạo.
=> Chọn C. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 15

Câu 39: Trong những năm 1945-1954, thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã làm thất mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.
C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Hiệp định Pari
=> Chọn C. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 20 - mục 3 trang 154

40: Chủ trương cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong bản Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) có điểm tương đồng nào so với chủ trương cách mạng của Phan Bội Châu những năm đầu của thế kỉ XX?
A. Tập hợp lực lượng gồm mọi tầng lớp trong xã hội.
B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. Chủ trương cầu viện sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. Đấu tranh theo khuynh hưởng cách mạng vô sản.
=> Chọn B. Giải thích
Sách giáo khoa Lịch sử 12 bài 13 mục 2 trang 87

Đáp Án Tham Khảo
1-B
11-A
2-C
12-A
21-B
22-A
23-B
31-C
3-C
13-B
4-A
14-D
24-C
6-D
5-A
15-D
25-C
7-B
17-C
8-B
18-B
27-D
28-A
9-C
10-A
20-D
29-A
30-D
39-C
19-C
40-B
32-A
33-D
34-A
35-A
16-D
26-C
36-D
37-B
38-C (
 
Last edited:
Top Bottom