Văn Đề thi thử tốt nghiệp lần 1 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2020-2021

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN I
NĂM 2020 - 2021
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề
[TBODY] [/TBODY]


I. ĐỌC HIỂU
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện của hai hạt mầm​
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.
Câu 3: Vì sao hạt mầm thứ hai lại nằm im và chờ đợi?
Câu 4: Bài học được rút ra cho chúng ta qua câu chuyện trên?
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bản lĩnh của con người trong cuộc sống.
Câu 2:
Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong những đoạn thơ sau:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! …
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88-89)
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đáp án tham khảo
Người làm đáp án: @Trần Tuyết Khả

PhầnCâuNội dungĐiểm






I
Đọc hiểu3.0
1Phương thức biểu đạt chính: tự sự0.5
2- Biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất: nhân hóa, ẩn dụ, điệp cấu trúc câu
- Tác dụng:
+ Nhân hóa hạt mầm có suy nghĩ, lý tưởng như con người, gợi sự gần gũi, gợi lối sống đẹp, biết vươn lên và cống hiến
+ Nhấn mạnh những khát khao, khát vọng của hạt mầm
+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn
1.0
3Hạt mầm nằm im và chờ đợi vì nó cho rằng: Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi0.5
4Bài học rút ra có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của cá nhân nhưng cần lí giải một cách logic, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Có thể tham khảo một trong các ý sau:
+ Cuộc sống luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận thử thách.
+ Dám thực hiện ước mơ vì cuộc sống đích thực có ý nghĩa với chính mình và cuộc đời.
1.0













II
Làm văn7.0
1Viết đoạn văn bàn về bản lĩnh của con người trong cuộc sống.2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân
- hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bản lĩnh của con người trong cuộc sống
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được bản lĩnh của con người trong cuộc sống.
* Có thể theo hướng sau:
  • Bản lĩnh là khả năng, đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm.
  • Cuộc sống con người cần có bản lĩnh vì đó là quá trình quyết tâm kiên cường không ngại khó khăn gian khổ.
  • Người bản lĩnh luôn có sự can đảm, tự tin, ý chí nghị lực mạnh mẽ…những phẩm chất cần thiết để dám nghĩ, dám làm, dám thành công, dám là chính mình… là chỗ dựa đáng tin cho những người xung quanh.
  • Phân biệt bản lĩnh với liều lĩnh, phê phán lối sống hèn nhát, adua…
  • Cuộc sống luôn xoay chuyển, mọi chuyện không bao giờ xảy ra theo ý muốn của bản thân, vì vậy sẽ có những lúc ta gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải biết tìm ra nguyên nhân vấn đề để giải quyết. Nếu thấy khó mà nản, thấy gian nan mà bỏ cuộc. Nếu có lần một, sẽ có lần sau, ta dần trở thành người ngại khó, ngại khổ, việc gì cũng bỏ dở giữa chừng, dẫn đến khó thành công
  • Không một ai có thể khẳng định rằng bản thân chưa từng mắc sai lầm, vì vậy, đừng bao giờ sợ sai, đừng cố gắng làm việc phải đúng hoàn toàn. Điều quan trọng hơn đó là ta biết nhìn nhận cái sai đó, coi đó là kinh nghiệm, tích lũy để không vấp phải sai lầm đó một lần nữa. Khi trực tiếp đối mặt với thử thách, con người sẽ rèn luyện được tính cách mạnh mẽ, bản lĩnh sống -> dễ dàng thích ứng với cuộc sống
  • "Con người trưởng thành từ những vấp ngã", vì thế ta không nên sợ sai mà nên can đảm đứng lên, thử thách bản thân.
  • Trong cuộc sống luôn có những khó khăn, khi gặp khó khăn, mỗi người lại có những thái độ khác nhau: có người thấy khó khăn thì run sợ và lựa chọn rút lui để giữ mình an toàn. Trái lại, với những người tích cực, khó khăn đã biến thành động lực để họ nỗ lực vươn lên.
  • Phản đề: Có một số người tránh né khó khăn, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Họ không chỉ khiến bản thân mềm yếu mà còn ảnh hưởng tới gia đình, bạn bè, xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn không ít người chưa dám dũng cảm vượt lên khó khăn, cuối cùng bỏ mặc cho "số phận" và thường lấy hai tiếng này ra để giải thích cho thất bại của mình. Hành động này đáng lên án.....
  • Dẫn chứng: Ông cha ta từng có câu "thất bại là mẹ thành công" nhằm khuyên nhủ chúng ta dám dũng cảm đối mặt với thất bại, khó khăn, có thất bại mới rút được kinh nghiệm.... Thomas Alva Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại, ông đã từng thất bại 10000 lần mới có thể đem ánh sáng đến cho nhân loại. Những sai lầm ban đầu tưởng như vô ích nhưng chúng đã giúp ông nhận ra sự thiếu sót, sai lầm khi thí nghiệm của mình
* Hoặc lấy dẫn chứng khác nhưng dẫn chứng phải phù hợp, tiêu biểu để minh họa, tăng sức thuyết phục cho luận điểm.
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2Cảm nhận về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong hai đoạn thơ của Tây Tiến.5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
[TBODY] [/TBODY]


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong hai đoạn thơ.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và hai đoạn thơ0.5
* Cảm nhận về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
- Tinh thần bi tráng (mang hai yếu tố bi và tráng) là những mất mát đau thương nhưng vẫn mang màu sắc hào hùng, là đặc điểm của hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng tái hiện trong hai đoạn thơ khi nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực gian khó, thiếu thốn nhưng không phải để bi lụy mà nhằm ngợi ca tinh thần chiến đấu, xả thân của anh bộ đội cụ Hồ.
- Tinh thần bi tráng được thể hiện qua sự khẳng định những hiện thực trên chặng đường hành quân, nơi khốc liệt chiến trường nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ vững lí tưởng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp bi tráng hào hùng.
+ Hai câu thơ ở đoạn 1 bài thơ:
Bi thương bởi hiện thực nghiệt ngã về giây phút nghỉ chân hiếm hoi, nỗi nhọc mệt, sự hi sinh giữa cuộc hành quân: dãi dầu không bước nữa…gục lên súng mũ
Hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách bỏ quên đời, hiến dâng đời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước.
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"

- Từ láy "dãi dầu" đã thể hiện tất cả những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi hành quân
- "Không bước nữa", "gục lên súng mũ", "bỏ quên đời": biện pháp nói giảm nói tránh nhằm làm vơi nhẹ đau thương, khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản như bỏ quên một vật gì bình dị trong đời chứ không còn là cái chết khốc liệt, đau thương tột cùng
-> Hai câu thơ tựa như một bức kí hoạ đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến
=> Tóm lại, đó là cuộc hành quân gian khổ mà oai hùng
+ Bốn câu thơ tiếp ở đoạn 3 bài thơ:
Bi thương với hiện thực tàn khốc chiến tranh: thiếu thốn, bệnh tật, mất mát hi sinh rải rác biên cương mồ viễn xứ…áo bào thay chiếu anh về đất
Hùng tráng với lí tưởng cao đẹp vì độc lập tự do Tổ quốc- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh , quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với âm vang vừa đau thương vừa dữ dội oai hùng Sông Mã gầm lên khúc độc hành tiễn đưa, tôn vinh tầm vóc sử thi của người lính trong hi sinh.
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

- Câu thơ đầu đem đến một cảm giác buồn bã về cái chết. Nhịp ngắt 4/3 khiến trọng tâm câu thơ rơi vào chữ "mồ", một âm tiết mang thanh bằng ở âm vực thấp, một từ gợi ý nghĩa hiện hữu của cái chết, câu thơ vì thể đem đến cảm giác trầm buồn và ảm đạm. Trong một câu thơ và đoạn thơ dùng rất nhiều từ Hán Việt thì mổ là một từ thuần Việt có giá trị biểu đạt và biểu cảm thật xúc động. Không sử dụng từ "mộ", mồ là một danh từ miêu tả chính xác thực tế chiến trường lúc đó khi các anh hi sinh trên đường hành quân, việc chôn cất sơ sài, vội vã, đồng đội xót lòng để các anh lại trong những nấm đất hoang lạnh, hiu hắt, đơn sơ trên đường.
- Bản thân cái chết đã gợi lên sự buồn bã, càng lạnh lẽo hơn khi các anh không được nằm bên nhau, những nấm mồ cứ rải rác trên từng chặng đường hành quân gian khổ, những nấm mồ thiếu hơi ấm của gia đình, quê hương, đất nước, sự hi sinh của các anh càng làm đau lòng người sống.
- Một loạt các từ Hán Việt (biên cương, viễn xứ, chiến trường) gợi sự cổ kính, trang trọng, trang nghiêm -> Nâng những nấm mồ vùi vội trở thành những mồ chí tôn nghiêm
- Tuy nhiên, Tây Tiến bi mà không lụy, ảm đạm mà không yếu mềm, cảm hứng bi tráng đã trở thành âm hưởng chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ, đem đến sự mạnh mẽ hào hùng cho đau thương, mất mát.
- Những chiến sĩ nhìn những nấm mồ một cách bình thản bởi đã xác định mục đích, lý tưởng sống, sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho dân tộc "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"
- "Đời xanh"
là một hình ảnh ẩn dụ cho tuổi thanh xuân, thời gian đẹp nhất trong cuộc đời, quãng thời gian một đi không trở lại
- Như vậy, sau câu thơ đầu nói về cái chết, về những nấm mồ, câu thơ tiếp theo lại khẳng định ý chí, lí tưởng và khí phách của chiến sĩ Tây Tiến.
- Vượt lên trên hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, trong cảm nhận của Quang Dũng, những đồng đội thân yêu của ông khi ngã xuống vẫn được khâm liệm trong tấm áo bào trang trọng vốn chỉ dành cho những tráng sĩ anh hùng xả thân vì đất nước.
- "Áo bào": tấm chiếu bào của những vị tướng thời xưa. Người lính Tây Tiến khi hi sinh một manh chiếu bó thây cũng không có nhưng với cảm hứng ngợi ca, trân trọng, tác giả nâng những tấm áo sờn vai, bạc màu trở thành những tấm chiếu bào sang trọng. Sự bi thảm của cái chết đã được xóa đi không chỉ vì lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng mà còn bởi cách nói giảm khi coi chết chỉ là về đất.
- Từ âm thanh của tiếng sông Mã, nghệ thuật nhân hóa trong cụm từ "gầm lên" đã thể hiện trọn vẹn tính chất dữ dội trong những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc nhất với những bi phẫn, xót đau, những tiếc thương , cảm phục…..
2.5
* Đánh giá
-Tinh thần bi tráng cùng cảm hứng lãng mạn làm nên nét đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến và sức sống thi phẩm.
- Nhà thơ đã sáng tạo được bức tượng đài tập thể những người lính với vẻ đẹp tinh thần tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - vừa gian khổ hi sinh vừa hào hùng oanh liệt.
0.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM10.0
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom